Vì sao ông Jeff Sessions phải từ chức?

14:52 26/11/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7-11 đã buộc ông Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp, phải thôi chức trong nỗ lực cải tổ nội các sau khi để Hạ viện rơi vào tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ, theo New York Times.


Đơn từ chức của ông Sessions được đưa ra sau yêu cầu của Tổng thống và đã được nộp cho Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly. “Thưa Ngài Tổng thống, theo yêu cầu của Ngài, tôi đệ đơn từ chức”, ông Sessions viết trong đơn. 

Lá đơn từ chức này được đưa ra chỉ chưa đầy một giờ sau cuộc họp báo của ông Trump mà khi đó ông được hỏi liệu hai ông Sessions và Rod J. Rosentein, Thứ trưởng Tư pháp, có được đảm bảo vẫn giữ nguyên vị trí hay không. Ông Trump đã né tránh câu hỏi này. “Tôi sẽ trả lời câu hỏi này vào lúc khác”, ông nói.

Mất điểm vì “ngại khó”

Một viên chức cao cấp của Bộ Tư pháp cho biết Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã gọi cho ông Sessions để yêu cầu ông từ chức, thay mặt cho Tổng thống Donald Trump. Một viên chức cao cấp của Nhà Trắng nói với CBS News rằng Tổng thống Donald Trump đã có ý định sa thải ông Sessions từ trước cuộc bầu cử giữa mùa, nhưng đã trì hoãn dự dịnh này.

Ông Jeff Sessions, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ.

Tổng thống Donald Trump thường xuyên công kích Bộ Tư pháp và bản thân ông Sessions và quy lỗi cho ông về cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về mối liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với Nga. 

Trong nhiều tháng, ông Trump đã nói là ông muốn thay ông Sessions, nhưng các nhà lập pháp và các quan chức trong nội các của ông tin rằng sa thải Bộ trưởng Tư pháp trước bầu cử giữa kỳ sẽ có hậu quả tiêu cực đối với đảng Cộng hòa trong cuộc đua sít sao. Cho nên không có gì bất ngờ khi ông Sessions từ chức chỉ một ngày sau bầu cử.

Ông Trump chỉ trích việc ông Sessions rút lui khỏi vai trò giám sát cuộc điều tra của ông Robert Mueller trong giai đoạn đầu, dẫn đến việc chỉ định một Công tố viên đặc biệt. “Ông ấy nhận lấy công việc này rồi nói: ‘Tôi sẽ rút ra khỏi cuộc điều tra.’ Tôi nói: ‘Ông ta là người thế nào vậy?’,” ông Trump từng nói trong một cuộc phỏng vấn trong năm nay trên kênh Fox News. “Tôi muốn không dính líu gì, nhưng khi mọi người nhìn thấy điều gì đang xảy ra ở Bộ Tư pháp, tôi sẽ luôn bỏ hai chữ ‘công lý’ trong dấu ngoặc kép”.

Ông Sessions là một trong những người ủng hộ ông Trump sớm nhất và mạnh mẽ nhất. Việc từ chức này của ông Sessions cũng chấm dứt mối quan hệ ‘cơm không lành, canh không ngọt’ giữa hai ông kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống. Mối quan hệ này đã đi xuống trở thành một trong những cuộc đối đầu công khai căng thẳng nhất trong lịch sử Mỹ giữa một vị tổng tư lệnh và một thành viên cao cấp trong nội các.

Hồi tháng 2-2016, Sessions lúc đó là thượng nghị sỹ đương nhiệm đầu tiên ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump và trong nhiều tháng trong giai đoạn tranh cử, ông đã trở thành một trong những cố vấn an ninh quốc gia thân cận nhất của ông Trump. Sau khi ông Sessions rút ra khỏi cuộc điều tra của ông Mueller, ông Trump đã không bao giờ tha thứ cho ông. Sau đó, ông Trump thường xuyên lên án ông Sessions nặng nề trên Twitter và trong những lời tuyên bố công khai. Có nhiều khi ông Trump gọi ông Sessions là ‘nhục nhã’, ‘rất yếu kém’ và ‘ngập ngụa trong khó khăn’.

Ông Trump cũng công khai thúc giục ông Sessions mở cuộc điều tra về đối thủ của ông là bà Hillary Clinton và các thành viên khác của đảng Dân chủ nhưng ông Sessions đã không làm theo. Sau đó, ông Trump đã công khai thóa mạ ông Sessions. Nhiều thành viên của lưỡng đảng đã cho rằng Tổng thống Donald Trump đã vứt bỏ yêu cầu độc lập theo truyền thống của các cơ quan thực thi pháp luật trong những vụ truy tố có động cơ chính trị.

Ông Sessions là cái tên mới nhất gia nhập nhóm những quan chức cấp cao bị Tổng thống Donald Trump sa thải. Nhóm này gồm: cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu Giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci, cựu trợ lý Omarosa Manigault Newman, cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson, cựu Cố vấn An ninh quốc gia H.R. Mcmaster... Jefferson Sessions sinh ngày 24-12-1946. Ông là Thượng nghị sĩ bang Alabama từ năm 1997 đến 2017, là thành viên của đảng Cộng hòa. Ông được tạp chí Time bình chọn là 100 người ảnh hưởng nhất trên thế giới vào năm 2018.

Tương lai của Mueller?

Thông thường sau vụ từ chức của Bộ trưởng Tư pháp, Thứ trưởng Tư pháp Rod J. Rosentein sẽ là chọn lựa hàng đầu để làm quyền Bộ trưởng. Tuy nhiên, ông Trump cũng đã công khai than phiền về ông Rosentein, người phụ trách giám sát cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt sau khi ông Sessions rút lui.

Ông Matthew G. Whitaker. 

Hiện tại, ông Matthew G. Whitaker sẽ giữ chức Bộ trưởng Tư pháp tạm thời, cũng như giữ vai trò giám sát giám sát cuộc điều tra của ông Mueller. Trước khi ông Whitaker gia nhập Bộ Tư pháp, ông đã chỉ trích cuộc điều tra của ông Mueller vào tháng 8-2017. Ông Whitaker cho rằng ông Mueller không nên điều tra tài chính của gia đình Tổng thống Donald Trump, vì vấn đề tài chính của gia đình Tổng thống không liên quan gì đến cuộc bầu cử năm 2016 hay Chính phủ Nga.

Ông Whitaker đã đưa ra một tuyên bố rằng ông rất vinh dự khi được chọn bởi Tổng thống Donald Trump. Với việc đảng Cộng hòa vẫn giữ được thế đa số ở Thượng viện sau bầu cử giữa kỳ, ông Trump sẽ dễ dàng thông qua đề cử mới cho chức vụ Bộ trưởng Tư pháp. Động thái này sẽ dọn đường cho ông Trump sa thải ông Mueller. Để sa thải Công tố viên đặc biệt, ông Trump có thể ra lệnh cho ông Rosentein làm việc này. Tuy nhiên, ông Rosentein nói rằng ông không thấy lý do gì để sa thải ông Mueller.

Đầu tháng 9 vừa qua, Axios đưa tin ông Whitaker nằm trong danh sách các nhân sự Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump như người thay thế Don McGahn làm Luật sư Nhà Trắng. Còn tờ New York Times đưa tin, Giám đốc Nhà Trắng John Kelly gọi Whitaker là "đôi mắt và đôi tai của Cánh Tây" trong Bộ Tư pháp. Ông Trump cũng đã nói chuyện với Whitaker về khả năng giả định vai trò của ông Session ở chức vụ Tổng chưởng lý. 

Vào thời điểm đó, The New York Times đã mô tả Whitaker là một người trung thành với ông Trump, người thường xuyên ghé thăm Phòng Bầu dục. Whitaker được giới thiệu bởi nhân viên Nhà Trắng sau khi tờ New York Times tiết lộ rằng Rod Rosenstein đã thảo luận bí mật khai thác các cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống và nói về việc sử dụng Tu chính án 25 để bãi nhiệm ông Trump.

Tờ Vox nói rằng Tổng thống Donald Trump đã gặp Whitaker ít nhất 10 lần và thường xuyên nói chuyện với ông ta qua điện thoại, và theo một cựu quan chức chính quyền hiện tại, Whitaker đã tư vấn cho ông Trump về cách gây áp lực cho Bộ Tư pháp để điều tra các đối thủ của ông Trump. Ông Whitaker có vợ và hai con. Được biết trước đây ông từng muốn tham gia vào ngành công nghiệp điện ảnh.

Như Sơn

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文