Đằng sau vấn nạn tham nhũng tại Guatemala

16:32 07/06/2015
Lại thêm một thân cận của Tổng thống Otto Perez Molina phải từ chức khiến cho cuộc khủng hoảng chính trị do bê bối tham nhũng tại Guatemala càng thêm phức tạp. Dư luận tiếp tục bàn luận sau quyết định từ chức của Thư ký trưởng Phủ tổng thống Gustavo Martinez Luna hôm 2/6. 

Theo tờ El Periodico, chỉ trong 6 tháng, ông Gustavo Martinez Luna đã mua sắm với tổng số tiền 1,9 triệu USD, trong khi lương chính thức của Thư ký trưởng Phủ tổng thống ở mức 3.500 USD/tháng. Trước ông Gustavo Martinez Luna, nhiều quan chức cấp cao đã phải từ chức hoặc bị bãi nhiệm, như Phó Tổng thống Roxana Baldetti (phải từ chức vì cáo buộc trốn thuế và có liên quan tới tham nhũng) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mauricio Lopez Bonilla. Thứ trưởng Nội vụ Eunice Mendizabal, đã được bổ nhiệm thay thế ông Mauricio Lopez Bonilla.

Ngày 21/5, Tổng thống Otto Perez Molina đã chấp nhận đơn xin từ chức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bộ trưởng Bộ Năng lượng & mỏ. Thứ trưởng Edwin Rodas giữ cương vị Bộ trưởng Năng lượng & mỏ sau khi được bổ nhiệm thay thế người tiền nhiệm Erick Archila, phải từ chức do cáo buộc tham nhũng.

Bắt giữ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Julio Roberto Suarez (giữa).

Chiều 15/5, Tổng thống Otto Perez Molina đã chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Năng lượng & mỏ Erick Archila, sau khi bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng (liên quan tới những dự án mà Bộ Năng lượng & mỏ tiến hành thời gian qua). Thứ trưởng An ninh Eddy Juarez và Trưởng ban Tình báo chiến lược Ulises Anzueto cũng phải ra đi với lý do tương tự.

Trước đó (20/5), cơ quan chức năng Guatemala đã bắt giữ hàng chục quan chức chính phủ do bê bối tham nhũng, trong đó đáng chú ý có Chủ tịch Ngân hàng Bảo hiểm xã hội Juan de Dios Rodriguez và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Julio Roberto Suarez. Hai người này đều bị cáo buộc nhận hối lộ, lạm quyền trong một hợp đồng trị giá 14,5 triệu USD ký với hãng dược phẩm PISA nhằm cung cấp dịch vụ thẩm tách máu cho bệnh nhân thận hồi tháng 12/2014.

Theo giới truyền thông, cuộc khủng hoảng chính trị tại Guatemala bắt đầu cách đây hơn 1,5 tháng (16/4) sau khi Ủy ban quốc tế chống tình trạng tội phạm không bị trừng phạt ở Guatemala (CICIG) và Bộ Hành chính công nước này công bố, sau 8 tháng điều tra họ đã phá vỡ một đường dây tham nhũng, tạm giam 27 người trong đó có nhiều công chức.

Theo kết quả điều tra, Juan Carlos Monzon, thư ký riêng của Phó Tổng thống Roxana Baldetti, là người đứng đầu đường dây tham nhũng và trốn thuế kể trên. Mặc dù khẳng định không biết sự việc này, nhưng Phó Tổng thống Roxana Baldetti vẫn từ chức (8-5) sau khi Juan Carlos Monzon đào tẩu.

Hơn nửa tháng trước (17/5), hàng chục ngàn người đã biểu tình yêu cầu Tổng thống Otto Perez Molina từ chức, đồng thời kêu gọi tiêu diệt vấn nạn tham nhũng trong tầng lớp chính trị, cải cách hoạt động nhà nước và minh bạch tài chính công. Tuy chịu nhiều sức ép, nhưng tới nay Tổng thống Otto Perez Molina vẫn khẳng định, không từ chức trước khi mãn nhiệm vào tháng 1/2016; đồng thời cho biết, sẽ nhờ Bộ Ngoại giao Mỹ cử chuyên gia thẩm vấn bằng máy phát hiện nói dối đối với quan chức thuộc Tổng cục Thuế, đơn vị đầu tiên bị phanh phui trong vụ bê bối kể trên.

Hơn 1 năm trước (20/3/2014), Bộ Ngoại giao Guatemala từng yêu cầu Đài Loan phải giải thích rõ vụ hối lộ 2,5 triệu USD cho cựu Tổng thống Guatemala Alfonso Portillo để duy trì quan hệ ngoại giao với vùng lãnh thổ này. Đây là lần thứ hai Guatemala đề nghị Đài Loan giải thích vụ việc này. Chính phủ Guatemala còn cáo buộc, trong thời gian tại nhiệm, ông Alfonso Portillo đã bí mật chuyển 15 triệu USD cho Bộ Quốc phòng để tạo điều kiện cho một số quan chức thân thiết biển thủ.

Tổng thống Otto Perez Molina.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Guatemala cũng cho biết, phiên điều trần luận tội đầu tiên đối với cựu Tổng thống Alfonso Portillo được khai đình ngày 28/5/2013 ở quận Manhattan, Mỹ, với cáo buộc rửa 70 triệu USD trong thời gian cầm quyền (2000-2004) thông qua các ngân hàng của Mỹ.

Để phục vụ phiên tòa kể trên, ông Alfonso Portillo từng được bí mật dẫn độ trên một máy bay có trang bị đầy đủ hệ thống cứu trợ y tế (từ một quân y ở Guatemala tới thành phố New York, Mỹ hôm 24/5/2013) và nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên tình báo Mỹ.

Theo luật của Mỹ, nếu bị kết tội, ông Alfonso Portillo sẽ phải chịu mức án 20 năm tù, cùng số tiền phạt gấp đôi giá trị các khoản giao dịch bất hợp pháp. Theo giới truyền thông, ông Alfonso Portillo bị bắt tại khu nghỉ mát trên bờ biển Caribe ở Đông Bắc Guatemala hồi tháng 1/2010 khi đang chuẩn bị chạy trốn đến Belize. Việc bắt giữ được tiến hành theo yêu cầu của tòa án New York, Mỹ. Ngày 29/8/2011, Tòa án Hiến pháp Guatemala đã cho phép dẫn độ ông Alfonso Portillo sang Mỹ để hầu tòa.

Thiện Lân

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文