Giải cứu hàng trăm bệnh nhân tâm thần bị xiềng xích và cưỡng bức tình dục

16:56 30/03/2016
"Bạn có thể ném đá và đánh đập bất kỳ ai bị xích. Ở đây chuyện đó khá phổ biến và diễn ra hằng ngày", Yeni Rosa Damayanti, Chủ tịch Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần ở Jakarta, Indonesia nói về tình trạng các bệnh nhân bị hắt hủi trong hệ thống trại giam.


Bị xích khiến phải ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ

"Họ xích chân tay tôi lại. Tôi đã tìm cách thoát ra. Nhưng càng cố vùng vẫy thì càng bị xích chặt. Họ chưa bao giờ tháo xích. Ở đây chẳng có nhà vệ sinh. Tôi thường phải gào lên mỗi khi muốn đi vệ sinh nhưng họ có cho đâu", bệnh nhân Ismaya, 24 tuổi, bị xích ba tuần liền trong một trung tâm điều trị cho hay. Báo cáo của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) công bố hôm 22-3 ghi nhận, 175 trường hợp vừa được cứu khỏi tình trạng xiềng xích cùng 200 trường hợp tương tự trong vài năm trở lại đây. Báo cáo cũng đề cập đến phương pháp điều trị đáng sợ tại các cơ sở y tế ở Indonesia, nơi người ta cho rằng bệnh tâm thần là do lời nguyền hay ma ám.

Theo tờ The Independent, ước tính ở Indonesia có 57.000 bệnh nhân tâm thần bị xích, dù lệnh cấm hành động phân biệt đối xử này được ban hành từ năm 1977.

Chính phủ và các trung tâm bất lực trong việc đưa ra hướng đi mới để chữa trị cho bệnh nhân.

Phần lớn trường hợp người bệnh tâm thần bị xích được phát hiện thấy ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Tại đây, người dân thiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần và hầu như không biết đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh. 90% những người có vấn đề về tâm thần trên toàn quốc không có cách nào tiếp cận được các dịch vụ tiên tiến. Indonesia có 250 triệu dân nhưng chỉ có 48 bệnh viện tâm thần.

"Indonesia có hệ thống y tế rất tốt, nhưng điều đáng tiếc là, chăm sóc sức khỏe tâm thần không nằm trong hệ thống này", bà Shantha Rau Barriga, Giám đốc chương trình về quyền của người khuyết tật thuộc HRW, cho biết. Carika, 29 tuổi, sống suốt 4 năm trong chuồng cừu sau nhà mình ở đảo Java. Cô ăn, ngủ và đi vệ sinh ngay tại đây. Bệnh nhân luôn cầu xin gia đình thả mình ra.

Cuối cùng thì cô cũng được cảnh sát giải cứu sau một chiến dịch chống xiềng xích người tâm thần do một nhà báo Indonesia khởi xướng. Nhưng sau khi thoát khỏi chuồng cừu, cô lại bị đưa đến một trung tâm điều trị, bị bắt phải uống thuốc, điều trị bằng phương pháp sốc điện và bị bệnh nhân khác cưỡng hiếp nhiều lần. "Họ truyền điện vào não tôi qua thái dương và trán, tôi thấy đau lắm. Khi đó tôi còn tỉnh. Tôi nhìn thấy hết. Họ trói chặt tay tôi vào giường", cô kể.

Biện pháp chữa trị này phổ biến ở các bệnh viện truyền thống. Trong khi đó, các cơ sở điều trị tư nhân thì đông đúc và điều kiện vệ sinh kém, HRW cho biết.

Chia sẻ với Tổ chức HRW, một người cha có con gái phải trị bệnh suốt 15 năm trời cho biết: "Vì lo sợ con sẽ bị bỏ bùa mê và do không đủ tiền khám bác sĩ, gia đình tôi đành phải đưa con bé vào chốn địa ngục này. Trong suốt những năm vừa qua, con tôi chưa bao giờ được tắm rửa hay được cho bộ quần áo nào tử tế. Thậm chí, nó còn luôn bị lũ trẻ gần đó bắt nạt. Mối liên hệ duy nhất của nó với cuộc sống bên ngoài chỉ là lỗ hổng đưa bữa ăn tới 2 lần trong 1 ngày mà thôi".

Chính phủ bất lực trong nâng cao nhận thức chữa trị

Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần đã kêu gọi chính phủ Indonesia tiếp tục nỗ lực khắc phục tình trạng trên, củng cố các điều luật về bệnh tâm thần và nâng cao nhận thức của cán bộ nhà nước về vấn đề này. HRW kêu gọi các tổ chức cứu trợ quốc tế, như Cục Phát triển Quốc tế của Anh, phối hợp với chính phủ Indonesia để tìm ra cách đối phó tình trạng ngược đãi người bệnh.

Trước sức ép từ dư luận, Chính phủ Indonesia đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc xích bệnh nhân tâm thần và cải thiện điều kiện chữa trị cho họ. Nhưng khó khăn là người dân còn ít hiểu biết về căn bệnh này và cơ sở y tế còn thiếu, theo HRW. Chính quyền Jakarta ước tính, có hơn 18.000 bệnh nhân tâm thần vẫn đang chịu cảnh xiềng xích.

Trở lại câu chuyện trên, cuối cùng thì bệnh nhân Carika cũng được về nhà. Nhưng mới đây thôi cô lại bị gia đình bắt nhốt vào chuồng cừu, bà Barriga cho biết. "Cần nâng cao nhận thức cho các gia đình về bệnh tâm thần. Nhưng điều đó rất khó vì người ta vẫn tin vào những câu chuyện truyền thuyết xoay quanh căn bệnh này. Nên có biện pháp khác thay thế cách chữa trị truyền thống", bà Barriga nói.

Trường hợp (tổng hợp)

Ngày 23/5, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin, chỉ trong vòng hơn một tháng sau khi nắm thông tin vụ việc, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố đã triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển ma túy cực lớn từ Lào về Việt Nam, thu giữ 105kg ma túy các loại, bắt giữ 25 đối tượng…

Chiến thắng đầy bất ngờ của các vận động viên bóng bàn CAND tại Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025 là minh chứng mới nhất cho sự đúng đắn trong định hướng phát triển mà CLB bóng bàn Công an Nhân dân T&T đã áp dụng kể từ khi thành lập.

Ngày 23/5, Thanh tra huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã có kết luận về việc thanh tra toàn diện Dự án Khu đô thị mới Bình Mỹ (tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú), trong đó, kiến nghị Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang Cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.

Liên quan đến sự việc gây bức xúc dư luận tại đài hóa thân hoàn vũ Công viên nghĩa trang Thanh Bình, trụ sở tại Quốc lộ 21, xã Mỹ Thuận, thành phố Nam Định những ngày vừa qua, Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên về hai hành vi: Niêm yết giá dịch vụ hỏa táng, giá dịch vụ hành lễ không đúng; cung cấp dịch vụ cao hơn giá niêm yết được chấp thuận, phê duyệt, tổng mức phạt tiền là: 19 triệu đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục buộc công ty này phải trả lại các khoản tiền thu cao hơn quy định cho người dân sử dụng dịch vụ.

Cơn sốt thiên thạch dường như đang chinh phục thế giới - mỗi khi một tảng đá từ vũ trụ rơi xuống hành tinh của chúng ta, hàng trăm nghìn thợ săn thiên thạch lại đổ xô đến những nơi xa xôi để săn lùng những mảnh vỡ nhỏ có thể mang lại cho họ hàng nghìn đô la. Những thợ săn này hợp tác với những kẻ buôn lậu, vi phạm luật pháp và liều mạng sống của mình để có được một phần của vũ trụ trong túi. Vậy, điều gì khiến việc săn thiên thạch trở nên dễ lây lan như vậy?

Ở Việt Nam hiện có bao nhiêu đoàn nghệ thuật, đoàn ca múa nhạc? Câu hỏi này không khó trả lời, chỉ đòi hỏi mất chút thời gian thống kê mà thôi. Nhưng, đếm sơ sơ, chúng ta cũng có thể thấy rằng, với 63 tỉnh, thành sẽ có khoảng ngần ấy đoàn nghệ thuật, đoàn ca múa nhạc hoặc trung tâm ca múa nhạc... trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh. Đông đảo là vậy, nhưng thực tế họ hoạt động thế nào thì lại là câu chuyện khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.