Vấn nạn tảo hôn tại Bangladesh

09:01 09/09/2015
Phần lớn các chàng trai ở Bangladesh không chịu cưới những cô vợ trên 18 tuổi, vì cho rằng họ quá già, và nạn tảo hôn cứ thế tiếp diễn.

Thường xuyên và khá phổ biến

Vào ngày trọng đại nhất của mình, dù mọi người vui vẻ, nhưng Nasoin Akhter, 15 tuổi sống ở Manikganj, Bangladesh, nhìn u sầu hơn là hạnh phúc theo nhận xét của nhiếp ảnh gia Allison Joyce. Người cô sắp gọi bằng chồng là Mohammad Hasamur Rahma, 32 tuổi.

"Theo truyền thống của nơi đây, các cô dâu nhìn khá nhút nhát và rụt rè trong đám cưới của mình. Nhưng tôi nhận thấy nỗi buồn ẩn sâu bên trong, và cả sự sợ hãi của cô bé khi em ngồi trong phòng với bạn bè của mình, hay tại buổi lễ cùng những người chị gái (những người cũng kết hôn khi ở độ tuổi Nasoin). Cô dâu trẻ khá yên lặng"- Joyce ghi thêm cảm nhận của mình trong email gửi về The Washington Post.

Cô dâu đẫm lệ do đau buồn trong ngày cưới.

Cuộc hôn nhân của Nasoin là bất hợp pháp ở Bangladesh do cô dâu chưa đủ tuổi, tuy nhiên việc tương tự diễn ra thường xuyên và khá phổ biến. Do đây là quan điểm, truyền thống của người dân bản địa nên những lời hứa của chính phủ cũng như sự can thiệp của nhiều tổ chức phi chính phủ từ bên ngoài vẫn không hạn chế được nạn tảo hôn.

Theo công bố mới đây của Human Rights Watch (Tổ chức theo dõi nhân quyền - HRW), quốc gia Nam Á này có tỷ lệ tảo hôn cao thứ 4 thế giới, với 29% cô gái kết hôn trước tuổi 15 và 65% trước tuổi 18. Cũng theo báo cáo từ các bang của Bangladesh, tảo hôn sẽ buộc các cô gái đối diện với nhiều lo ngại về sức khỏe như mang thai khi cơ thể còn quá nhỏ, nạn bạo lực gia đình do chênh lệch tuổi tác và khả năng gia tăng nghèo đói. Các cô gái xuất thân từ tầng lớp thấp, gia đình nghèo khó có tỷ lệ tảo hôn tăng gấp 2 lần.

Tuy nhiên, chính cái nghèo và hủ tục cùng lo ngại con gái dễ dàng gặp phải vấn nạn quấy rối tình dục là những lý do chính thuyết phục phần lớn các bậc cha mẹ muốn gả con gái sớm. Họ tin rằng, họ đang làm điều tốt nhất cho con. "Dù sao thì một cô gái lấy chồng rồi vẫn an toàn hơn"- không ít người nghĩ thế.

Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn tới thực trạng đau lòng trên là: theo quan niệm của những người dân nghèo, phụ nữ có khả năng kiếm tiền không đáng kể so với nam giới và là một gánh nặng đối với gia đình. Do đó, trong một cuộc hôn nhân, nhà gái thường phải trả nhà trai một khoản tiền hồi môn lớn. Khoản tiền sẽ càng nhỏ khi cô dâu càng nhỏ tuổi. Nếu nhà gái không thể trả đủ tiền hồi môn, những "cô dâu 15 tuổi" sẽ phải chịu đựng sự bạo hành cay nghiệt từ phía nhà trai. Đặc biệt, sự tranh chấp về tiền hồi môn đã khiến hàng nghìn cô gái dưới 18 tuổi bị tạt axit mỗi năm và để lại trong họ những vết thương không thể lành cả về thể xác lẫn tinh thần.

Trên  Instagram, nhiếp ảnh gia Joyce đăng ảnh Nasoin và chú thích: "Cô dâu buồn nhất mà tôi từng thấy". Điều khiến cô ngạc nhiên hơn nữa là nhà Nasoin không phải thuộc dạng nghèo. Cha cô là một thương gia giàu có, ông sở hữu nhiều ngôi nhà khang trang. Khoảng 2.000 khách được mời đến dự đám cưới và họ giết hàng chục con bò, hàng trăm con gà để đãi tiệc.

Giết chết những ước mơ

Ngoài Nasoin, Joyce còn chụp nhiều đám cưới trẻ con khác. Một trong số đó là cô dâu trẻ 13 tuổi Mousammat Akhi Akhter. Mousammat tâm sự với Joyce rằng, em muốn lớn hơn chút nữa mới phải làm đám cưới với Mia Mohammad, người chồng 27 tuổi của mình. Nhưng em khẳng định, truyền thống và áp lực của xã hội đã tác động khiến cha mẹ bắt con gái kết hôn khi vừa học xong lớp 6.

"Em nói với tôi, rất sợ hãi và chưa sẵn sàng lấy chồng"- Joyce nhớ lại. "Trước đám cưới, các cô gái trẻ đều có mơ ước của mình. Họ đều thích đến trường và hy vọng nhiều điều tốt đẹp cho tương lai. Mousammat rất thích toán học và trở thành giáo viên. Nhưng mọi thứ đều chấm dứt khi cô kết hôn".

Khi chụp ảnh đám cưới của Mousammat vào năm ngoái, nữ phóng viên đã phỏng vấn mẹ cô dâu. Bà mẹ cho biết, ở đây chẳng người đàn ông nào muốn cưới một cô vợ, ngoài 18 tuổi. Hơn nữa, việc có chồng giúp Mousammat được bảo vệ, không bị quấy rối khi đi ra ngoài. "Tôi cũng yêu cầu chồng con bé dùng bao cao su trong vài năm đầu. Nên tôi nghĩ mọi việc ổn thôi"- người mẹ cho biết.

Những tác hại của nạn tảo hôn là không thể kể hết được bởi một khi đã bước vào hôn nhân sớm, tương lai một cô gái thay đổi hoàn toàn. Nếu cánh cửa tri thức còn có cơ may giúp các cô thay đổi cuộc đời, thì tảo hôn liền đóng sập cánh cửa đó. Bản thân nhà chồng thường cũng chẳng khá giả gì để cho các cô tiếp tục theo đuổi việc học.

Ngoài ra, các quan chức địa phương cũng tiếp tay cho nạn tảo hôn này. Họ được người nhà của cô dâu chú rể "hối lộ" và làm giả giấy khai sinh, khai tăng tuổi của các cô gái. Do đó, ước mơ về một cuộc sống được tận hưởng mọi thú vui như bao đứa trẻ khác trên thế giới của các cô bé ở Bangladesh vẫn mãi chỉ là hy vọng viển vông.

Nguyễn Lai - Linh (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文