Vệ binh Quốc gia, con dao đa năng?

10:22 06/11/2016
Bộ Tư pháp Nga đang chuẩn bị một dự luật, đề nghị chính phủ cung cấp máy bay cho Cục Quản giáo liên bang, nhằm triển khai nhanh cảnh sát đến các nhà tù có nguy cơ nổi loạn, theo Moscow Times ngày 3-10.


Dự thảo luật giải thích: Máy bay trước đây dùng triển khai lực lượng đặc nhiệm đến các nhà tù xảy ra nổi loạn là của Bộ Nội Vụ, nhưng máy bay này nay thuộc Vệ binh Quốc gia.

Bộ Tư pháp cũng nêu vài năm qua, đã xảy ra nhiều “hoạt động trái pháp luật” trong các nhà tù Nga, và “các hoạt động sai phạm này của người tù ngày càng hung hăng và hiện đại”. Các quan chức cũng nói cuộc cải tổ những cơ quan Cảnh sát Nga gần đây đã “tạo ra các điều kiện dễ dàng cho những vụ bạo loạn lớn trong hệ thống nhà tù Nga”.

Vệ binh có quyền bắn?

Vệ binh Quốc gia được lập theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin ngày 5-4-2016. Lực lượng này có một phần trách nhiệm trấn áp những vụ bạo loạn ở các khu dân cư, gồm nhà tù, nếu cần thiết. Ông Putin nói lực lượng mới này sẽ bảo vệ trật tự trị an và chống bọn khủng bố, bọn cực đoan.

Đây là một lực lượng khổng lồ gồm hơn 180.000 quân Bộ Nội vụ và cảnh sát chống bạo loạn. Vệ binh Quốc gia cũng sẽ điều phối với Cục An ninh liên bang Nga (FSB). Sự thay đổi này tạo nên một đơn vị quân sự - cảnh sát 400.000 người được huấn luyện kỹ lưỡng và rất trung thành với ông Putin.

Ngày 21-4, báo Moscow Times đưa tin các nghị sĩ thuộc Tiểu ban Quốc phòng Hạ viện Nga đề nghị Hạ viện Nga (Viện Duma quốc gia) qui định Vệ binh Quốc gia có quyền bắn vào đám đông.

Trang tin RBC ngày 22-4 dẫn bản sao của một tài liệu, trong đó nêu khi cần thiết có thể sử dụng súng trong trường hợp tụ tập đông người, Vệ binh quốc gia bị cấm sử dụng vũ khí sát thương, chỉ được dùng vũ khí phi sát thương như lựu đạn gây choáng cùng các loại xe chống bạo loạn mới sản xuất.Họ không được phép dùng bạo lực với phụ nữ mang thai và trẻ con, trừ phi những người này có hành vi kháng cự bằng vũ khí.

Nhưng các đại biểu tranh luận, việc cấm này phải có những ngoại lệ, trong các vụ khủng bố tấn công, bắt con tin, bất ổn cấp độ lớn hoặc cơ quan chính quyền quan trọng bị tấn công vũ trang. 

Tài liệu viết: “Chúng tôi nhận định rằng trong các trường hợp này, nguy cơ vô tình gây hại cho các công dân sẽ được bào chữa”. Các nghị sĩ nói những hoạt động trên của Vệ binh Quốc gia là hợp pháp, nên lực lượng này sẽ không bị qui  trách nhiệm gây hại cho các cá nhân hoặc tổ chức.

Ai chỉ huy Vệ binh Quốc gia?

Theo sắc lệnh Tổng thống Nga, Vệ binh Quốc gia chịu sự kiểm soát trực tiếp của lãnh đạo Nga, chỉ huy là Viktor Zolotov, cựu chỉ huy đội cận vệ tổng thống. Ở vị trí chỉ huy Vệ binh quốc gia, ông mang hàm Bộ trưởng và báo cáo trực tiếp với ông Putin.

Theo Hãng tin AP, các nhà phân tích nói quyết định lập Vệ binh quốc gia phản ánh việc Điện Kremlin lo ngại những cuộc phản đối chống chính phủ, hoặc thậm chí xảy ra đảo chính, vào lúc kinh tế Nga suy thoái từ năm 2015, do giá dầu giảm cùng việc các nước phương tây cấm vận Nga với lý do nước này can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tổ chức Tư vấn tình báo Straffor (Mỹ) nêu bằng cách lập Vệ binh quốc gia và chỉ định Zolotov làm chỉ huy, ông Putin có thể củng cố chính quyền chống lại mối đe doạ một cuộc đảo chính. Điều này có vẻ cho thấy Tổng thống Nga đặt đấu hỏi về lòng trung thành với ông của các lực lượng an ninh, FSB, quân Bộ Nội vụ hoặc thậm chí quân đội, trong trường hợp xảy ra đảo chính”. 

Đại tướng Zolotov từng là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ, kiêm chỉ huy quân Nội vụ liên bang Nga vốn có 180.000 quân. Ông là một người trợ lý thân của ông Putin, được giao nhiệm vụ gìn giữ tính mạng vị lãnh đạo Nga Vladimir Putin từ gần 20  năm nay, và chỉ huy lực lượng cận vệ tổng thống.

Hiện ông Zolotov được đánh giá là cận vệ chuyên nghiệp số 1, được so sánh với cận vệ nổi danh Korzankov của cố Tổng thống Boris Yeltsin. Ông Zolotov xuất thân là một thợ tiện. Ông được kết nạp vào Cục Tình báo Liên Xô (KGB) mà không có sự bảo hộ từ bất cứ ai, nhưng đã nhanh chóng chứng minh được khả năng với vai trò người bảo vệ các yếu nhân. 

Ông Zolotov sinh ngày 27-1-954, dần lên chức trong Đơn vị 9 của KGB. Đơn vị 9 từng bảo vệ các lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ thì đổi tên thành MB, FSK rồi FSP, FBS. Vào những năm 1990, ông Zolotov là cận vệ của Thị trưởng St Petersburg, ông Anatoly Sobchak. Lúc đó ông Putin là Phó thị trưởng và ông Zolotov gặp ông, trở thành bạn tập môn võ judo và quyền Anh của ông Putin.

Năm 1999, khi làm Thủ tướng Nga, ông Putin chọn Zolotov làm cận vệ. Khi đi cạnh hoặc hộ tống ông Putin lên xe, Zolotov được ví như một ngọn núi đồ sộ, im lặng và không hề biểu hiện cảm xúc trên  gương mặt. Tuy nhiên, đôi khi chứng kiến Zolotov cùng ông Putin theo dõi một trận bóng, thì có thể thấy được ông cũng có những niềm đam mê và cảm xúc, chứ không vô cảm như lúc thi hành nhiệm vụ.

Hồi tháng 3-2014,  khi ông Putin vắng mặt bí ẩn suốt 10 ngày, đã có tin đồn nhảm từ Ukraine rằng ông Zolotov bị giết.

Anh Thao (theo Moscow Times)

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.