Vệ sĩ tổng thống Mỹ, họ là ai?

21:10 06/11/2020
Trong lịch sử nước Mỹ, các vệ sĩ thường phải bất chấp nguy hiểm để bảo vệ Tổng thống. Ấn tượng của họ trong công chúng Mỹ là dũng cảm, thông minh và yêu nước. Đúng như vậy, với sự mưu trí, tháo vát không hề biết sợ thậm chí cả máu và sinh mạng để thực hiện lời thề trang nghiêm và tự hào "Không phụ niềm tin và trách nhiệm".


Sinh mệnh của Tổng thống là sinh mệnh của tôi

Công chúng Mỹ có thể không bao giờ quên trong 43 vị Tổng thống đã có 11 người bị mưu sát, trong đó có 7 người đã dựa vào sự hy sinh quên mình của những vệ sĩ mà thần chết chỉ lướt qua người. Đối với những vệ sĩ của Tổng thống Mỹ việc bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Tổng thống là điều trên hết.

"Sinh mệnh của Tổng thống là sinh mệnh của tôi". Câu nói này không những luôn đặt một dấu ấn sâu sắc trong trái tim của họ mà còn thể hiện hành động của họ ở mọi nơi mọi lúc. Có nhiều dẫn chứng cụ thể về lòng trung thành và tinh thần dũng cảm của những vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Mỹ.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Truman khi nghỉ ở Florida Keys ông đặc biệt thích bơi lội ngoài biển. Mỗi khi ông đi bơi đều có hai vệ sĩ một ở cạnh một ở xa bảo vệ ông. Người ở gần chú ý để ông không bị ngạt nước còn người ở xa chú ý ngăn chặn sự xâm lược của những vị khách không mời.

Vụ ám sát tổng thống Reagan năm 1981.

Một lần khi ông Truman đang bơi người vệ sĩ chợt phát hiện một con cá mập hung dữ đang bơi đến chỗ Tổng thống. Người vệ sĩ không dám hô hoán sợ tiếng hô của mình lại kích thích con cá tấn công Tổng thống nên anh ta không chút do dự lao vào khoảng giữa Tổng thống và con cá và báo cho người vệ sĩ kia nhanh chóng đưa Tổng thống lên bờ. 

Khi tên Oswald chĩa súng về phía Tổng thống Lyndon Johnsonm, vệ sĩ Rufus Youngblood vội lao vào lấy thân mình đỡ đạn cho Tổng thống.

Có lẽ người dân Mỹ không bao giờ quên ngày 30 tháng 3 năm 1981 khi Tổng thống Reagan kết thúc cuộc nói chuyện với 4.000 nhân viên công đoàn xây dựng ở Washington Hilton Hotel  thì tên cuồng tín John Hinckley trà trộn trong các phóng viên chĩa súng nhằm bắn Tổng thống. Vệ sĩ Jerry Parr vội lao người đè lên Tổng thống còn vệ sĩ Rufus Youngblood thì lao đến chặn ngang đường đạn và bắt giữ kẻ cuồng tín. Những hình tượng anh hùng như vậy của những vệ sĩ chứng tỏ rằng mỗi một vệ sĩ là một lá chắn và là tuyến phòng ngự cuối cùng để bảo vệ Tổng thống Mỹ. 

Khi đi theo Tổng thống ra bên ngoài, các vệ sĩ luôn phải tinh mắt nhanh tay để bảo vệ Tổng thống. Một lần, khi Tổng thống Ford đến nhà hát Shubert Ford ở New York để xem kịch. Theo nghi lễ ngoại giao Tổng thống đi chào hỏi các vị khách và quan chức Chính phủ. Sàn nhà được rải thảm nhưng có ai ngờ có một  "ổ gà" ở sàn nhà vô tình được thảm phủ lên.

Khi Tổng thống quay trở về chỗ đã bước đúng váo cái "ổ gà" đó nên loạng choạng, vệ sĩ Martinique Calvin rất nhanh nhao người đến nắm chặt thắt lưng giữ cho Tổng thống không bị ngã. Nhưng do động tác quá nhanh và quá mạnh nên bộ quần áo của người vệ sĩ bị rách toạc trông rất thảm hại.

Sau sự cố này Calvin tâm sự: "Những tình huống như vậy xảy ra là rất hiếm, đây là cơ hội để chúng tôi thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ, chúng tôi phải chịu sự hy sinh là điều không có gì ngạc nhiên cả".  

Tâm sự của người trong cuộc

Amit là cựu nhân viên cục mật vụ, trong 21 năm công tác ở cục mật vụ Amit có có 6 năm làm vệ sĩ tham gia bảo vệ 3 đời Tổng thống Mỹ là Tổng thống Bush bố, Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush con.

Trong khi trò chuyên với phóng viên Amit nói: "Bảo vệ Tổng thống là công việc vô cùng gian khổ. Trong nhóm vệ sĩ bảo vệ Tổng thống chúng tôi phải thay phiên nhau làm việc, đầu tiên tôi làm hai tuần ban ngày, rồi chuyển sang làm hai tuần ban đêm, tiếp sau đó lại hai tuần trực ban và huấn luyện rồi lại cứ thế quay vòng".

Khi được hỏi việc bảo vệ Tổng thống khó nhất là gì, Amit nói: "Là thời gian công tác luôn luôn phải đi, luôn luôn phải xa nhà cho nên đồng hồ sinh học không thể thích ứng với bất kỳ đâu, được ngủ một giấc ngủ ngon là rất khó, không ai có thể giữ vững lâu dài được trạng thái tốt nhất được, anh phải tự học biết lúc nào thì có thể thư giãn chút ít, đây là dựa vào kinh nhiệm của bản thân".   

Ngoài áp lực về thời gian, cái lớn nữa là căng thẳng thần kinh. Vệ sĩ Amit nói về một ấn tượng sâu sắc nhất: "Có một lần, Tổng thống Clinton gặp Tổng thống Assad của Syria, các vệ sĩ cố gắng tránh nguy cơ ông Clinton bị ám sát, nói cách khác là chỉ cần các vệ sĩ của ông Assad rút súng là phải bắn chết đối phương ngay. Tôi ý thức được rằng nếu tôi giết được họ thì chắc chắn đây là ngày cuối cùng tôi ở trên thế gian này".

"Hôm đó, khi tôi đi trước vào trong phòng, phía sau là Tổng thống Clinton và ông Assad. Trong mấy giây đó trong đầu tôi chợt nhớ đến gia đình, tôi cầu nguyện: Nếu tôi bị buộc phải giết người Syria để hoàn thành nhiệm vụ, mặc dù có phải chết nhưng Tổng thống Clinton phải còn sống. Sau đó, tôi không còn gì phiền não nữa mà chuẩn bị chấp hành nhiệm vụ".

Vệ sĩ của Tổng thống Obama.

Tôi và viên chỉ huy đội đặc nhiệm trao đổi với nhau bằng ánh mắt rồi tôi từ từ đi ở phía sau lưng ông Assad chiếm vị trí có thể dễ bắn được nhất. "Vệ sĩ phía Syria mặc quần áo bó chẽn, vật nổi cộm trong túi quần có thể đoán được họ mang súng ngắn tự động Scorpio. Tôi rất quen loại súng này, nó có thể lắp 10 đến 12 viên đạn là loại súng hoàn toàn tự động nhưng độ chính xác cao. Trong không gian hẹp như thế này nếu họ bắn, bất kể nguyên nhân gì đều có thể bắn trúng Tổng thống Clinton, điều này quyết không thể cho phép. Trong đầu tôi đã có dự tính, một khi người Syria chạm vào súng tôi sẽ rất nhanh bắn gục họ. Sau đó tôi di chuyển vị trí, đảm bảo đạn không thể bắn được vào người Tổng thống Clinton hoặc ông Assad. Nhưng cảm ơn Thượng đế, cuối cùng người Syria đã không chạm vào súng".

Những sự việc như thế này có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà các vệ sĩ luôn phải đối mặt.    

Sự gian khổ của những vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Mỹ

Vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Mỹ được hưởng nhiều quyền lợi và được công chúng rất ngưỡng mộ nhưng những gian nan vất vả và nguy hiểm thì chỉ có mình họ biết.

Ngoài sự căng thẳng về áp lực, thân thể các vệ sĩ luôn ở trạng thái mệt mỏi cực độ do nhiệm vụ của họ không ngừng được tăng thêm. Do các vệ sĩ cao tuổi phải nghỉ hưu, nên thường thiếu các vệ sĩ có kinh nghiệm. Đặc biệt sau vụ khủng bố "11-9" các vệ sĩ thường phải hy sinh cả ngày nghỉ, làm thêm giờ nên rất nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi cực độ. Các vệ sĩ thường lo rằng khi họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống mà bị quá căng thẳng hay quá mệt mỏi thường rất dễ để xảy ra sự sơ suất. Và như vậy thì việc bảo vệ Tổng thống và các đối tượng khác hậu quả sẽ không thể biết được, đó là điều lo lắng chính đáng.

Bảo vệ Tổng thống là nhiệm vụ đặc thù và sự đặc thù của nghề nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm cuộc sống gia đình. Những vệ sĩ ở thời kỳ đang yêu thì các cuộc hẹn hò để gặp nhau thường rất khó. Khi đi với người yêu, do thói quen nghề nghiệp các vệ sĩ thường ở phía sau các cô gái nên các cô gái cảm thấy họ vô cùng kỳ cục. Trong thời gian yêu họ thường ít có những giai đoạn ngọt ngào, lãng mạn của tình yêu.

Mặc dù đa số các vệ sĩ là những chàng thanh niên to cao đẹp trai nhưng cô gái lại không sẵn sàng sống chung với họ vì sự nguy hiểm và cuộc sống không có quy luật. Đặc biệt là những vệ sĩ trưởng ở văn phòng vệ sĩ Washington có những thời gian dài không về nhà và như vậy phần đông các vệ sĩ đã kết hôn có cuộc sống gia đình không được mỹ mãn hạnh phúc và ổn định.

Vì những lý do trên nên rất ít người làm vệ sĩ của Tổng thống quá 5 năm. Nhưng người đã nghỉ mặc dù vẫn có thể tiếp tục làm vệ sĩ nhưng không thể làm nhiệm vụ vệ sĩ ở vòng trong. Nhiều người sau khi nghỉ thường không muốn ở lại các văn phòng của cục mật vụ mà tìm các nghề khác để sinh sống.

Hiện nay mặc dù trong các vệ sĩ của Tổng thồng xuất hiện một số người nát rượu, ngoại tình hoặc nhảy nghề v.v... làm giảm uy danh của họ trong công chúng Mỹ nhưng nhìn chung mà nói tuyệt đại đa số vệ sĩ đều là những người có trách nhiệm cao độ, nghiêm túc và tinh thần yêu nghề. Các vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Mỹ vẫn là một đội ngũ vệ sĩ chất lượng cao và nổi tiếng thế giới.

Nguyễn Đình (Theo "Xinhuanet.com").

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文