Vợ chồng cựu Tổng thống Nigeria và số tiền tham nhũng khổng lồ

15:12 12/10/2017
Và cựu Đệ nhất phu nhân Patience Jonathan đang bị đòi hoàn trả số tiền từng chiếm đoạt công quỹ (trị giá hàng chục triệu USD), trong thời gian ông Goodluck Jonathan làm Tổng thống Nigeria. 


"Michelle Obama hết mình ủng hộ đảng của chồng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhưng chúng ta nào thấy Tổng thống Donald Trump làm gì để chống lại bà ấy", tờ The Guardian vừa dẫn tuyên bố của cựu Đệ nhất phu nhân Nigeria, nhưng bà Patience Jonathan đã viết như vậy dưới danh nghĩa của một trợ lý truyền thông. 

Bà Patience Jonathan coi nỗ lực thu hồi hàng chục triệu USD của Tổng thống Muhammadu Buhari là “trò săn phù thủy bất nhân”. Và mục tiêu chỉ trính của bà Patience Jonathan là Ủy ban bài trừ tội phạm kinh tế-tài chính (EFCC) do ông Ibrahim Magu lãnh đạo. Bởi EFCC là cơ quan chống tham nhũng do Chính phủ thành lập để thu hồi số tiền bị các quan chức chiếm đoạt trước đây. 

Và cựu Đệ nhất phu nhân Patience Jonathan đang bị đòi hoàn trả số tiền từng chiếm đoạt công quỹ (trị giá hàng chục triệu USD), trong thời gian ông Goodluck Jonathan làm Tổng thống Nigeria. Tờ The Guardian dẫn cáo buộc của cựu Đệ nhất phu nhân Patience Jonathan, theo đó ông Ibrahim Magu đang "muốn giết" vợ chồng bà. 

Đồng thời cho rằng, Chính phủ của Tổng thống Muhammadu Buhari đang điều tra miệt mài chỉ để "trả đũa" việc bà đã ủng hộ chồng ra tranh cử Tổng thống năm 2015. Theo cựu Đệ nhất phu nhân Patience Jonathan, Tổng thống Muhammadu Buhari phải học tập "gương của Tổng thống Mỹ Donald Trump". 

Cựu Tổng thống Goodluck Jonathan.

Bà Patience Jonathan muốn được ghi nhận trong lịch sử Nigeria, không người vợ nào của bất kỳ Tổng thống nào bị điều tra, bị bêu riếu. Và cho rằng, số phận của mình đang nằm trong tay ông Ibrahim Magu.

Theo giới truyền thông, EFCC đã niêm phong 4 tài khoản ngân hàng (trị giá 31,5 triệu USD) của cựu Đệ nhất phu nhân Patience Jonathan. Luật sư của bà Patience Jonathan cho biết, 15 triệu USD trong tài khoản là để chi trả việc khám và điều trị sức khỏe của cựu Đệ nhất phu nhân ở London, Anh năm 2013. 

Dư luận và EFCC đang muốn làm rõ số tiền kể trên bởi bà Patience Jonathan chỉ là nhân viên ngân hàng nên không thể sở hữu tới 4 tài khoản trị giá hơn 30 triệu USD. Hơn 2 tháng trước, hãng BBC từng dẫn xác nhận của Ikechukwu Eze, người phát ngôn của cựu Tổng thống Goodluck Jonathan về vụ trộm xảy ra hôm 31-7 tại ngôi nhà ở thủ đô Abuja. 

Nhưng ông Goodluck Jonathan đã phủ nhận việc mất 36 chiếc tivi hiện đại và 25 tủ lạnh như giới truyền thông nước này đưa tin. Cảnh sát khẳng định, đã xác định được một số nghi phạm, trong đó có 6 sĩ quan cảnh sát được cử canh gác ngôi nhà kể trên. Mặc dù cảnh sát đã mở cuộc điều tra sâu rộng, nhưng họ vẫn chưa bắt được thủ phạm.

Hơn 3 năm trước (tháng 4-2014), những khách đến dự đám cưới con gái ông Goodluck Jonathan đều được tặng một chiếc iPhone 5 bằng vàng thật mới tinh (tên của cô dâu, chú rể và ngày cưới được gia chủ tinh tế khắc lên mặt sau của chiếc iPhone cùng đá quý) khi ra về. 

Không phải thời điểm đó, mà hiện tại chiếc iPhone 5 bằng vàng thật (được thiết kế đặc biệt bởi Malivelihood, công ty chế tác các sản phẩm mạ vàng bằng công nghệ cao) vẫn là một món hàng xa xỉ đối với nhiều người dân Nigeria. 

Người ta từng phát hiện Công ty dầu khí nhà nước Nigeria đã rút tới 25 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, thời kỳ ông Goodluck Jonathan nắm quyền. Theo đó, thành viên Chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân viên trong Công ty dầu khí nhà nước Nigeria đã ăn trộm hàng chục nghìn thùng dầu thô mỗi ngày khiến ngân sách quốc gia cạn kiệt. 

Ông Goodluck Jonathan bị cáo buộc tham nhũng, bỏ túi hàng trăm triệu USD từ các thỏa thuận dầu mỏ. Nhiều người cho rằng, tham nhũng là một trong những nguyên nhân khiến ông Goodluck Jonathan thất bại trong cuộc bầu cử hơn 2 năm trước.

Hơn 1 năm trước (4-10-2016), người phát ngôn của Tổng thống Muhammadu Buhari cho biết, ông đã quyết định bán 2 chiếc máy bay của mình (Falcon 7x và Hawker 4000 với nội thất sang trọng) để giảm bớt chi phí trong bối cảnh đất nước đang phải vật lộn với suy thoái và tham nhũng. 

Nạn tham nhũng ở Nigeria phổ biến đến mức cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng nói vui rằng: bạn có gì cho chúng tôi, Nigeria? Nạn tham nhũng tuyệt vời! 

Kể từ khi lên nắm quyền (tháng 5-2015), Tổng thống Muhammadu Buhari đã ra lệnh bắt hàng chục thành viên Chính phủ cùng phe phái của họ và giao cho EFCC xử lý. 

Tờ The Guardian cho biết, EFCC đang có uy tín ở Nigeria sau khi thu hồi 43 triệu USD tiền mặt trong một căn hộ bỏ hoang ở Thủ đô Lagos của một quan chức Chính phủ. Và chính sách trích thưởng 5% số tiền thu hồi được cho người tố cáo là một trong những động lực để EFCC hoàn thành công việc. 

Được biết, EFCC đang làm rõ 615 triệu USD tiền mặt và số tài sản của cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Diezani Alison-Madueke. 2 tháng trước (tháng 8-2017), bà Diezani Alison-Madueke bị điểm danh trong một vụ đưa-nhận hối lộ ở Mỹ. Khi đó cộng sự của bà Diezani Alison-Madueke bị tố cáo chi 144 triệu USD (để "chạy" hợp đồng khai thác dầu thô) để mua nhà ở hạng sang, đồ nội thất và một du thuyền.

Quốc Dũng

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文