Vụ hối lộ chấn động nhất hành tinh

17:19 29/05/2017
Nạn hối lộ luôn làm cảnh sát phải đau đầu, làm nền kinh tế nhiều nước phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Tại các nước phát triển như Ấn Độ, vấn nạn này càng nghiêm trọng hơn.


Năm 2011, nhiều quan chức chính phủ nước này bị phát hiện đã ăn hối lộ các công ty viễn thông di động khi cấp phép phân bổ tần số viễn thông mạng 2G, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho Ấn Độ, với thiệt hại ước tính lên tới 31,97 tỷ USD. Tạp chí Time đã xếp vụ bê bối này đứng thứ 2 trong “top 10 vụ lạm dụng quyền lực”, chỉ sau vụ Watergate của Mỹ, tức về hối lộ, đây là vụ án lớn nhất.

Nhanh tay không bằng nhiều tiền

Năm 2007, Chính phủ Ấn Độ tiến hành cấp phép cho các công ty để phát triển mạng viễn thông 2G. Khi đó, toàn lãnh thổ Ấn Độ được chia thành 22 khu vực viễn thông, với tổng số 281 giấy phép. Theo kế hoạch, việc cấp phép mạng 2G sẽ dựa trên tiêu chí ai nộp đơn trước sẽ được xét cấp trước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Viễn thông A.Raja và tay chân dưới quyền đã bẻ cong tiêu chí này bằng cách không dựa trên cơ sở ai nộp đơn trước mà dựa trên cơ sở ai đáp ứng được các điều kiện “đầu tiên” trước.

Bộ trưởng Bộ Viễn thông Ấn Độ - ông A.Raja.

Cộng thêm việc chính sách viễn thông Ấn Độ chưa có đấu giá tần số. Khi giấy phép được cấp cho các nhà mạng, các tần số sẽ được phân bổ kèm theo, làm thiệt hại nghiêm trọng cho nguồn thu ngân sách của chính phủ nước này. Con số thiệt hại chính xác vẫn gây tranh cãi vì mỗi đơn vị chức năng lại đưa ra một con số khác nhau.

Cục Điều tra Trung ương ngày 2-4-2011 chốt con số thiệt hại ở mức 5,61 tỷ USD, nhưng cùng năm đó, Bộ trưởng Bộ Truyền thông - Công nghệ thông tin Kapil Sibal hùng hồn tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng “không có thiệt hại nào”.

Cơ quan kiểm soát viên và Tổng kiểm toán Ấn Độ căn cứ vào cuộc đấu giá mạng 3G và BWA năm 2010 để tính ra thiệt hại vụ bê bối 2G vào khoảng 31,97 tỷ USD.

Phớt lờ thư Thủ tướng

Tháng 5-2007, A. Raja nhậm chức Bộ trưởng Bộ Viễn thông. Ba tháng sau, Bộ này lên kế hoạch cấp phép mạng 2G. Ngày 25-9, Bộ Viễn thông đột ngột ra thông báo dời hạn chót nộp đơn xin cấp phép sang ngày 1-10.

Nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trong việc cấp phép, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã đích thân gửi thư cho Bộ trưởng A. Raja để chỉ đạo phải đảm bảo việc phân bổ tần số mạng 2G diễn ra công bằng, minh bạch và đảm bảo lệ phí cấp phép phải được sửa đổi theo tình hình thị trường. Tuy nhiên, Bộ trưởng Raja hồi âm từ chối nhiều đề nghị của Thủ tướng và cũng phớt lờ luôn cả công văn nêu bật những lo lắng về quy trình thủ tục cấp phép, phân bổ mạng 2G của Bộ Tài chính.

Từ đơn tố cáo, Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ đã vào cuộc. Qua điều tra bước đầu đã phát hiện một số quy định đã bị vi phạm và quan chức viễn thông ăn hối lộ để ưu ái cho một số công ty trong quá trình cấp phép 2G.

Báo cáo của kiểm toán cho biết, thậm chí Bộ Viễn thông đã cấp phép cho cả những công ty không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực viễn thông hoặc không đủ điều kiện, sau đó họ nhanh chóng sang tay cho các công ty nước ngoài. Thí dụ trường hợp của Unitech Wireless và Swan Telecom. Unitech Wireless được cấp phép với giá 300,64 triệu USD, sau đó bán lại 60% cổ phần với giá 1,12 tỷ USD cho Telenor của Na Uy. Tương tự, Swan Telecom nhận giấy phép với giá 278,2 triệu USD nhưng sau đó bán lại 45% cổ phần cho Etisalat của Các Tiểu vương quốc A Rập thống nhất với giá 760,2 triệu USD.

Đi sâu điều tra vụ bê bối mua bán giấy phép viễn thông, Cục Điều tra Trung ương đã phát hiện mối liên kết giữa 3 nhà: nhà chính trị có quyền cấp phép, nhà doanh nghiệp muốn mua giấy phép và nhà truyền thông làm trung gian.

Hàng loạt đối tượng liên quan cũng như các quan chức đã bị bắt giữ và truy tố. Trong đó, nhân vật chủ chốt là Bộ trưởng Bộ Viễn thông A. Raja bị cáo buộc đã nhận hối lộ lên tới 543 triệu USD. Raja còn bị cáo buộc sử dụng các tài khoản ngân hàng đứng tên vợ tại Mauritius và Seychelles để che giấu tiền hối lộ.

Công nghiệp viễn thông Ấn Độ như mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Điện thoại từng được coi là “của hiếm” ở Ấn Độ, với sự giám sát chặt chẽ của chính phủ, và phải mất 1 thậm chí là 3 năm mới giải quyết được yêu cầu thiết lập đường dây mới của một khách hàng. Năm 1994, 3 năm sau khi Ấn Độ bắt đầu theo đuổi cải tổ thị trường, viễn thông được mở cửa cho khu vực tư nhân.

Động thái này giống như một cuộc cách mạng, cuối cùng đã cung cấp dịch vụ điện thoại lần đầu tiên cho hàng trăm triệu người. Nhưng tham nhũng cũng nhanh chóng nảy sinh: năm 1996, Bộ trưởng Giám sát lĩnh vực viễn thông đã bị cáo buộc nhận hối lộ. Nhà điều tra khám xét nhà của ông này và phát hiện hơn 24 triệu rupee (550.000 USD), trong các rương hòm, gối và cả toilet.

Huỳnh Anh

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn – Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho ra mắt sách “Đầu nguồn” - cuốn hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Duy Nguyễn tuyển chọn.

Chuyện lên chơi V.League 2025/26 khó vuột khỏi tầm tay của Ninh Bình. Nhưng để vô địch ngay khi thăng hạng giống như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hay CLB Bóng đá Công an Hà Nội trước kia, đội bóng cố đô Hoa Lư phải đầu tư lực lượng mạnh hơn nữa.

Ngày 18/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phát đi thông báo khẩn đến toàn bộ khách hàng sử dụng điện 21 tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, khách hàng sử dụng điện trên cả nước nói chung về việc xuất hiện trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện, với cước phí 8.000 đồng/phút (cao gấp 8 lần cước phí tổng đài chính thức của EVNSPC).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.