Vấn nạn “chết tự sướng” ở Ấn Độ

10:40 06/10/2016
Chết vì chụp ảnh “tự sướng” (selfie) đang là vấn đề đáng lo ngại ở Ấn Độ. Nhiều chuyên gia xã hội học còn đưa ra thuật ngữ “nỗi ám ảnh về cái chết tự sướng” để nói về vấn đề này.


Những cái chết bi thảm vì trào lưu ảnh “tự sướng”

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin, tuần trước, một người đàn ông ở bang Rajasthan đã cố gắng để có bức ảnh tự chụp với con rắn và không may bị nó cắn vào vai. Người đàn ông may mắn sống sót. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ chụp ảnh tự sướng “kỳ quái” dẫn đến những hậu quả đau lòng ở Ấn Độ thời gian qua. Cơn sốt chụp ảnh tự sướng đã dẫn đến nhiều cái chết bi thảm trên khắp Ấn Độ. Thống kê cho thấy, "cái chết tự sướng" ở đất nước Nam Á này đang gia tăng.

Trong tháng 9/2016, một thiếu niên ở Punjab – bang nằm ở phía Bắc Ấn Độ đã chết sau khi chụp ảnh tự sướng với một khẩu súng chĩa vào đầu và không may bị cướp cò. Cũng trong tháng này, một học sinh nữ chết đuối khi đứng trên một tảng đá ở hồ thuộc bang Telangana để chụp ảnh. Hồi tháng 7/2016, bảy người đã chết trên sông Hằng vì cố gắng cứu một người bạn rơi xuống sông khi chụp ảnh tự sướng.

Mọi người đều muốn được nổi tiếng và trào lưu chụp ảnh tự sướng là một cách để họ chứng minh điều đó.

Để có được những bức ảnh “độc”, nhiều người bất chấp nguy hiểm để chụp ảnh. Thực tế cho thấy, có người cố gắng chụp ảnh khi đứng trước một đoàn tàu đang chạy lại gần, chụp ảnh dưới biển hoặc leo lên ngọn núi rất cao…“Có một cơn sốt chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ. Các bạn trẻ muốn gây ấn tượng với người khác và họ thậm chí không quan tâm đến sự nguy hiểm. Họ muốn được mọi người đánh giá là có ý tưởng táo bạo", giáo sư xã hội học Sanjay Srivastava tại New Delhi nói với phóng viên tờ DW (Đức).

Mọi người đều muốn được nổi tiếng

Các nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ tử vong vì chụp ảnh tự sướng cao nhất là thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 24. "Phương tiện truyền thông xã hội chi phối cuộc sống của chúng tôi. Các bạn trẻ, đặc biệt là những người sinh ra và lớn lên ở các thành phố lớn luôn muốn được khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ngày nay, mọi người đều muốn được nổi tiếng và trào lưu chụp ảnh tự sướng là cách để họ chứng minh điều đó”, Kuldip Singh, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hành vi con người nói.

Đại diện của Newsgram – một tổ chức nghiên cứu về các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có trụ sở ở Mỹ nhận định rằng, mong muốn gây chú ý trên mạng xã hội đã thúc đẩy người ta chụp ảnh ở những nơi nguy hiểm, trong những tình huống “hiểm”, đôi khi là “quái” như chụp ảnh với cả động vật đã chết.

Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân của trào lưu chụp ảnh tự sướng tại Ấn Độ là do sự bùng nổ trên phân khúc thị trường điện thoại thông minh. Trong báo cáo mới công bố, Morgan Stanley – “người khổng lồ tài chính toàn cầu”, nhận định, Ấn Độ có thể sẽ trở thành một trong những thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm tới. Đến cuối năm 2016, sẽ có hơn 220 triệu người sử dụng điện thoại thông minh ở Ấn Độ.

Để có bức hình “độc”, nhiều người sẵn sàng chụp ảnh ở mọi nơi, bất chấp nguy hiểm.

Trước những vấn đề đặt ra từ trào lưu chụp ảnh tự sướng, Chính phủ Ấn Độ đang xây dựng kế hoạch đưa ra cảnh báo với người dân về những khu vực du lịch nguy hiểm trên toàn quốc. Bộ Văn hóa và Du lịch Ấn Độ cho biết, sẽ đặt biển cảnh báo ở các khu vực này và yêu cầu chính quyền tất cả các bang có biện pháp cảnh báo an toàn cho khách du lịch. Trước đó, Mumbai là nơi đầu tiên ở Ấn Độ khoanh "vùng cấm chụp ảnh tự sướng” để cảnh báo người dân.

Theo thống kê của trang web Priceonomics, có ít nhất 49 trường hợp tử vong liên quan đến chụp ảnh tự sướng kể từ đầu năm 2014 trên thế giới. Thuật ngữ “cái chết vì chụp ảnh tự sướng” xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google lần đầu tiên vào tháng 1/2014. Câu chuyện bắt đầu khi Mohammad Chaar chụp một bức ảnh tự sướng ở Beirut, Lebanon. 

Vào đúng thời điểm đó, Mohammad Chaar thiệt mạng vì một quả bom xe. Có nhiều cái chết vì chụp ảnh tự sướng “quái” được ghi nhận như hai người Nga thiệt mạng khi chụp ảnh tự sướng với lựu đạn nhưng không may lựu đạn phát nổ; David Lopez, người Tây Ban Nha, 32 tuổi chết vì bị bò húc khi vừa chạy vừa chụp ảnh.

Mạnh Tường (tổng hợp)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文