Vì sao ông Donald Trump phản ứng mạnh với TikTok?

15:55 05/08/2020
Tổng thống Donald Trump tuyên bố có thể sử dụng thẩm quyền kinh tế khẩn cấp hoặc ký sắc lệnh hành pháp để cấm ứng dụng TikTok hoạt động tại Mỹ ngay từ ngày 1-8.

TikTok là ứng dụng phổ biến rộng rãi với thanh niên ở nhiều quốc gia, với hàng trăm triệu người sử dụng toàn cầu. Ứng dụng này cho phép người sử dụng theo dõi và đăng tải video, với nhiều ứng dụng đồ họa và âm thanh lôi cuốn. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump tuyên bố có thể sử dụng thẩm quyền kinh tế khẩn cấp hoặc ký sắc lệnh hành pháp để cấm ứng dụng TikTok hoạt động tại Mỹ ngay từ ngày 1-8.

Lo ngại  an ninh quốc gia

Theo The Hill, ngày 31-7, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ cấm ứng dụng TikTok hoạt động tại Mỹ. "Do lo ngại liên quan tới TikTok, chúng tôi sẽ cấm ứng dụng này ở Mỹ", Tổng thống Trump phát biểu với phóng viên từ chuyên cơ Air Force One.

Tổng thống Mỹ cho biết có thể sử dụng thẩm quyền khẩn cấp về kinh tế hoặc sắc lệnh hành pháp để chính thức cấm ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc này ngay từ ngày 1-8. 

Ông chủ Nhà Trắng cũng không ủng hộ việc các công ty Mỹ mua lại TikTok. Tuyên bố được Tổng thống Trump đưa ra chỉ vài giờ sau khi xuất hiện thông tin gã khổng lồ công nghệ Microsoft đang thảo luận để mua lại TikTok từ Tập đoàn ByteDance, công ty có trụ sở ở Bắc Kinh. 

Bên cạnh đó, một số thông tin cũng cho biết Tổng thống Trump đang xem xét ký sắc lệnh yêu cầu thoái vốn của các công ty Mỹ khỏi TikTok do lo ngại dữ liệu nhạy cảm của Mỹ có thể được thu thập và chuyển giao cho Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nói chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét cấm nhiều ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có TikTok, do các lo ngại về an ninh quốc gia. 

Cuối tháng 7, Nhà Trắng đã phê chuẩn quyết định cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ liên bang. Nhiều thượng nghị sĩ đã yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra với TikTok, với lo ngại ứng dụng này có thể được Bắc Kinh sử dụng để can thiệp vào bầu cử tại Mỹ.

TikTok đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng ứng dụng này kiểm duyệt nội dung và chia sẻ dữ liệu với Chính phủ Trung Quốc.

TikTok từng bị cấm ở Ấn Độ-ảnh Foxx61.

"Ngựa gỗ thành Troy" trong điện thoại 

"Người dân Mỹ cần lo ngại với TikTok, bởi đó là công cụ giám sát của chính quyền Trung Quốc. Đó là con ngựa gỗ thành Troy trong điện thoại của mọi người", The Atlantic dẫn lời Thượng nghị sĩ Josh Hawley khẳng định.

Tại sao một ứng dụng chia sẻ video có thể đe dọa an ninh nước Mỹ? Theo The Atlantic, ở Washington, đây là mối lo ngại thực sự lớn và trong những tuần gần đây, các chính trị gia Mỹ ngày càng tỏ ra cứng rắn với TikTok. Ứng dụng của ByteDance trở thành biểu tượng của mối đe dọa Trung Quốc với xã hội và ngành công nghệ Mỹ. 

Trong nhiều năm qua, mạng Internet trở thành "lãnh địa" của các tập đoàn Mỹ như Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Microsoft và Facebook. TikTok là công ty Trung Quốc đầu tiên đạt bước đột phá trên thị trường toàn cầu theo cách mà Alibaba, Baidu hay Tencent chưa thể làm nổi. Chính quyền Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng TikTok để thu thập hình và thông tin của người Mỹ trong các chiến dịch tình báo.

Mối quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi nghiêm trọng vì cuộc thương chiến và dịch COVID-19, và TikTok trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu này. Theo hãng nghiên cứu Sensor Tower, đến nay TikTok được tải 165 triệu lần tại Mỹ và hơn 2 tỷ lần trên phạm vi toàn cầu. 

Nhận thấy mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, Giám đốc điều hành (CEO) ByteDance Trương Nhất Minh xác định TikTok là một nền tảng quốc tế. TikTok chưa bao giờ hoạt động tại Trung Quốc, ByteDance có một phiên bản nội địa mang tên Douyin. 

Trong thời gian qua, CEO Trương nỗ lực tìm cách xoa dịu những lo ngại của Mỹ. Đội ngũ quản lý thị trường Mỹ của TikTok được đưa ra khỏi Trung Quốc và đến Mỹ. Hồi tháng 3, ông Trương thuê nhà vận động hành lang nổi tiếng Michael Beckerman để tiếp cận các quan chức Washington. Đến tháng 5, cựu lãnh đạo Dinsey Kevin Mayer được bổ nhiệm làm CEO TikTok.

Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để thuyết phục các quan chức Mỹ. Thượng nghị sĩ Josh Hawley mô tả những nỗ lực tu sửa của TikTok là "lố bịch" và nhấn mạnh "đó vẫn luôn là một công ty Trung Quốc". 

Đồng quan điểm, luật sư Dan Harris của hãng Harris Bricken bình luận: "Có lẽ nhân sự TikTok chỉ muốn kinh doanh để sinh lãi. Nhưng nếu hiểu cách Trung Quốc hành động, không ai có thể quả quyết rằng TikTok là an toàn". 

Hồi tháng 3, Thượng nghị sĩ Hawley trình dự luật cấm nhân viên chính phủ Mỹ sử dụng TikTok. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu quân nhân xóa bỏ ứng dụng này khỏi điện thoại. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đã mở cuộc điều tra vụ ByteDance mua ứng dụng Muscial.ly. "Cách tốt nhất với ByteDance là bán TikTok cho một công ty Mỹ", Thượng nghị sĩ Hawley khẳng định.

 Nguồn tin Bloomberg cho biết Microsoft đang đàm phán để mua lại TikTok. Ước tính định giá của TikTok hiện vào khoảng 50 tỷ USD, cao gấp 50 lần so với doanh thu 1 tỷ USD dự kiến năm nay.

Trường Vân

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文