UAE dùng hacker tạo khủng hoảng?

16:53 24/07/2017
Ngày 16-7 vừa qua, tờ Washington Post đưa tin các quan chức tình báo Mỹ xác nhận Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã chỉ đạo việc hack các tin tức của Chính phủ Qatar và các trang mạng truyền thông xã hội để đưa ra những lời trích dẫn giả mạo Quốc vương (Emir) Sheikh Tamim Bin Hamad al-Thani vào cuối tháng 5, tiền đề dẫn đến khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng hiện nay.


Các quan chức Mỹ thừa nhận chỉ mới biết được điều này vào tuần trước, sau khi phân tích các thông tin mới được các cơ quan tình báo Mỹ thu thập. Theo đó, ngày 23-5, các thành viên cao cấp của Chính phủ UAE đã thảo luận về kế hoạch hack và việc thực hiện nó. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vẫn chưa biết rõ UAE tự mình triển khai cuộc tấn công mạng hay nhờ bên thứ ba tiến hành.

Ảnh minh họa.

Các cuộc tấn công hacker và đăng tải thông tin giả mạo đã diễn ra vào ngày 24-5, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn tất cuộc họp chống khủng bố với các nhà lãnh đạo vùng Vịnh ở Saudi Arabia và tuyên bố họ đạt được thống nhất. Qatar khi đó cho biết cơ quan thông tấn nhà nước và tài khoản Twitter của họ đã bị tấn công để đăng tải một câu chuyện giả mạo việc Quốc vương gọi Iran là "thế lực Hồi giáo và khu vực không thể phớt lờ". Các hacker cũng đưa thông tin giả mạo nói Emir Qatar ca ngợi Hamas.

Viện dẫn các nhận xét của Emir Qatar, các nước Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập ngay lập tức cấm tất cả các phương tiện truyền thông của Doha. Sau đó, đã phá vỡ mối quan hệ với Qatar và tuyên bố một cuộc tẩy chay thương mại và ngoại giao, đưa khu vực này trở thành một viễn cảnh chính trị và ngoại giao mà Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo có thể làm suy yếu các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ đối với IS.

Saudi Arabia và đồng minh đã gửi danh sách yêu cầu tới Doha bao gồm việc ngừng hỗ trợ cho tổ chức Anh em Hồi giáo, đóng cửa một căn cứ quân sự và kênh truyền hình Al Jazeera, hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran... Qatar từ chối thực hiện những yêu cầu trên và bác bỏ mọi cáo buộc.

Ảnh minh họa

Đại sứ UAE tại Mỹ đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên và khẳng định không liên quan tới các hành vi xâm nhập vào trang web do Doha quản lý theo báo cáo của tình báo Mỹ. "UAE không có vai trò gì trong vụ tấn công được mô tả trong báo cáo. Điều gì đúng là hành vi của Qatar? Tài trợ, hỗ trợ và cho phép các phần tử cực đoan từ Taliban đến Hamas và Qadafi. Kích động bạo lực, khuyến khích cực đoan và phá hoại sự ổn định của các nước láng giềng", bản tuyên bố của Đại sứ quán UAE tại Mỹ nêu.

Tất cả các quốc gia vùng Vịnh Ba tư đều là thành viên của Liên minh chống Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo. Hơn 10.000 binh lính Mỹ hiện diện ở căn cứ không quân al-Udeid của Qatar, trụ sở chính của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ và Bahrain là nhà của Hạm đội 5 Hải quân Hoa Kỳ. Tất cả đều là khách hàng thiết bị quốc phòng của Mỹ và gắn liền với các ưu tiên chính sách đối ngoại của Mỹ theo nhiều cách.

Cuộc xung đột cũng cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa Tổng thống Donald Trump - người đã đứng bên Saudi và UAE một cách rõ ràng trong một loạt bài phát biểu và tuyên bố - với Tillerson, người kêu gọi thỏa hiệp và đã dành gần cả tuần trong việc ngoại giao con thoi không thành công trong chuyến công du đến Trung Đông mới đây.

Anh Kiệt

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文