Vụ thảm sát ở Hanau và nguy cơ khủng bố cực hữu ở Đức

15:50 27/02/2020
Thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố rằng vụ xả súng giết chết 9 người dân ở thành phố Hanau của Đức do một phần tử cực hữu tiến hành ngày 19-2 vừa qua một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự thù hận là một thứ " độc dược" đang tàn phá xã hội Đức.


Vụ thảm sát đẫm máu

Midnight là một quán bar Thổ Nhĩ Kỳ nằm không xa trung tâm thành phố Hanau, một thành phố miền Tây của nước Đức, một địa điểm khá quen thuộc với cư dân địa phương. Midnight là một trong số ít quán mở cửa 24h/24, một địa điểm lý tưởng để uống vài ly sau giờ làm việc. 

Vào lúc 22h ngày 19-2, một người đàn ông đột ngột xông vào và bắt đầu xả súng. Ba người khách vừa mới bắt đầu bữa ăn muộn và Gokhan Gultekin, người phục vụ đang bưng thức ăn đến, là những nạn nhân đầu tiên. Trong vài giây quán bar đã trở thành hiện trường đẫm máu.

Kẻ giết người sau đó đã được xác định là Tobias Rathjen, 43 tuổi, sống cùng bố mẹ trong khu phố Kesselstadt gần đó. Sau khi nổ súng xong, hắn bình thản trèo lên chiếc xe BMW mầu đen và nổ máy rời đi. 

Thay về thẳng nhà, hắn lại rẽ về hướng Karl-Schumacher Platz nơi có quán bar - café Thổ Arena. Đây cũng là một quán bar khá yên tĩnh, mở cửa 24/24h, nằm cạnh một cửa hàng chăm sóc sắc đẹp và siêu thị Lidl. Xung quanh là các khách sạn và cửa hàng mỹ phẩm cao cấp. 

Kẻ giết người đã bấm chuông ở bên cửa ngách và đi thẳng vào bên trong quán. Hắn xả hàng loạt súng vào những người khách đang ngồi hút shisha, Iskender Muhammad đang ngồi trước quầy bar cùng với hơn 10 người khách, tất cả bỏ chạy tán loạn.

Chỉ trong vài phút, tại hai địa điểm khác nhau, Tobias Rathjen đã xả súng giết hại 9 mạng người, trong đó có một người phụ nữ mang thai 35 tuổi  và hai trẻ em, hầu hết là gốc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Kurd. Một hành động sát nhân lạnh lùng được lên kế hoạch kỹ lưỡng và đậm đặc mầu sắc phân biệt chủng tộc, các nạn nhân đều là dân nhập cư. 

Khi những lời kêu cứu còn đang dồn dập đổ về trên đường dây nóng của cảnh sát, tên giết người đi về nhà hắn ở phố Helmholtzstrasse, cách đó vài dãy phố. Hắn vào nhà và hạ sát bà mẹ 72 tuổi rồi tự sát, còn ông bố đã may mắn thoát chết trong gang tấc. Khẩu Glock 17 với cỡ nòng 9mm mà hắn mua qua Internet được tìm thấy bên cạnh xác của hắn.

Một người phụ nữ trẻ đặt hoa và nến tưởng niệm những nạn nhân của vụ xả súng.

Cảnh sát đã kêu gọi tất cả những nhân chứng nếu có những hình ảnh đã lưu lại trên điện thoại hay những thông tin khác liên quan đến vụ tấn công thì hãy gửi đến trang web của cảnh sát, cảnh sát cũng kêu gọi công chúng không đăng tải bất cứ chứng cứ gì lên mạng xã hội.

Ngay trước khi tiến hành cuộc thảm sát, Rathjen đã tung lên trang web cá nhân của hắn một bản tuyên ngôn 24 trang với văn phong lộn xộn và đầy sự thù hận, phân biệt chủng tộc đối với những nhóm sắc tộc thiểu số ở Đức, kèm theo đó là một video dài 40 phút. Hắn kêu gọi phải "quét sạch đám dân nhập cư từ Trung Đông, châu Á và châu Phi". Tuy nhiên trong bản tuyên ngôn này kẻ giết người đã không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch hành động của hắn.

Tobias Rathjen tốt nghiệp tại một trường trung học ở địa phương, theo học một chứng chỉ nghề của ngân hàng sau đó là bằng tốt nghiệp của Đại học Tổng hợp Bayreuth, ngành quản trị kinh doanh. Một bản sơ yếu lý lịch điển hình của một người xuất thân từ từng lớp trung lưu của Đức. Nhưng đến một lúc nào đó hắn đã bước ra khỏi con đường đó để trở thành một kẻ cực hữu và một tên giết người.

Ngày 20-2, tờ Bild đã đăng một phóng sự điều tra xác nhận rằng 3 tháng trước, Rathjen đã tìm cách tiếp cận với chính quyền thông qua việc gửi cho họ một bản ghi lại thuyết âm mưu của hắn. Điều này hoàn toàn trái ngược lại những khẳng định trước đó của cảnh sát là Rathjen chưa bao giờ được đưa vào danh sách các nhân vật bị tình nghi của cảnh sát.

Ngày 6-11-2019, Rathjen đã gửi một lá thư cho tổng chưởng lý Đức yêu cầu nhà cầm quyền "tiếp xúc và trao đổi" với hắn. Một vài phần trong lá thư dài 19 trang này trùng khớp với những gì hắn đã đưa vào trong bản "tuyên ngôn" được tung lên trên mạng. Nếu thông tin trên tờ Bild là đúng, câu hỏi đặt ra là: Vì sao đã biết các suy nghĩ đầy thù hận và cực đoan của Tobias Rathjen mà chính quyền không có biện pháp ngăn chặn?

Cảnh sát chăng dây phong tỏa hiện trường tại bar Arena, nơi xảy ra vụ xả súng thứ 2.

Nguy cơ từ nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại

Phát biểu với báo giới, ông Claus Kaminsky, Thị trưởng thành phố Hanau, nghẹn ngào nói trong nước mắt: "đây là trải nghiệm đau buồn và khủng khiếp nhất" mà thành phố này đã phải trải qua kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II”. 

Đứng bên cạnh ông là Volker Bouffier, Thủ hiến bang Hesse. Bouffier tuyên bố rằng đa phần người dân cảm thấy đoàn kết và gắn bó với các nạn nhân và gia đình của họ. Ông cũng tin rằng: "Cuộc tấn công đẫm máu này sẽ làm thay đổi mọi thứ, không chỉ ở thành phố này mà là trên toàn đất nước". 

Gửi lời nhắc nhủ tới cộng đồng những người nhập cư, Bouffier nói: "Tôi biết rằng các bạn đang sợ hãi nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng chúng tôi sẽ làm tất cả để chống lại sự thù hận". Trên khắp nước Đức, những ngày qua đã có rất nhiều lễ tưởng niệm được tổ chức để bày tỏ sự chia sẻ với các nạn nhân và đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

Những người đấu tranh cho quyền lợi của người nhập cư thì tuyên bố rằng cuộc tấn công vừa xảy ra một lần nữa đã chứng minh cho thấy "sự bàng quan và lơ là" của chính quyền trước những nguy cơ của các phong trào cực hữu dẫu rằng chúng vẫn đang gia tăng hàng ngày. "Nếu chúng ta vẫn im lặng, những sự việc như thế này sẽ còn tiếp tục tái diễn. 

Ở Đức, các chính trị gia hay nói nhiều về nạn phân biệt chủng tộc, về lò thiêu xác Auschwitz, nhưng những vụ tấn công gần đây cho thấy đó chỉ là những lời nói suông, thiếu các biện pháp cụ thể", Mehmet Daimaguler, luật sư chuyên bảo vệ cho các nạn nhân của nạn khủng bố cực hữu, đã tuyên bố với báo chí.

Một buổi tưởng niệm các nạn nhân của vụ xả súng ở Hanau  tổ chức vào ngày 20-2.

Các công tố viên liên bang tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra để tìm hiểu xem kẻ sát nhân hành động một mình hay có sự đồng lõa hoặc tiếp tay của những cá nhân hay tổ chức nào khác. Theo một nguồn tin từ cơ quan An ninh Đức "có tới 24.000 kẻ cực hữu trong đó 13.000 tên được xem là những mối nguy tiềm tàng". 

Nhà chức trách Đức tuyên bố đã tiến hành 12 vụ bắt giữ liên quan tới một băng nhóm những kẻ cực hữu đang âm mưu tiến hành các vụ tấn công với quy mô lớn vào các nhà thờ Hồi giáo ở Đức "để tạo ra một tình trạng nội chiến". Hiện chưa rõ Tobias Rathjen có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp nào với nhóm khủng bố trên hay không nhưng rõ ràng động cơ thúc đẩy hắn tiến hành vụ thảm sát là những tư tưởng cực hữu, bài ngoại và phân biệt chủng tộc.

Vụ thảm sát này xảy ra trong một thời điểm nhạy cảm của nền chính trị Đức. Sau 15 năm giữ cương vị Thủ tướng, bà Angela Merkel đã công bố ý định rút lui vào kỳ tranh cử sắp tới. Một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong nội bộ đảng CDU liên quan đến việc tìm người kế nghiệm bà. 

Một vấn đề gay gắt khác đó là sách lược để đối phó với ảnh hưởng đang không ngừng tăng lên của AfD, đảng theo xu hướng cực hữu bài ngoại, ca ngợi chế độ nazi và chống lại người nhập cư. Từ chỗ chỉ là một đảng nhỏ, sau cuộc khủng hoảng năm 2015 liên quan đến người nhập cư Syria, đảng này đã phát triển nhanh chóng trở thành lực lượng lớn thứ ba trong nghị viện Đức, hơn một triệu đảng viên CDU đã bỏ theo đảng này.

Sau vụ thảm sát tại Hanau, rất nhiều chính trị gia ngay lập tức đã lên tiếng chỉ trích AfD. "Hiển nhiên rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự lớn mạnh của AfD và sự gia tăng những hành vi bạo lực của các phần tử cánh hữu", Boris Pistorius, Bộ trưởng Nội vụ bang Basse-Saxe, thành viên đảng SPD, đã tuyên bố như vậy.

Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã và đang là nguy cơ dẫn đến những vụ khủng bố, bạo hành và những tội ác đủ loại khác diễn ra trong thời gian gần đây ở Đức. 

"Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy kẻ giết người đã ra tay hành động theo sự thúc đẩy của các suy nghĩ cự hữu và phân biệt chủng tộc, thúc đẩy bởi sự thù hằn với những người vô tội chỉ vì họ có nguồn gốc khác, tôn giáo khác và ngoại hình khác". Bà Merkel cũng cam kết rằng chính quyền sẽ "kiên quyết và mạnh mẽ" ra tay trấn áp những kẻ mưu toan phá vỡ sự gắn kết của xã hội.

Dương Đăng Hưng (tổng hợp)

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.