Đằng sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Hàn Quốc Lee Wan-koo

11:30 04/05/2015
Vì cuộc bầu cử bổ sung (thêm 4 ghế vào Quốc hội) sẽ được tổ chức vào ngày 29/4, nên tuyên bố hôm 20/4 của Chủ tịch Liên minh Chính trị Mới vì Dân chủ (NPAD) Moon Jae-in được dư luận đặc biệt quan tâm. 

Bởi khi phát biểu tại cuộc họp của các thành viên cấp cao NPAD ngày 20/4, Chủ tịch Moon Jae-in tuyên bố, sẽ tiến hành các bước cần thiết để luận tội Thủ tướng Lee Wan-koo, người bị cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối nhận hối lộ của cố Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises Sung Wan-jong. Đồng thời kêu gọi Đảng Thế giới Mới (Saenuri) cầm quyền hợp tác để họp Quốc hội nhằm giải quyết vấn đề này.

Bởi theo ông Moon Jae-in, người dân không thể chờ thêm và NPAD sẽ đề nghị miễn nhiệm thủ tướng để đảm bảo một cuộc điều tra công bằng và giảm nguy cơ xảy ra tình trạng không có chính phủ. Chủ tịch NPAD cũng cho rằng, nếu ông Lee Wan-koo phải điều trần trước cơ quan công tố với tư cách Thủ tướng thì đây sẽ là một việc chưa có tiền lệ. Nếu có ít nhất 1/3 số nghị sỹ đồng ý, Quốc hội có thể đề nghị xem xét luận tội thủ tướng và kết quả của việc này sẽ được chuyển lên Tòa án Hiến pháp nếu 50% trong tổng số 294 nghị sỹ bỏ phiếu thuận.

Thủ tướng Lee Wan- koo.

Cũng trong ngày 20/4, mặc dù đang công du nước ngoài, nhưng Tổng thống Park Geun-hye vẫn yêu cầu điều tra toàn diện vụ scandal kể trên.

Chiều 20/4, ông Lee Wan-koo đã đệ đơn từ chức và việc này diễn ra sau 1 tuần (từ 14 đến 20/4, với tuyên bố "Tôi chưa từng nhận 1 xu của Chủ tịch Keangnam Enterprises Sung Wan-Jong" của Thủ tướng Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố, sẽ có quyết định về việc từ chức của Thủ tướng Lee Wan-koo khi về nước sau chuyến công du 12 ngày tới Nam Mỹ.

Bà Park Geun-hye từng cảnh báo, không nhân nhượng trong cuộc chiến chống tham nhũng - sẽ không tha thứ cho bất kỳ quan chức nào dính đến tham nhũng và nhân dân cũng sẽ không tha thứ cho những người này. Đồng thời khẳng định, những nghi ngờ tham nhũng liên quan đến các quan chức cấp cao trong chính phủ phải được xử lý như một vấn đề trong cải cách chính trị của Hàn Quốc.

Ngày 21/4, Phó Thủ tướng Choi Kyung-hwan đã điều hành cuộc họp thường kỳ của nội các sau quyết định chiều 20-4 của Thủ tướng Lee Wan- koo. Cả văn phòng Thủ tướng và văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đều xác nhận thông tin này.

Thủ tướng Lee Wan-koo đang bị nghi ngờ từng nhận 30 triệu won tiền mặt từ ông Sung Wan-jong năm 2013, khi đang chạy đua vào Quốc hội.

Theo luật Hàn Quốc, chính trị gia không được phép nhận hơn 100.000 won tiền ủng hộ. Theo giới truyền thông, tại cuộc phỏng vấn với tờ Kyungyhang, ông Sung Wan-jong từng cho biết, đã gửi 200 triệu won cho nghị sĩ Hong Moon Jong, người phụ trách chiến dịch tranh cử năm 2012 cho đương kim Tổng thống Park Geun-hye.

Và để rộng đường dư luận, toàn văn nội dung cuộc phỏng vấn giữa cố Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises với phóng viên tờ Kyunghyang (trước khi ông Sung Wan-jong tự tử hôm 9/4) đã được Đài KBS công bố tối 15/4. Trong đoạn ghi âm dài 48 phút 14 giây, ông Sung Wan-jong cho rằng, cuộc điều tra đối với bản thân và Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises là do Thủ tướng Lee Wan-koo chỉ đạo.

Điều đáng nói, người đang có quan hệ thân thiết với ông Sung Wan-jong là Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ là đối thủ tiềm năng có thể tranh giành quyền lực chính trị với Thủ tướng Lee Wan-koo khi 2 người chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống nhiệm kỳ tới.

Trước tuyên bố của Chủ tịch NPAD Moon Jae-in, các công tố viên Hàn Quốc cho biết (19/4), Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises đã tìm cách che giấu những bằng chứng có thể tố cáo cố Chủ tịch Sung Wan-jong từng hối lộ nhiều chính trị gia, trong đó có Thủ tướng Lee Wan-koo.

Ngày 22/ 4 trợ lý của cố chủ tịch Sung Wan-jong đã bị bắt với cáo buộc hủy vật chứng phạm tội của cấp trên. Ông Sung Wan-jong tự tử (9/4) khi Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises và bản thân đang bị điều tra với cáo buộc chiếm dụng khoảng 80 tỷ won đã vay từ các công ty dầu khí để lập quỹ đen dưới thời cựu Tổng thống Lee Myung-bak.

Theo giới truyền thông, nhân viên của Viện Kiểm sát Trung ương đã tiến hành lục soát trụ sở của Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises tại phường Dapsimni, quận Dongdaemun, ở thủ đô Seoul.

Chiều 15/4, các công tố viên đã khám xét trụ sở chính và đây là động thái cho thấy họ đang đẩy nhanh tiến trình điều tra những cáo buộc cho rằng, nhiều chính trị gia hàng đầu Hàn Quốc đã nhận tiền hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng đang khiến dư luận chú ý đặc biệt. Trong quá trình khám xét, các công tố viên đã thu giữ nhiều hộp đựng sổ sách kế toán, báo cáo nội bộ và ổ cứng máy tính của Tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises.

Nhiệm Bình

Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Ngày 19/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với các cán bộ tham gia ca trực xuất cảnh xé thẻ lên tàu của một hành khách tại Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Phú Quốc để xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến vụ việc nêu trên.

Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, trong thời gian gần đây, bên cạnh nhiều chiêu thức mạo danh nhân viên ngành điện lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi còn xuất hiện nhiều trang web giả mạo ngành điện, tư vấn khách hàng gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng với cước phí cuộc gọi cao gấp 8 lần.

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Từ ngày 16 đến 19/5, Đoàn CLB Công an hưu trí khối Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND; đoàn CAND tham gia Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh năm 1975; Ban liên lạc Nữ Công an hưu trí Bộ Công an thực hiện hành trình về nguồn ý nghĩa tại các khu di tích lịch sử cách mạng dọc miền Trung đất nước.

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về tăng trưởng, hội nhập quốc tế và cải cách thể chế. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những vấn đề phức tạp, nổi lên rõ nét là tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả – một nguy cơ hiện hữu gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng, làm méo mó thị trường, cản trở sự phát triển kinh tế bền vững và xói mòn lòng tin xã hội.

Chính phủ kiến nghị điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng (tăng 3.714 tỷ đồng); điều chỉnh nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 17.124 tỷ đồng (tăng 2.854 tỷ đồng), ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 4.427 tỷ đồng (tăng 860 tỷ đồng).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.