Tunisia chiến dịch chống tham nhũng làm nức lòng dân

09:43 20/07/2017
Thủ tướng Tunisia đã bắt tay vào một cuộc đàn áp triệt để chống lại tội phạm có tổ chức, bắt giữ gần một chục ông trùm mafia và buôn lậu trong những tuần gần đây. Ðây là nỗ lực mới nhất để dập tắt những gì đã trở thành mối đe dọa gần như tồn tại đối với chế độ dân chủ còn non trẻ.


Chiến dịch do Thủ tướng Youssef Chahed dẫn đầu đang ngày càng được ủng hộ, trong bối cảnh người dân Tunisia nhiều năm qua thất vọng vì tham nhũng ngày càng trở nên tồi tệ, nền kinh tế trì trệ và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng.

Không chỉ là một trận chiến

Nỗ lực của chính phủ đã khiến người dân mừng rỡ trong bất ngờ, trước sức mạnh và hiệu quả của nó, nhưng không phải không có rủi ro, vì các ông trùm mafia đã trở nên mạnh mẽ đến nỗi các nhà phân tích chính trị và tài chính cho rằng họ nguy hiểm như khủng bố.

Ông Chahed, 41 tuổi, một kỹ sư nông nghiệp, người đã từng làm việc trong nhiều năm về các chương trình phát triển tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tunis, cho biết: "Đây là một cuộc chiến chứ không đơn thuần chỉ là một trận chiến. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến kết thúc. Điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế Tunisia, vì sự an ninh của lãnh thổ".

Cuộc nổi dậy năm 2010 đã lật đổ chế độ độc tài 23 năm của Zine el-Abidine Ben Ali, do dân chúng tức nước vỡ bờ trước sự độc ác của gia đình ông và những người họ hàng của vợ ông, bà Leila Trabelsi.

Tuy nhiên, từ đó vấn đề tham nhũng lại càng tồi tệ hơn. Từ chỗ tham nhũng chỉ làm lợi cho một vòng tròn nhỏ xung quanh cựu độc tài, giờ đây nó phát triển thành một vòng tròn rộng hơn nhiều với hàng ngàn người.

Trong vài năm gần đây, tham nhũng đã làm “ô nhiễm” phần lớn các khu vực công trong hiện tượng gọi là "dân chủ hoá tham nhũng", khi các trùm tội phạm trả tiền để gây ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông, trong các đảng phái chính trị và với cảnh sát, tư pháp.

Ông Chahed đã tuyên bố một cuộc chiến tranh chống tham nhũng khi ông tiếp quản chính phủ vào tháng 8-2016, với sự tiến bộ không mấy rõ rệt. Nhưng bây giờ ông đang giải quyết vấn đề này như là một đe dọa an ninh quốc gia.

"Chúng tôi nhận thấy có liên quan giữa buôn lậu, tài trợ khủng bố, hoạt động tội phạm xuyên biên giới và cả tháo vốn", ông Chahed nói, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ nữa.

Tháng trước, Moncef el Materi, một người thân cận với vợ chồng cựu Tổng thống và vợ ông, bị bắt tại Pháp theo yêu cầu của chính quyền Tunisia. Ông Moncef el Materi đã bị truy nã từ năm 2011.

1 tỷ USD/năm

Một trong những tay buôn lậu hàng đầu, Chafik Jarraya, đã bị bắt ngày 23-5 và bị buộc tội phản bội và liên kết tình báo với một nước láng giềng - được biết đến rộng rãi là Libya. Ông đang bị giam giữ và sẽ xuất hiện trước một tòa án quân sự.

Ít nhất 9 người khác đã bị giam giữ theo Luật khẩn cấp của quốc gia. Các cáo buộc ban đầu bao gồm: buôn lậu, đăng ký bất hợp pháp bất động sản và không báo cáo thu nhập, theo các báo cáo của cơ quan thông tấn báo chí.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã chỉ trích việc chính phủ sử dụng một tòa án quân sự và Luật về tình trạng khẩn cấp để xét xử các thường dân, nhưng Thủ tướng Chahed khẳng định mọi thứ đều nằm trong phạm vi luật pháp.

Người dân cỗ vũ nỗ lực chống tham nhũng của Thủ tướng Youssef Chahed.

Ông nói thêm: "Chúng tôi không nhắm mục tiêu đến người dân nhưng toàn bộ hệ thống. Mục đích của chúng tôi là xóa bỏ các đường dây buôn người, phá vỡ các mạng lưới buôn lậu”.

Theo Chawki Tabib, người đứng đầu Cơ quan chống tham nhũng, chỉ riêng nạn tham nhũng trong các hợp đồng dịch vụ công cộng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Tunisia gần 1 tỷ USD/năm.

Tham nhũng nghiêm trọng nhất là trong các cơ quan công quyền, bao gồm hàng trăm công chức và quan chức chính quyền, cũng như các quan chức  làm việc trong các cảng biển và khu vực hải quan của Tunisia. Hiện đã có 21 quan chức hải quan đã bị cách chức và 35 người khác đã được đưa ra tòa án kỷ luật.

Thủ tướng Chahed, người sẽ đến Mỹ vào tháng 7 này để thúc đẩy thêm sự hỗ trợ an ninh và đầu tư tại Tunisia, đang chịu sức ép từ các tổ chức tài chính quốc tế để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, có thể tự ông cũng cảm thấy tình thế chẳng đặng đừng.

Lời khai gây sốc

Vào ngày 19-5 vừa qua, Imed Trabelsi, một doanh nhân giàu có và là cháu cưng của cựu Đệ nhất phu nhân, đã làm chứng trước Ủy ban Sự thật và Nhân phẩm (TDC) của Tunisia.

Ông Trabelsi, 42 tuổi, đã bị kết án 108 năm tù vì nhiều cáo buộc tham nhũng và gian lận trong hoạt động kinh doanh trong thời kỳ độc tài, nhưng lời khai của ông trong nhà tù đã làm cả nước bị sốc.

Lần đầu tiên, một thành viên trong gia đình ông Ben Ali đã mô tả cách ông xây dựng đế chế kinh doanh của mình bằng cách hối lộ các quan chức hải quan và sử dụng các liên hệ của ông với Tổng thống để độc quyền các nhượng bộ nhập khẩu và phủ nhận các quy định về luật pháp và tài chính.

Ông Trabelsi nói: "Nếu bạn có người ở hải quan, bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Tôi đã hào phóng với các viên chức hải quan. Họ biết rằng tôi đã trả gấp 4 - 5 lần so với những người khác".

Ông đã chỉ ra một số “đối tác” tội lỗi của mình, bao gồm cả các quan chức cao cấp. Trabelsi cười nhạo rằng dù ông có bị bắt thì tham nhũng vẫn đang diễn ra. "Đã có một cuộc cách mạng, nhưng không có gì thay đổi. Theo những gì tôi biết, hệ thống đó vẫn hoạt động", ông Trabelsi nói.

Ba ngày sau đó, Thủ tướng Chahed đã hành động, ra lệnh bắt giam một số cựu cộng sự của Trabelsi và nhiều người khác.

Ông Sihem Bensedrine, Chủ tịch TDC, cho biết: "Tôi nghĩ họ nắm bắt cơ hội này để làm những gì trước đây họ không dám làm”.  TDC có nhiệm vụ phanh phui những vi phạm nhân quyền và lạm dụng tài chính trong suốt gần 60 năm cầm quyền độc tài.

Anh hùng dân tộc

Nhiều nhà phân tích cảnh báo rằng “hoại tử tham nhũng” đang có nguy cơ làm suy yếu chế độ dân chủ non trẻ của Tunisia. Tuy nhiên, 6 năm sau cuộc cách mạng, có vẻ như rất ít ý chí chính trị để chống lại tai họa tiềm ẩn đó.

Ngay sau cuộc cách mạng, chính phủ đã tịch thu tài sản và các doanh nghiệp do ông Ben Ali và gia đình ông làm chủ. Một ủy ban điều tra tham nhũng và tham ô cựu chính phủ, dưới sự lãnh đạo của một giáo sư luật nổi tiếng, Abdelfattah Amar, đã đưa ra một báo cáo dài 300 trang, với các tài liệu tìm thấy trong dinh tổng thống, và đưa 459 vụ ra tòa.

Theo ông Tabib, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng, chỉ có 40 trong số những trường hợp đó đã được đưa ra một kết luận thành công. Chính phủ kế nhiệm không cung cấp ngân sách cho ủy ban, khiến cho công việc bế tắc.

Chính phủ của ông Chahed đã hứa hẹn nhiều hành động hơn, nhưng lại gửi đi các tín hiệu hỗn hợp. Chính phủ đã thông qua một đạo luật để tiếp cận thông tin, và một luật khác để bảo vệ những người tuýt còi, nhưng cũng hỗ trợ một đạo luật hòa giải cho các doanh nhân bị điều tra, mà những người phản đối nói rằng sẽ giúp tẩy sạch các tội ác của họ.

Theo ông Chahed việc bắt giữ chỉ là một phần. Ông Tabib hiện có 30 điều tra viên trong ủy ban chống tham nhũng, và đang được chi ngân sách để đào tạo thêm 500 thẩm phán.

Thủ tướng Chahed đã nhận ra dân chúng đang ủng hộ mạnh mẽ cho nỗ lực của ông. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Viện Cộng hòa Quốc tế, 89% người Tunisia mô tả nền kinh tế là xấu, và 85% cho biết họ cảm thấy hành động chống tham nhũng là giải pháp đối với thực trạng này.

Achraf Aouadi, Chủ tịch của I-Watch, một phong trào vận động chống tham nhũng ở Tunisia, nói: "Người dân đang nói với Thủ tướng rằng nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ trở thành một anh hùng dân tộc. Đó là số độc đắc".

Bàng Cương

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文