Đội biệt kích mang tên báo tuyết

09:00 29/07/2015
Đội biệt kích Báo tuyết (trước đây có tên gọi là đội Sói tuyết) là đơn vị đặc nhiệm danh tiếng và rất tinh nhuệ của Cảnh sát Trung Quốc. Đội có nhiệm vụ chống khủng bố, chống bạo loạn, chống không tặc, bắt cóc con tin…Các thành viên của đội có khả năng hành quân, chiến đấu và sống sót trong những điều kiện thời tiết, địa hình, hỏa lực rất khắc nghiệt.

Sau khi được thành lập trong một buổi lễ bí mật vào tháng 10/2002, biệt đội Báo tuyết (SWCU) được luyện tập ẩn danh trong vòng gần 4 năm. Đội chỉ chính thức xuất hiện trong dịp diễu hành chung cùng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm thủ đô Bắc Kinh tại Học viện Cảnh sát Bắc Kinh tháng 4/2006 để biểu dương sức mạnh lực lượng của Cảnh sát Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố, bảo vệ các đoàn đại biểu và đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. 

Tiếp đó, SWCU tham gia diễn tập chống khủng bố với Cảnh sát Nga trong khuôn khổ cuộc diễn tập có tên "Hợp tác 2007". Sau cuộc diễn tập trên, các đội viên SWCU được điều đến Afghanistan và Iraq để bảo vệ các phái bộ của Trung Quốc tại đây trước khi chính thức được đổi tên thành đội Báo tuyết (SLCU), cái tên bắt nguồn từ câu chuyện truyền kỳ về sự khôn ngoan và dũng cảm của các chú báo tuyết, những con vật có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt, thoát khỏi những người thợ săn lâu năm và bầy chó săn thiện chiến của họ.

Những bài tập luyện khắt khe.

Để trở thành đội viên của SLCU, các ứng viên đã phải phục vụ trong lực lượng vũ trang Trung Quốc ít nhất 1 năm. Sau khi nộp hồ sơ và lọt qua vòng kiểm tra, các ứng viên phải trải qua nhiều vòng xem xét, thẩm tra về lý lịch, sức khỏe, tâm lý, trình độ, chỉ số thông minh. Chỉ một tỷ lệ rất ít ứng viên trúng tuyển để trở thành học viên. Chủ yếu họ là những người lính trẻ ở độ tuổi 20 - 22. 

Tiếp đó, các học viên phải trải qua những khóa huấn luyện đặc biệt gian khổ, đẩy họ tới giới hạn. Họ được rèn luyện về thể lực, kỹ năng nhiều loại phương tiện (kể cả máy bay), kỹ năng chiến đấu, sinh tồn trong nhiều điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, kỹ năng bắn súng và vũ khí, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, khả năng tác chiến nhóm, tinh thần đoàn kết, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, không bỏ đồng đội lại chiến trường… 

Trong đó, riêng về thể lực là các bài tập bơi lặn trong bể nước mặn, kéo xà 200 lần, đứng lên - ngồi xuống 200 lần, đẩy tạ 200 lần và mang vác quân trang hành quân chạy liên tục qua 10km đường rừng lầy lội và rậm rạp... 

Sau những ngày tháng gian khổ huấn luyện, chỉ khoảng 20% học viên được đánh giá đạt và chính thức trở thành thành viên SLCU và được biên chế về các đơn vị. Kể cả khi đã trở thành đội viên, các thành viên SLCU cũng phải thường xuyên định kỳ tham gia huấn luyện và kiểm tra sức khỏe, các kỹ, chiến thuật mới để đảm bảo yêu cầu công tác. Tuổi đời trung bình hiện nay của đội SLCU chỉ là 22, khiến họ trở thành đội biệt kích trẻ tuổi nhất của lực lượng Cảnh sát Trung Quốc.

Đội biệt kích Báo tuyết gồm các phân đội có nhiệm vụ chuyên biệt: Phân đội chống khủng bố; Phân đội rà phá bom mìn và chống vũ khí hóa học; Phân đội lính bắn tỉa. Đội biệt kích này được trang bị những phương tiện và vũ khí hiện đại như trực thăng, ô tô chống đạn, súng tiểu liên bán tự động, xuồng cao tốc, lựu đạn, súng ngắn cực nhanh, áo giáp chống đạn, bộ đàm sóng ngắn, định vị vệ tinh, súng bắn tỉa có ống ngắm hồng ngoại, ống nhòm ban đêm… và nhiều loại trang bị đặc chủng khác do Trung Quốc tự sản xuất hoặc nhập khẩu từ Mỹ. Riêng số tiền mua vũ khí và thiết bị trang bị cá nhân cho mỗi đội viên SLCU ước tính trung bình lên đến 48.000 USD.

Lương dành cho thành viên SLCU cao gấp nhiều lần sỹ quan cảnh sát bình thường và họ cùng người thân được hưởng chế độ phúc lợi, ưu đãi thỏa đáng để các đội viên có thể yên tâm cống hiến cho công việc. Hằng năm, họ được giải quyết chế độ nghỉ phép dài hơn và được nghỉ mát, chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe miễn phí tại các cơ sở y tế uy tín của ngành. Trong thời gian công tác, nếu lập chiến công và công tác tốt, các đội viên sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và được khen thưởng xứng đáng. 

Biệt đội tham gia chống bạo loạn, giải cứu con tin.

Sau thời gian phục vụ trong SLCU, các đội viên được xem xét biên chế về các đơn vị phù hợp để tiếp tục phục vụ trong lực lượng cảnh sát, được ưu tiên thăng cấp, cử đi học tập nâng cao trình độ. Dù không được khen thưởng công khai, không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng sau mỗi chiến công, không được chia sẻ với người thân về những nhiệm vụ đang làm, đối mặt với hiểm nguy, nguy cơ chịu thương vong cao nhưng việc được là đội viên của biệt đội đã trở thành một niềm mơ ước và tự hào của rất nhiều chiến sỹ cảnh sát Trung Quốc hiện nay.

Nuôi quân ba năm dụng một giờ, trong những năm qua, Biệt đội Báo tuyết đã tham gia giữ gìn an ninh cho nhiều sự kiện lớn của Trung Quốc như Olympic 2008 và xử lý các tình huống an ninh phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng như các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Bắc Kinh, Tân Cương… cùng nhiều vụ án, chuyên án, các chiến dịch đặc biệt khác tại các địa bàn khác nhau trên toàn quốc. 

Trong tất cả các vụ việc tham gia, SLCU đều thể hiện bản lĩnh và năng lực, chịu đựng hy sinh, gian khổ, xử lý hiệu quả, chính xác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hạn chế thấp nhất thương vong xảy ra. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ chưa có một trường hợp đội viên đặc nhiệm nào vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hoặc thiếu tinh thần chiến đấu. 

Biệt kích Báo tuyết được coi là một trong những biểu tượng mới của cảnh sát Trung Quốc trong thời hiện đại và hướng đến trở thành một trong những lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tinh nhuệ hàng đầu thế giới.

Nguyễn Phạm

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT), các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành với 6 nhóm, 57 nhiệm vụ, góp phần rõ nét vào công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tỉnh. Một trong những kết quả nổi bật là việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT.

Hầu hết đồng bào về sống tại khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã có nhà cửa khang trang, đời sống kinh tế dần đi vào ổn định, nền nếp.

Đến thời điểm hiện tại, xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn mực nước đã rút dần, thời tiết khô ráo nên công tác khắc phục hậu quả được cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng Công an, Quân đội, đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân địa phương đang tích cực triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, theo phương châm nước rút đến đâu, xử lý đến đó.

Hải Phòng là địa phương đầu tiên đương đầu trong tâm bão số 3. Nhưng khi bão đi qua, với tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia ấm áp lan tỏa trong cộng đồng đã phần nào dịu bớt những mất mát của người dân vùng cửa biển.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mọc lên hàng chục điểm du lịch trên các loại đất nông, lâm nghiệp nhưng chưa được chuyển đổi mục đích phù hợp với thực tế sử dụng. Đáng nói, hành vi này không hề bị xử lý, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn ngày càng gia tăng phức tạp và gây ra những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Thừa Thiên Huế hiện có 13 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác với tổng công suất trên 459 MW. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu chủ đầu tư nhà máy thủy điện khẩn trương có phương án khắc phục một số tồn tại bất cập để đảm bảo an toàn công trình thủy điện và vùng hạ du trong mùa mưa bão năm nay.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đuọc dự báo tiếp tục có mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa trên 150mm (tập trung vào chiều và đêm). Tại Hà Nội, trời nắng, nhiệt độ trong ngày ở mức 34 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文