Vì sao Liên Xô từ bỏ tàu ngầm tốc độ cao?

19:35 22/12/2020
Tháng 12-1970, chiếc tàu ngầm hạt nhân thử nghiệm của Liên Xô thuộc Dự án 661 Anchar đã đạt tốc độ di chuyển tối đa khi lặn tới 44,7 hải lý/giờ, tương đương 82,78km/giờ.


Với ưu thế tốc độ di chuyển rất cao, vỏ tàu bằng titan, chiếc tầu ngầm này đã lập kỷ lục thế giới về tốc độ mà cho đến nay chưa có loại tàu ngầm nào đạt được. Tuy nhiên, dù các cuộc chạy thử thành công, loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân không được sản xuất hàng loạt và chỉ có một chiếc tàu duy nhất. Tại sao Hải quân Liên Xô từ bỏ dự án tàu ngầm cao tốc?

Công nghệ của tương lai

Dự án 661 đã được khởi động vào cuối những năm 1950 trên thực tế từ con số 0, vì tàu ngầm loại này được cho là sẽ mở một chương mới trong lịch sử ngành đóng tàu ngầm.

Khi dự án khởi động, các nhà thiết kế không được phép sử dụng các công nghệ tàu ngầm trước đó, buộc họ phải nghĩ ra hàng loạt công nghệ tiên tiến cho Dự án 661. Trước hết vì thân tàu được làm bằng titan. 

Tàu ngầm hạt nhân dự án 661 lớp Anchar.

Theo chuyên gia Radiy Shmakov, tổng công trình sư thiết kế ra nhiều tàu ngầm, Titanium có tính chất phi từ tính, nó không bị ăn mòn, trọng lượng Titanium nhẹ chỉ bằng 50% trọng lượng thép. Với cùng độ dày, thân tàu bằng titan là nhẹ hơn nhiều. Trên thực tế, các chuyên gia đã có ý định tạo ra “con thuyền vĩnh cửu”. 

Nhưng, hợp kim đầu tiên hóa ra không thành công vì khi đó các chuyên gia thiếu kinh nghiệm. Trên lớp vỏ đã xuất hiện những vết nứt. Do đó, giới hạn lặn của tàu ngầm bị hạn chế. Sau đó, các tàu ngầm bằng titan không có vấn đề như vậy, các chuyên gia đã rút kinh nghiệm và giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, tàu ngầm Anchar đã được chế tạo theo sơ đồ hai thân, các tấm titan được hàn trong môi trường không có oxy. Thân tàu nhẹ có hình trụ, hai cánh quạt bố trí cách nhau 5 mét  được lắp ở đuôi tàu. Trên mũi tàu có hai khoang. Chiếc tàu ngầm cao 107 mét có chín khoang biệt lập. Thủy thủ đoàn gồm 80 người.

Thứ ba, các thiết bị tiên tiến nhất lúc bấy giờ đã được lắp đặt trên tàu ngầm, nhiều thành phần và hệ thống lần đầu tiên được thử nghiệm trên biển. Ví dụ, khu phức hợp viễn thông và cáp quang. Một số thiết bị được tự động hóa hoàn toàn, tàu ngầm có khả năng hoạt động độc lập trong thời gian 70 ngày.

Thứ tư, tàu ngầm đã được tạo ra như "thợ săn hàng không mẫu hạm", do đó, nó được trang bị các loại vũ khí đặc biệt. Trong mũi tàu có các tên lửa chống hạm Amethyst và bốn ống phóng lôi 533 mm. Tên lửa được phóng từ độ sâu 30 m và có tầm bắn xa tới 70 km. Anchar có khả năng thực hiện hai đợt phóng mạnh trong khoảng thời gian ba phút.

Vì dự án này là rất phức tạp, quá trình chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân đã kéo dài 10 năm. Vì thế tới tháng 1-1970, tàu ngầm Anchar mới được đưa vào biên chế Hạm đội Phương Bắc.

Chi phi đắt đỏ khiến dự án 661 được đặt biệt danh là "Cá vàng".

Tàu ngầm tấn công

Ngày 18-12-1970, cuộc chạy thử trên biển đã đạt kết quả rất đáng khích lệ. Ở độ sâu 100 m, thủy thủ đoàn đã tắt chế độ bảo vệ khẩn cấp của các tuabin để chúng tiếp tục hoạt động ngay cả trong chế độ giới hạn. Với công suất của lò phản ứng hạt nhân ở mức 97%, chiếc tàu ngầm đã tăng tốc lên 44,7 hải lý/giờ (hơn 82 km/giờ), mặc dù theo thiết kế kỹ thuật, tốc độ tối đa là 38 hải lý/giờ.

Cho đến nay, Anchar do Liên Xô sản xuất vẫn giữ kỷ lục thế giới về tốc độ di chuyển khi lặn. Tốc độ tối đa của các tàu ngầm hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân là 35 hải lý/giờ. Nhưng, tốc độ rất cao của Anchar có tác dụng phụ. 

Tiếng ồn trong khoang trung tâm lên tới 100 decibel, các thủy thủ không thể chịu nổi khi liên tục ở trong điều kiện như vậy. Dòng chảy hỗn loạn dọc theo hai bên tàu đã tạo ra tiếng ồn gần như tiếng máy bay, và con tàu mất đi lợi thế chính là khả năng tàng hình. Do quá tải, dòng nước chảy tới đè bẹp thân tàu ở một số nơi, cửa khoang điều khiển bay ra ngoài.

Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Hải quân Liên Xô rất thích chiếc tàu ngầm tốc độ cao. Sự vượt trội đáng kể về tốc độ cho phép Anchar di chuyển rất nhanh để bắn tên lửa hành trình và né tránh các cuộc tấn công bằng ngư lôi của đối phương.

Ngư lôi được đưa lên tàu ngầm.

Sau cuộc chạy thử trên biển, chiếc tàu đã được sửa chữa và lại ra khơi. Vào tháng 3-1971, thủy thủ đoàn của Anchar dự định thiết lập một kỷ lục mới về tốc độ, khởi động lò phản ứng đầy đủ công suất lên 100% (đây là sự điên rồ hoàn toàn), nhưng, tàu ngầm chỉ lặp lại thành tích trước đó. 

Cùng năm, Anchar đã tham gia "các cuộc đua sinh tồn" ở Đại Tây Dương. Chiếc tàu ngầm Liên Xô đã phát hiện tàu sân bay USS Saratoga và theo đúng nghĩa đen "bám đuôi tàu sân bay Mỹ". Người Mỹ đã cố gắng hết sức để thoát ra khỏi chiếc tàu ngầm mà họ không thể xác định được, nhưng vô ích. Chỉ sự cố hỏng trục các đăng đã buộc thủy thủ đoàn của Anchar phải ngừng truy đuổi và về căn cứ.

Những vấn đề và kinh nghiệm

K-162 Anchar là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng vỏ hoàn toàn bằng titan. Nó được trang bị 10 ống phóng chứa tên lửa hành trình chống hạm P-70 Ametist với tầm bắn 65 km, cùng 12 ngư lôi cỡ 533 mm. Sau khi bắn hết tên lửa, tàu buộc phải trở về cảng để nạp đạn, quy trình này không thể tiến hành ngoài khơi như nhiều tàu ngầm khác trong biên chế Liên Xô.

Theo kế hoạch, Hải quân Liên Xô phải nhận 10 tàu ngầm như vậy. Nhưng, chi phí chế tạo Anchar quá đắt đỏ, gần 2 tỷ rúp Liên Xô (tương đương 246 tỷ 280 triệu rúp Nga, hay 3 tỷ 365 triệu 170 nghìn USD). Liên Xô đã cấp phát nhiều kinh phí ngân sách cho nhu cầu quốc phòng, nhưng chi phí cao như vậy không thể chấp nhận được. Chi phi đắt đỏ khiến Dự án 661 được đặt biệt danh là "Cá vàng".

Nhược điểm lớn nhất của tàu ngầm dự án 661 là ở tốc độ tối đa nó tạo ra tiếng ồn 100 decibel, khiến rất dễ bị phát hiện.

Ngoài ra, quá trình vận hành thử nghiệm đã bộc lộ những thiếu sót nghiêm trọng của hệ thống tên lửa, nhiều nhược điểm trong thiết bị trên tàu, mức độ tin cậy kém và khó  bảo trì. Các chuyên gia đã rút ra kết luận rằng, các công việc hiện đại hóa là không hợp lý. Chiếc tàu ngầm này không bao giờ được sản xuất hàng loạt, nhưng kinh nghiệm thu được trong quá trình chế tạo nó rất hữu ích trong việc thiết kế tàu ngầm thế hệ tiếp theo.

Trong 20 năm sử dụng, chiếc Anchar hầu như liên tục neo đậu tại căn cứ hải quân hoặc được sửa chữa tại ụ tàu. Chiếc tàu này biến thành "chuột thí nghiệm" trao tặng cho hạm đội và các nhà đóng tàu nhiều giải pháp kỹ thuật mới để thiết kế các thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tiếp theo. 

Năm 1985, chiếc tàu ngầm cũ nát đã neo đậu tại cầu cảng và hiện diện ở đó cho đến năm 2010, sau đó nó bị cắt ra lấy sắt vụn. Tuy nhiên, nhiều công nghệ của nó đã được ứng dụng trên các tàu ngầm tấn công Đề án 705 "Lira", Đề án 670 "Skat" và Đề án 945 "Barrakuda" của Nga sau này. 

Minh Trang (Theo Sputnik)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文