Vùng biển nguy hiểm nhất thế giới

10:41 20/08/2019
Trong những năm qua, hàng loạt cường quốc hàng hải trên thế giới đã tham gia nỗ lực chống nạn cướp biển tại các vùng biển của châu Phi. Tuy nhiên, nghèo đói và bất ổn chính trị của các quốc gia ven biển khiến tình trạng này ngày càng phức tạp.


Ngày 15-8, nhóm cướp biển đã tấn công 2 tàu và bắt cóc 17 thuyền viên tại Vịnh Guinea thuộc vùng biển của Cameroon. Hiện lực lượng an ninh sở tại đang mở cuộc tìm kiếm những người bị bắt cóc. Trong số 17 thuyền viên bị bắt cóc, có 9 người Trung Quốc và 8 người Ukraine. 

Giới chức an ninh không loại trừ khả năng cướp biển Nigeria là thủ phạm. Vịnh Guinea là nơi cướp biển hoành hành mạnh nhất hiện nay, từ cướp các tàu chở dầu, đánh bắt cá trái phép, buôn người và ma túy, biến khu vực này trở thành vùng biển nguy hiểm nhất thế giới.

Ông Noel Choong, người đứng đầu Cơ quan Hàng hải quốc tế (IMB) xác nhận có tổng cộng 17 thuyền viên trên 2 tàu bị bắt cóc khi hai tàu này thả neo gần cảng Doula (Cameroon). 

Tàu thứ nhất thuộc sở hữu của Đức mang cờ Antigua và Barbuda và có 8 trong tổng số 12 thuyền viên là người châu Á và châu Âu bị bắt. Tàu thứ 2 mang cờ Liberia có chủ sở hữu Hy Lạp có 9 trong tổng số 21 thuyền viên bị bắt. 

Hiện IMB đã cảnh báo tất cả các tàu đi qua cảng Douala cần hết sức cảnh giác. Hải quân Cameroon nhận định những kẻ bắt cóc có thể là hải tặc Nigeria. Người này cũng cho biết lực lượng an ninh Cameroon đã mở cuộc tìm kiếm những thủy thủ bị bắt cóc.

Trong những năm qua, hàng loạt cường quốc hàng hải trên thế giới đã tham gia nỗ lực chống nạn cướp biển tại các vùng biển của châu Phi. Tuy nhiên, nghèo đói và bất ổn chính trị của các quốc gia ven biển khiến tình trạng này ngày càng phức tạp.

Cướp biển trên vịnh Guinea gây thiệt hại tới 2 tỉ USD/năm.

Theo IMB, 3 năm trở lại đây, nạn cướp biển tại châu Phi đã chuyển từ vùng biển ngoài khơi Somalia thuộc Ấn Độ Dương sang vịnh Guinea. Vịnh Guinea là một vịnh thuộc Đại Tây Dương ở phía Tây Nam châu Phi, chạy từ mũi Palmas ở Liberia tới mũi Lopez ở Gabon. 

Tên của vịnh này bắt nguồn từ tên các bờ biển ở châu Phi. Tên "Guinea" vẫn gắn liền với tên của ba quốc gia ở châu Phi là Guinea, Guinea-Bissau, và Guinea Xích Đạo, cũng như New Guinea ở Melanesia. Có hai con sông chảy ra vịnh Guinea là sông Niger và sông Volta.

Vùng biển ngoài khơi Tây Phi hiện bị coi là khu vực nguy hiểm nhất thế giới đối với các phương tiện hàng hải do nạn cướp biển hoành hành. Trong khi số vụ cướp biển có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu, vấn nạn này lại có chiều hướng gia tăng tại Tây Phi cả về quy mô lẫn mật độ.

Tháng 6- 2019, Tổ chức One Earth Future (trụ sở tại Mỹ) công bố Báo cáo thường niên về tình trạng cướp biển trên thế giới đã thống kê trong năm 2018, tại Tây Phi xảy ra 112 vụ cướp biển, tăng khoảng 10% so với năm 2017 và 50% so với năm 2015. Trong khi đó, trong giai đoạn 2015-2018, số vụ cướp biển tại châu Á đã giảm 50%, xuống còn khoảng 90 vụ và riêng khu vực Đông Á giảm 20%, xuống còn khoảng 10 vụ. 

Còn theo thống kê của IMB,  6 tháng đầu năm 2019, tại Vịnh Guinea đã có 62 thuyền viên bị bắt cóc hoặc giữ làm con tin khi tàu của họ đi qua, chiếm tới 73% số vụ bắt cóc và 92% các vụ bắt giữ con tin trên các vùng biển thế giới. Đây là một thách thức lớn của 17 nước vùng vịnh Guinea và các vùng lân cận mặc dù trong nhiều năm qua, các nước đã nỗ lực nâng cao năng lực đảm bảo an ninh an toàn hàng hải.

Cướp biển hoạt động ngoài khơi Nigeria, Togo hay Benin thường được trang bị vũ khí và hành xử bạo lực và thường sử dụng những con tàu đủ lớn để chất hàng cướp được. Cướp biển chỉ trả tự do cho các tàu thuyền và thủ thủy đoàn sau khi nhận được tiền chuộc.

One Earth Future cho biết, giờ đây các nhóm cướp biển ở khu vực Tây Phi không chỉ tập trung tấn công các mục tiêu truyền thống như tàu chở dầu và tàu container cỡ lớn, mà còn nhắm vào các đội tàu buôn cỡ nhỏ hơn và thậm chí là tàu đánh cá di chuyển qua vùng biển này, đặc biệt tại hải phận ngoài khơi vịnh Guinea. 

Những vụ tấn công ở ngoài khơi vịnh Guinea, kéo dài từ Bờ Biển Ngà đến Nigeria và xuôi xuống Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) tăng mạnh do những mối lợi kinh tế hấp dẫn các băng nhóm tội phạm có tổ chức và sự yếu kém của chính quyền trong việc trấn áp tội phạm khu trú ở vùng bờ biển.

Trong những năm gần đây, cướp biển mở rộng mục tiêu đến những chuyến tàu chở dầu và hàng hóa ngoài khơi. Vịnh Guinea được đánh giá là nằm ở một trong những khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Châu Phi hiện chiếm 10% trữ lượng dầu toàn cầu và còn nhiều mỏ dầu chưa được phát hiện. 

Nạn cướp biển không chỉ đe dọa riêng ngành vận tải biển mà còn tác động xấu đến kinh tế thế giới. Tổn thất do cướp biển gây ra ở vùng vịnh Guinea, gồm giá trị hàng hóa bị cướp, phí bảo hiểm cũng như chi phí cho an ninh, ước tính đã lên đến 2 tỉ USD/ năm.

Minh Khuê (tổng hợp)

Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra vào đêm 19/12 tại một kho chứa lốp xe trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), cột khói bốc bốc cao hàng chục mét. Rất may không có thiệt hại về người.

Sau hơn 2 tháng cả nước triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, hiện có hơn 52% tổng số hồ sơ của người dân cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện bằng ứng dụng VNeID. Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các dữ liệu của bộ, ngành, địa phương được số hóa, kết nối đã tạo ra những giá trị to lớn phục vụ người dân, doanh nghiệp, xã hội, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại úy Trần Văn Thông, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Bình Dương cho biết: Qua công tác đấu tranh, phòng ngừa hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy, các đối tượng hoạt động ngụy trang dưới nhiều hình thức mà thủ đoạn tinh vi nổi lên là cho vay bằng các hợp đồng giả cách, ủy quyền, hợp đồng mua bán tài sản...

Lầu Năm Góc thông báo Mỹ đã tăng số lượng quân đồn trú ở Syria từ 900 người lên khoảng 2.000 người nhằm thực hiện sứ mệnh chống khủng bố IS.

Thay vì sớm hạ màn hành trình ở vòng bảng để tập trung hướng đến vòng bán kết, ĐT Việt Nam lại tự làm khó mình khi phải gồng lên giành kết quả thuận lợi ở lượt cuối trước Myanmar.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn “chạy án” đang diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương khác trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế, thời gian qua, Công an tỉnh đã đấu tranh, triệt phá, bắt giữ một số đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn “chạy án”.

Thời tiết tại hầu khắp các tỉnh thành miền Bắc vào buổi sáng được dự báo có sương mù, trời rét với nền nhiệt ở mức 10-13 độ trước khi tăng lên mức 20-23 độ C khi đón nắng hanh vào trưa chiều.

Sự phối hợp hiệu quả giữa hai nước trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Những thành tựu này không chỉ khẳng định sự gắn kết sâu sắc giữa hai Bộ Công an mà còn góp phần làm bền chặt hơn nữa tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào.

Ngày 19/12, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, thực hiện đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay trong ngày đầu tiên của đợt ra quân, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ đối tượng vận chuyển ma tuý với số lượng lớn, ngụy trang trong các túi chè.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21-22/12 dự kiến sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, thời tiết miền Bắc chuyển nhiều mây, tuy nhiên nền nhiệt ban ngày vẫn trên ngưỡng 20 độ C, đêm giảm sâu, dao động quanh 10 độ C.

Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị "Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND năm 2024 và sơ kết 1 năm thực hiện phong trào thi đua cải cách hành chính trong lực lượng CAND 2024; sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 29/3/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ANTT đến năm 2026, định hướng đến năm 2030", chiều 19/12.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文