Dự án đào tạo luật sư cho nữ nạn nhân bị hiếp dâm ở Ấn Độ

09:04 10/02/2020
Ấn Độ đang triển khai một dự án đào tạo những người sống sót sau khi bị hãm hiếp hoặc bị ép làm nghề mại dâm trở thành luật sư. Nhiều người cho rằng, dự án này sẽ tạo ra “cuộc cách mạng” trong cuộc chiến chống nạn khai thác tình dục ở Ấn Độ.


"Khi tôi trở thành luật sư, tôi sẽ tìm kiếm công lý cho chính mình"

Saira (không phải tên thật của nhân vật) muốn trở thành luật sư để có thể đưa những kẻ hiếp dâm vào tù. “Tôi muốn tìm kiếm công lý cho chính mình và đưa “những con quái vật” vào trại giam”, người phụ nữ 31 tuổi đến từ Tây Bengal nói. Saira có thể đạt được mục tiêu của mình. Vào tháng 6 tới đây, sau một thời gian theo học, Saira sẽ trở thành một trong những sinh viên đầu tiên của dự án đào tạo những người sống sót sau khai thác tình dục trở thành luật sư.

Saira kể lại, năm 17 tuổi, cô gặp một người đàn ông và người này hứa giúp tìm một công việc tốt. Tuy nhiên, thay vì giúp Saira tìm việc làm, người đàn ông và một số người bạn đã giam giữ và cưỡng hiếp cô nhiều lần.

Những cô gái tham gia dự án SFJ ở Kolkata trao đổi về bài học.

Saira đã trốn thoát sau hơn một tháng bị hành hạ về thể xác nhưng cô không có tiền hay nhận được sự hỗ trợ để theo đuổi công lý. “Những kẻ tấn công tôi vẫn được tự do, sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Chính điều này khiến tôi quyết tâm hơn để hoàn thành việc học. Khi trở thành luật sư, tôi sẽ tìm kiếm công lý cho chính mình”, Saira nói.

Dự án Chương trình School for Justice (SFJ) ra đời vào tháng 4-2017 tại Kolkata. SFJ được điều hành bởi “Free a Girl India” – một tổ chức phi chính phủ hoạt động chống lại bóc lột tình dục của trẻ em, hợp tác với “Sanlaap” và một trường luật học triển khai thực hiện. Những người đăng ký tham gia dự án được tài trợ kinh phí học tập, một số trường hợp được cung cấp chỗ ở miễn phí trong ngôi nhà an toàn.

Hiện có 7 phụ nữ đang theo học tại Kolkata và 11 người khác theo học tại Mumbai kể từ tháng 1 năm ngoái. Hầu hết phụ nữ tham gia dự án SFJ đến từ các cộng đồng có thu nhập thấp và dân tộc thiểu số. Một số bị bắt cóc, dụ dỗ bằng lời hứa về công việc thu nhập cao, trước khi bị ép hành nghề mại dâm.

Nỗ lực giúp những cô gái trẻ làm chủ cuộc sống thông qua giáo dục

“Mục đích của chúng tôi là trao quyền cho các cô gái trẻ, giúp học làm chủ cuộc sống thông qua giáo dục. Khi hoàn thành việc học và trở thành luật sư, chúng tôi hy vọng, các cô gái sẽ tìm kiếm công lý cho bản thân cũng như những cô gái khác bị mắc kẹt trong chế độ nô lệ tình dục”, ông Shikha Philips, CEO của “Free a Girl India” nói.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tội phạm quốc gia Ấn Độ, cứ 5 người bị buôn bán ở Ấn Độ thì có 3 người là trẻ em, hơn 50% trong số này là nữ. Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ thủ phạm bị kết án mỗi năm. “Chúng tôi hy vọng, sinh viên tốt nghiệp từ dự án SFJ sẽ là những người tạo ra thay đổi mang tính hệ thống”, ông Philips nói tiếp.

Ông Philips cho biết thêm, phần lớn những người phụ nữ đến SFJ là do các tổ chức phi chính phủ ở địa phương giới thiệu. “Đó là những người phụ nữ bị tổn thương nặng nề về tâm lý. Ban đầu, chúng tôi tập trung vào việc giúp họ phục hồi toàn diện các chức năng, đánh giá nhu cầu y tế, dinh dưỡng, tư vấn cảm xúc, điều trị tâm thần… trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp”, ông Philips chia sẻ.

Amira, 22 tuổi, một nạn nhân bị lạm dụng tình dục, sống trên đường phố trong nhiều năm đã tham gia chương trình vào năm 2019 chia sẻ, trong những ngày đầu ở SFJ, cô đã rất lo lắng và xấu hổ về quá khứ của mình. Tuy nhiên, qua thời gian, mọi thứ đã thay đổi. Dự án đã mang lại cho cô niềm tin, giúp cô lấy lại tự tin cho bản thân.

“Những bài giảng trên lớp giúp tôi nhận thức được nhiều điều như quyền của bản thân, quyền của phụ nữ và trẻ em. Tôi muốn các quyền này phải được pháp luật bảo vệ nghiêm túc. Tôi cố gắng học tập để hoàn thành tốt khóa học. Sau đó, tôi sẽ tham gia vào một tổ chức phi chính phủ để có thể giúp đỡ những người khác giống như tôi đã được SFJ giúp đỡ”, Amira nói.

Khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Vì vậy những người đến từ vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận bài giảng. Bên cạnh đó, một trong những thách thức lớn nhất mà SFJ phải đối mặt là tỷ lệ bỏ học cao. Sự kỳ thị xã hội xung quanh những người sống sót sau khai thác tình dục có thể ảnh hưởng đến tinh thần và khiến sinh viên khó tập trung vào việc học tập. Những người phụ nữ học tập ở Kolkata sống cùng nhau trong một ngôi nhà an toàn nhưng những người ở Mumbai sống cùng gia đình.

Chuyên gia Tapati Bhowmick của tổ chức “Sanlaap” hy vọng rằng, các cô gái không chỉ trở thành luật sư mà còn là những người có đóng góp tích cực cho công tác lập pháp trên cơ sở nêu quan điểm rút ra từ chính thực tiễn, kinh nghiệm của mình.

Tường Phạm (Tổng hợp)

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文