Uber đối mặt với nhiều cuộc điều tra
Bởi theo tiết lộ hôm 15-12 (từ phiên toà diễn ra tại thành phố San Francisco, Mỹ) và được tờ Business Insider dẫn lại - Uber đã sử dụng chiến thuật "cloak-and-dagger" để đánh cắp bí mật thương mại liên quan tới xe tự lái của đối thủ Waymo. Và thông tin này sẽ khiến cho cuộc chiến pháp lý giữa Uber và Waymo (công ty con của Alphabet) phát triển theo chiều hướng có lợi cho đối thủ.
Được biết, Thẩm phán William Alsup đã hoãn phiên toà giữa Uber với Waymo và dự kiến sẽ tái xét xử trong tháng 2-2018. Nếu phán quyết nghiêng về Waymo, Uber có nguy cơ phải trả khoản tiền bồi thường lên tới 1,86 tỷ USD. Nhưng theo một luật sư của Uber cho biết, Alphabet đang muốn Uber bồi thường 2,6 tỉ USD.
Cuộc chiến pháp lý giữa Uber và Waymo vẫn chưa có hồi kết. |
Theo giới truyền thông, ngoài vụ án với Waymo, Uber đang phải đối mặt với ít nhất 5 cuộc điều tra liên quan đến cách thức kinh doanh. Trong bức thư tố cáo dài 37 trang của ông Richard Jacobs, người từng đứng đầu bộ phận chịu trách nhiệm trộm cắp bí mật thương mại, hối lộ các quan chức nước ngoài và thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác cho biết (bị sa thải hồi tháng 4-2017), Uber đã có các hoạt động bất hợp pháp mang tính hệ thống nhằm chiếm đoạt bí mật thương mại của nhiều công ty thông qua nghe trộm và thu thập dữ liệu. Và các thông tin thu thập được đều chuyển trực tiếp tới cựu CEO Travis Kalanick.
Theo ông Richard Jacobs, Uber thường dùng các ứng dụng chat mã hóa và các thiết bị đặc biệt để chống việc bị lộ thông tin. Theo tiết lộ của ông Richard Jacob, Uber đã thuê nhiều nhân viên từng làm việc cho CIA để xâm nhập vào hệ thống máy tính của đối thủ và việc này diễn ra từ lâu bên ngoài nước Mỹ.
Ngoài ra, Uber còn bị cáo buộc giám sát đường dây điện thoại để nắm bắt lợi thế và điểm yếu của các đối thủ. Theo giới truyền thông, bức thư dài 37 trang của ông Richard Jacobs do luật sư tiết lộ và điều này khiến dư luận đặt câu hỏi - tại sao thư được gửi đến Uber từ tháng 5, nhưng mãi không được công khai.
Trả lời trang TechCrunch về những cáo buộc của cựu nhân viên Richard Jacobs, người phát ngôn của Uber khẳng định, họ chưa chứng minh được tất cả những thông tin trong bức thư kể trên có đúng hay không, nhưng sẽ cạnh tranh một cách trung thực và công bằng, và trên hết bằng những ý tưởng và công nghệ của Uber.
Trong email gửi tới toàn bộ nhân viên gần 1 tháng trước (29-11), Giám đốc pháp lý Tony West nhấn mạnh, không có chuyện như vậy xảy ra ở Uber - Chúng tôi không cần phải theo dõi đối thủ mới có được lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi hoàn toàn tốt hơn thế. Chúng tôi sẽ cạnh tranh và giành chiến thắng vì công nghệ, ý tưởng của chúng tôi tốt hơn và Uber có những con người thật sự giỏi hơn.
Theo người phát ngôn của Waymo, họ sở hữu nhiều bằng chứng liên quan đến việc Uber đánh cắp bí mật thương mại, bao gồm việc sao chép công nghệ LIDAR của hãng này. Được biết, Uber đang có hàng chục xe không người lái - những chiếc SUV Volve XC90 được trang bị các cảm biến LIDAR, camera và các công nghệ tự hành khác - đang sử dụng để đón khách tại Pittsburgh và Tempe, Arizona.
Uber đang vướng vào hàng loạt scandal thời gian gần đây. |
Theo giới truyền thông, tranh cãi pháp lý giữa 2 đại gia trong lĩnh vực xe tự lái Uber và Waymo diễn ra trong bối cảnh họ đang tìm cách đẩy nhanh tiến độ phát triển các thế hệ xe tự lái.
Waymo là công ty xe hơi tự động được thành lập bởi công ty mẹ của Google là Alphabet và họ kiện Uber hồi tháng 2-2017, trong đó cáo buộc cựu giám đốc Anthony Levandowski (rời Waymo tháng 1-2016 và lập hãng tải hơi tự lái mang tên Otto, được Uber mua lại hồi tháng 8-2016) đã tiết lộ bí mật cho Uber.
Theo đơn kiện của Waymo, ông Anthony Levandowski đã sử dụng công nghệ đánh cắp được để dụ dỗ Uber mua lại startup xe tải tự lái của mình là Otto với giá 680 triệu USD chỉ 6 tháng sau khi được thành lập. Theo TechCrunch, có 9 bí mật thương mại của Waymo được cho đã bị tiết lộ bởi ông Anthony Levandowski.
Uber hiện mới cung cấp phần mềm cho các công ty chuyên nghiệp hoạt động chứ chưa thể hoạt động một cách độc lập ở Nhật Bản. Có nhiều lý do khiến Uber chưa thể mở rộng hoạt động tại Nhật Bản, trong đó điểm then chốt là chở khách có thu phí tùy theo nhu cầu, và điều này bị vênh so với quy định luật pháp ở "xứ sở hoa anh đào". Ngoài ra, Nhật Bản kiên quyết không chấp nhận mô hình chia sẻ xe của Uber bởi lo ngại không kiểm soát được hoạt động của lái xe và hoạt động của hãng này, trong đó có nguồn tài chính. |