Vì sao Nhà nước Hồi giáo trả tự do cho 200 người Yazidis ở miền Bắc Iraq

09:31 15/02/2015
Từ trước đến nay, khi bắt giữ con tin hoặc tù binh, Nhà nước Hồi giáo (IS) thường giữ làm nô lệ, đòi tiền chuộc hoặc sát hại hàng loạt để gây tiếng vang. Lần này chúng trả tự do một đợt cho 200 người Yazidis ở miền Bắc Iraq. Thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao?

Trả tự do

Theo AFP, thứ bẩy ngày 17 tháng 1 vừa qua, Nhà nước Hồi giáo (IS) lần đầu tiên trả tự do cho 200 người Yazidis ở miền Bắc  Iraq. Đây là đợt trả tự do cho người bị bắt lớn nhất của IS từ trước đến nay. Họ là những người thuộc bộ tộc Yazidis sinh sống ở thành phố Mosoul, phía Bắc Iraq. Sau khi chiếm thành phố lớn thứ hai Iraq này, IS biến toàn bộ dân cư rơi vào tay chúng thành tù binh.

Phụ nữ thì chúng bán làm vợ các chiến binh Hồi giáo hoặc biến thành nô lệ tình dục, thanh niên và trung niên bị chúng sát hại hàng loạt, người già và trẻ em bị giam cầm và khủng bố tinh thần. Nhiều phụ nữ không chịu nổi đã phải tự sát hoặc bị chúng sát hại. Hẳn mọi người còn nhớ hôm 10 tháng 8 năm ngoái, IS đã sát hại một lúc 500 người Yazidis, bắt 300 phụ nữ làm nô lệ tình dục. Trung tuần tháng 12 năm 2014, chúng đã sát hại 150 phụ nữ bao gồm cả những người đang mang thai do không chịu chấp thuận kết hôn với chiến binh của chúng.

Người Yazidis là một phần của cộng đồng người thiểu số Kurde, sinh sống chủ yếu ở miền Bắc Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Iran, Syrie và khu vực Capcazơ thuộc Nga. Họ theo một tôn giáo cổ có nguồn gốc từ Hoà giáo Ba Tư. Sau khi chiếm Mosoul, phiến quân IS bắt họ cải sang đạo Hồi, nếu không sẽ bị sát hại.

Số người được thả lần này là số ít người may mắn sống sót. Hình ảnh ghi nhận được cho thấy họ là những người ốm yếu, kiệt quệ, nhiều người phải ngồi trên xe lăn hoặc chống gậy. Họ được đưa đến một trung tâm chăm sóc sức khỏe tại Erbil, thủ phủ của khu vực người Kurde Iraq. Một người già trong số họ kể rằng họ bị kiệt quệ không chỉ vì thiếu lương thực mà còn vì sống trong sự hoảng loạn một thời gian dài. Họ được thả tại mặt trận phía Tây Nam thành phố Kirkouk và được các chiến binh người Kurde đón nhận. Cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên hiệp quốc lên án hành động của chúng là phạm tội ác chống lại loài người.

Lý giải nguyên nhân IS trả tự do cho 200 người Yazidis lần này, bà Vian Dakhil, nghị sỹ Quốc hội Iraq, người Yazidis cho rằng: với sự hỗ trợ của các đợt ném bom của không quân Mỹ và đồng minh, quân đội người Kurde mở ngày càng nhiều đợt tấn công đã gây sức ép buộc IS phải co cụm ở mặt trận phía Bắc Iraq và không thể tiếp tục giam giữ những người này. Tháng 12 năm 2014, lực lượng người Kurde đã đẩy lui các chiến binh IS ở Tây Bắc Iraq và phá vỡ vòng vây của IS kéo dài quanh núi Sinjar, nơi hàng ngàn người Yazidis bị mắc kẹt trong nhiều tháng. Ngoài ra, IS không thể tiếp tục sát hại hàng loạt người thiểu số Yazidis, vì xác chết cũng đặt ra vấn đề môi trường cho các khu vực chúng kiểm soát.

Song có thể nói nguyên nhân chính buộc IS phải thả một số người chúng bắt giữ là lý do kinh tế. Nếu chúng tiếp tục giam giữ người Yazidis, chúng phải chi cho ăn ở và lại cần một lực lượng giám sát họ. Một người trong số được giải thoát cho biết ông ta nghe thấy bọn chiến binh IS trao đổi với nhau hiện chúng còn đang cầm giữ 3.000 người Yazidis. Trong bối cảnh IS đang gặp khó khăn về nguồn cung tài chính, do giá dầu thế giới hạ, một số giếng dầu do chúng kiểm soát đã bị ném bom, không thể tiếp tục khai thác.

Điều đó lý giải vì sao chúng tiếp tục áp dụng thủ đoạn bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Việc IS tuyên bố đòi 200 triệu USD tiền chuộc nếu không sẽ chặt đầu hai con tin người Nhật đang dấy lên mối lo ngại của không chỉ Thủ tướng Sinzo Abe và nhân dân Nhật Bản mà cả cộng đồng thế giới. Nước nào cũng lo ngại công dân của mình chẳng may sa vào tay IS.

Nhân đây cũng thử tìm hiểu nguồn thu tài chính của IS là từ đâu

Để nuôi dưỡng đội quân trên 30.000 quân cộng với thân nhân gia đình số này, IS phải cần tới một ngân sách không nhỏ. Mới đây chúng đã công bố ngân sách của chúng năm 2015 là 2 tỷ USD. Số tiền này trước hết lấy từ nguồn bán dầu từ các giếng dầu của Iraq và Syrie do chúng chiếm đoạt. Nguồn thứ hai là từ việc tổ chức buôn bán cung cấp hàng hóa cho dân cư tại các khu vực chúng kiểm soát. Nguồn thứ ba thu từ việc đánh thuế người dân của chúng. Nguồn thứ tư không kém phần quan trọng là thu từ tiền chuộc con tin.

Trong khi Mỹ kiên quyết phản đối trả tiền chuộc để giải thoát con tin, thì Pháp lại làm như vậy. Ngay trong lúc đang diễn ra hội nghị Paris về an ninh Iraq, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng phê phán nước Pháp trả tiền chuộc cho bọn khủng bố.

Theo báo chí Mỹ, từ năm 2008 đến nay, Pháp đã chi 58,1 triệu USD tiền chuộc cho Al Qeada để đổi lấy tự do cho các công dân của mình. Việc làm của Pháp được coi là việc cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố. Phía Mỹ đánh giá trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, các tổ chức khủng bố ở Bắc Phi - Trung Đông đã thu được 125 triệu USD tiền chuộc con tin và số tiền mà Pháp chi ra còn cao hơn nhiều con số 58,1 triệu USD. Nếu Pháp tiếp tục hành động như vậy, thì mục tiêu làm cạn kiệt nguồn cung tài chính cho IS mà HN Paris vừa đưa ra khó lòng được thực hiện.

IS ra tối hậu thư cho Chính phủ Nhật Bản trong vòng 72 giờ phải trả tiền chuộc. Mặc dù Thủ tướng Sinzo Abe tuyên bố cứng rắn, song Chính phủ Nhật đang tìm mọi cách để cứu hai công dân của mình. Trong những ngày tới, cộng đồng thế giới sẽ phải chứng kiến hoặc là tin vui hoặc điều khủng khiếp tùy theo kết quả xử lý của chính quyền Tokyo.

Thành Tâm

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文