Vatican rung chuyển vì những bê bối

09:00 19/11/2015
Đây là vụ bê bối mới nhất về tài chính của Vatican, và diễn ra trong bối cảnh Tòa thánh đang bị dư luận quan tâm sau khi 2 cuốn sách vừa xuất bản của 2 nhà báo điều tra Emiliano Fittipaldi và Gianluca Nuzzi đề cập tới các bê bối, và mờ ám trong hoạt động tài chính của Vatican, cùng đấu đá nội bộ và cuộc sống xa hoa của nhiều quan chức cao cấp.

Thông tin về việc cảnh sát Italia vừa phối hợp với cảnh sát Na Uy, Đức, Anh, Phần Lan, Thụy Sĩ và Cơ quan công tố của Liên minh châu Âu bắt 17 đối tượng tình nghi tham gia vào một mạng lưới khủng bố quốc tế (lớn nhất do Italia triệt phá từ đầu năm đến nay) âm mưu tấn công vào các mục tiêu ở Vatican, cũng không gây chấn động bằng tuyên bố của Viện công tố Rome. Bởi theo Viện công tố Rome, Giám mục Pietro Vittorelli, nguyên là cha trưởng của Montecassino và em trai là Massimo Vittorelli, vừa bị bắt với cáo buộc đã ăn cắp 500.000 euro từ tài khoản của tu viện.

Đây là số tiền Giám mục Pietro Vittorelli đã biển thủ từ tài khoản của tu viện và tiền cúng tế của giáo dân trong 6 năm, từ 2007 đến 2013. Và đa phần của số tiền kể trên được chuyển cho ông Massimo Vittorelli, nhà môi giới tài chính, để đầu tư vào bất động sản đắt tiền ở Rome và vùng phụ cận. Và để qua mặt cảnh sát tài chính Italia, Giám mục Pietro Vittorelli đã rút tiền mặt (hàng nghìn euro/lần) đưa cho em trai Massimo Vittorelli.

Giáo hoàng Francis I.

Theo các nhà điều tra, Giám mục Pietro Vittorelli đã sống xa hoa (bay tới Brazil, ăn trong các nhà hàng sang trọng, sống trong những khách sạn ở London và Milan, sử dụng thuốc gây ảo giác và cocaine) bằng số tiền biển thủ kể trên.

Được biết, Giám mục Pietro Vittorelli được Giáo hoàng Benedict XVI phong làm cha trưởng Montecassino năm 2007, và từng được coi là ngôi sao đang lên trong hàng giáo phẩm của Tòa thánh. Giới chuyên môn cho rằng, vụ việc của Giám mục Pietro Vittorelli chứng tỏ, công tác quản lý quá lỏng lẻo và thiếu minh bạch trong lĩnh vực tài chính của Vatican và Tòa thánh phải chặt chẽ hơn để tránh xảy ra những vụ scandal mới.

Đây là vụ bê bối mới nhất về tài chính của Vatican, và diễn ra trong bối cảnh Tòa thánh đang bị dư luận quan tâm sau khi 2 cuốn sách vừa xuất bản của 2 nhà báo điều tra Emiliano Fittipaldi và Gianluca Nuzzi đề cập tới các bê bối, và mờ ám trong hoạt động tài chính của Vatican, cùng đấu đá nội bộ và cuộc sống xa hoa của nhiều quan chức cao cấp.

Vatican cho rằng, đức ông Lucio Angel Vallejo Balda và bà Francesca Chaouqui, là những người có khả năng đã cung cấp tài liệu để 2 nhà báo xuất bản 2 cuốn sách được phát hành hôm 5/11 vừa qua (được phát hành cùng lúc bằng tiếng Anh và Italia ở 22 nước trên thế giới).

Theo giới truyền thông, bà Francesca Chaouqui đang bị điều tra về việc làm thế nào tiếp cận được nhiều thông tin nhạy cảm liên quan đến tài chính của Vatican để cùng đức ông Lucio Angel Vallejo Balda cung cấp cho 2 nhà báo kể trên. Và việc này được coi là cách trả thù cá nhân của đức ông Lucio Angel Vallejo Balda, sau khi người này không được Giáo hoàng bổ nhiệm lên một chức vụ cao hơn. Và thông qua công tác điều tra dựa trên máy tính và điện thoại của bà Francesca Chaouqui (là phụ nữ duy nhất làm việc trong các ủy ban hành chính của Vatican) và đức ông Lucio Angel Vallejo Balda cho thấy, họ có "tay trong" từ nội bộ Vatican.

Trong cuốn ''Sự tham lam'', nhà báo Emiliano Fittipaldi đã mô tả chi tiết bê bối về tài chính của Vatican, trong đó có việc nhiều quan chức cao cấp của Tòa thánh đã sử dụng tiền quyên góp từ thiện nhân đạo để chi cho sinh hoạt và cuộc sống xa hoa của mình. Còn trong cuốn ''Đường Thánh giá'', nhà báo Gianluca Nuzzi đề cập tới nhiều mờ ám trong tài chính của Vatican, trong đó nhắc đến việc người ta phải đẩy nhanh tiến trình phong thánh bằng cách tăng chi phí lên tới gần nửa triệu euro.

Hai quan chức bị bắt - ông Balda và bà Chaouqi.

Báo chí Italia cho rằng, Tòa thánh đã đề nghị giới chức Italia hỗ trợ để làm rõ những vụ scandal kể trên và sẽ khép cuộc điều tra trước khi Năm thánh đặc biệt được tổ chức vào ngày 8/12/2015. Được biết, cuộc điều tra được thúc đẩy sau tuyên bố hôm 8/11 của Giáo hoàng Francis I, theo đó những bê bối liên quan đến Vatican không thể ngăn cản quá trình cải cách mà ông đang thực hiện. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Giáo hoàng Francis I kể từ khi nổ ra vụ bê bối Vatileaks 2.

Giáo hoàng Francis I cũng khẳng định, tài liệu bị rò rỉ là hệ quả của quá trình cải cách mà ông đã tiến hành và một số biện pháp nhằm cải tổ lại bộ máy của Vatican, chấn chỉnh lại công tác tài chính đã có kết quả tích cực. Vaticaleaks 2 bắt đầu được tiến hành từ tháng 5, khi Vatican bí mật điều tra về việc làm thế nào mà những thông tin của họ bị báo chí phanh phui.

Và vụ việc trở nên nghiêm trọng sau khi Vatican bắt (2/11) đức ông Lucio Angel Vallejo Balda và bà Francesca Chaouqui, 2 thành viên của Ủy ban kinh tế và quản lý được Giáo hoàng Francis I lập ra năm 2013 để điều tra về sự thiếu minh bạch trong các hoạt động tài chính của Tòa thánh.

Vụ rò rỉ thông tin của bà Francesca Chaouqui và đức ông Lucio Angel Vallejo Balda được gọi là Vatileaks 2 để phân biệt với Vatileaks 1, ám chỉ vụ người hầu của Giáo hoàng Benedict XVI là Paolo Gabriele đã chuyển tài liệu mật của Vatican cho nhà báo Gianluca Nuzzi viết cuốn "Sua Santita" (Đức thánh cha), xuất bản năm 2012. Theo nhà báo Emiliano Fittipaldi, Vatican sở hữu nhiều bất động sản ở châu Âu (riêng ở Rome đã có hơn 5.000 căn hộ), và tuy rất giàu có, nhưng Tòa thánh lại chi ít cho việc thiện nguyện.

Tuệ Sỹ - Trọng Hậu

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文