Saudi Arabia: Gia tăng việc chặt đầu phạm nhân

09:00 05/06/2015
Bộ Nội vụ Saudi Arabia vừa thông báo, có 5 người ngoại quốc bị kết tội giết người, cướp tài sản tại nước này và đã bị xử tử bằng cách chặt đầu.
Đầu tháng 5, Bộ Nội vụ Saudi Arabia cũng thông báo hành quyết 3 người trong nước vì tội giết người và "buôn lậu một lượng lớn thuốc amphetamine."

Theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ quyền con người khu vực bán đảo Arab, 5 người bị hành quyết gồm Khaled Fetini, Ibrahim Nasser tới từ Yemen; Hassan Omar tới từ cộng hòa Chad, Salem Idriss tới từ Eritrea và Abdel Wahhab Abdel Maeen tới từ Sudan đều đã bị chặt đầu.

Vụ hành quyết xảy ra tại thành phố Jeddah bên bờ biển Đỏ. Sau khi bị chặt đầu, thi thể những người này "còn bị treo lên trực thăng bay quanh thành phố để tất cả mọi người đều nhìn thấy".

Vụ chặt đầu 5 người nói trên đã nâng tổng số người bị xử tử bằng phương pháp dã man này ở Saudi Arabia trong 5 tháng đầu năm 2015 lên 78 người.

Hồi tháng 1 năm nay, chính quyền Saudi Arabia cũng cho tử hình công khai một phụ nữ bằng cách chặt đầu ngay tại Thánh địa Mecca của người theo đạo Hồi. Hành động này đã làm tăng thêm nhiều chỉ trích về tình trạng vi phạm quyền con người tại quốc gia này.

Xử tử tù nhân theo hình thức Trung Cổ ở Saudi Arabia.

Laila Bint Abdul Muttalib Basim, một phụ nữ Myanmar cư trú ở Saudi Arabia đã bị kéo lê trên đường phố, rồi bị bốn cảnh sát giữ chặt trước khi đao phủ hành hình. Người phụ nữ này bị buộc tội bạo lực tình dục và sát hại cô con gái riêng mới 7 tuổi của chồng.

Mohammed al-Saeedi, một nhà hoạt động vì quyền con người cho biết, có hai cách xử tử bằng chặt đầu.

Đó là được tiêm thuốc để không cảm thấy đau đớn và không được tiêm thuốc. Người phụ nữ trên bị hành hình không được tiêm thuốc - họ muốn cô ấy cảm nhận  mọi sự đau đớn.

 Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết, hình phạt này là "phù hợp với tính chất nghiêm trọng của vụ việc”. Năm 2014, số người bị chặt đầu tại Saudi Arabia đã tăng từ 78 người năm 2013 lên 87 người.

Cách đây không lâu, 2 công dân Indonesia phạm tội giết người ở nước này đã bị hành hình bằng cách treo cổ. Năm ngoái, một ôsin trẻ em người Sri Lanka cũng bị chặt đầu do bị cáo buộc giết người. Giới quan sát nhận định, em bị đánh đập và ép cung để nhận tội. Các nỗ lực ngoại giao, sự van nài của người thân, sự can thiệp của cộng đồng quốc tế cũng không cứu được em. Em cũng không được mời luật sư bào chữa cho mình.

Ở Saudi Arabia, một lượng lớn các vụ án, bao gồm giết người, cưỡng bức, ngoại tình và cướp có vũ trang đều sẽ bị xử chém. Chặt đầu được cho là một trong những hình phạt mang nhiều tính "nhân đạo" hơn mà chính quyền có thể lựa chọn. Chính quyền Saudi Arabia cho rằng, các hình phạt trên là cần thiết để "duy trì an ninh và công lý”.

Việc ghi hình các buổi xử tử bị chính phủ Saudi Arabia nghiêm cấm. Một nhà hoạt động xã hội từng công bố đoạn video một buổi hành quyết hồi tháng 1 vừa qua đã bị bắt và đưa ra xét xử.

Theo tổ chức Ân xá quốc tế, số án tử hình đã được thi hành tại Saudi Arabia đứng thứ ba thế giới. Năm 2014, số án tử hình của Saudi Arabia là 289, bằng với Iran, trong khi Trung Quốc đứng thứ nhất với con số ước tính lên đến hàng nghìn. Đứng thứ tư và thứ năm lần lượt là Iraq và Mỹ.

Nguyễn Lai (tổng hợp)

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

Ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (SN 1983, quê quán TP Huế, trú ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Vụ việc liên quan đến đối tượng Ngô Thị Theu (còn gọi là “Madam Ngo” hay “Bà Ngô”), một công dân Việt Nam, vừa bị Intepol, Cảnh sát Thái Lan và Công an Việt Nam phối hợp bắt giữ tại một khách sạn ở quận Watthana của Bangkok, Thái Lan (ngày 23/5), vì liên quan đến vụ lừa đảo tài sản mã hóa trị giá 300 triệu USD. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.