Mista'arvim - đơn vị mật của Israel
Mista'arvim là một đơn vị hoạt động mật tinh nhuệ của Israel với các điệp viên cải trang họ thành người Palestine hoặc Arab nhằm thu thập tình báo, thâm nhập vào các cuộc biểu tình, và tiến hành các vụ ám sát. Tác giả, Tiến sĩ Emad Moussa, nhà nghiên cứu kiêm nhà văn chuyên viết về chính trị và tâm lý chính trị của Palestine/Israel đã công bố bài viết này, chúng tôi xin gới htiệu đén quý độc giả.
Nguồn gốc hình thành đặc nhiệm mật
Trong một loạt các cuộc tấn công đối đầu ở Israel cùng sự gia tăng căng thẳng ở Jerusalem và phần còn lại của các lãnh thổ chiếm đóng, vào đầu tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Israel, ông Naftali Bennett đã cấp cho lực lượng an ninh của nước này toàn quyền tự do hành động chống lại người Palestine. Trước đó là việc triển khai thêm 12 tiểu đoàn quân đội tới khu Bờ Tây và 2 tiểu đoàn ở biên giới Gaza. Từ quan điểm của Israel, những biện pháp an ninh được tăng cường chủ yếu thông qua lực lượng quân sự quá mức nhằm mục đích đàn áp sự bất đồng chính kiến của người Palestine. Hiếm khi những phương pháp này được chuyển thành lợi ích chiến lược lâu dài, một phần bởi thực tế là các công cụ quân sự thông thường bị giới hạn khi dùng để chống lại những phong trào quần chúng hoặc thường dân.
Để bù đắp cho một số khiếm khuyết chiến thuật này, đã từ lâu Israel lệ thuộc vào một trong những phương pháp đàn áp truyền thống: những đơn vị mật được biết đến dưới cái tên Mista'arvim. Mista'arvim là một từ tiếng Do Thái có nguồn gốc từ tiếng Arab là Musta’ribeen, có nghĩa là “những người giả trang họ thành người Arabs”. Họ mặc, nói chuyện và hành động y hệt như người Palestine, và thực hiện các nhiệm vụ ngay giữa lòng các đô thị. Phạm vi hành động của họ bao gồm thu thập tình báo, trị an bí mật, thâm nhập và kiểm soát bạo động, hành động đen và ám sát. Mista'arvim được cho là có trước nhà nước Israel và nguồn gốc của họ là một phần của Do Thái Palmach, hiểu nôm na là một sư đoàn dân quân Haganah ưu tú, và sau đó là nòng cốt của quân đội nhà nước Do Thái. Việc thành lập đơn vị này vốn là kết quả của Phong trào Phục quốc Do Thái và các cơ quan ủy trị của Anh ở Palestine trong thời Thế chiến II.
Người Anh cần các điệp viên tình báo có thể thâm nhập vào cộng đồng địa phương tại Levant (là một thuật từ mô tả một khu vực rộng lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, nhưng từ này có thể được dùng như một thuật ngữ địa lý để biểu thị một khu vực rộng lớn ở Tây Á hình thành bởi các vùng đất giáp với bờ biển phía đông Địa Trung Hải, giáp ranh giới về phía bắc là dãy núi Taurus, về phía nam là sa mạc Arab, và về phía tây là Địa Trung Hải, trong khi phía đông mở rộng về phía dãy núi Zagros. Levant bao gồm các nước Liban, Syria, Jordan, Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine; đôi khi cũng bao gồm cả Cộng hòa Cyprus, Sinai và Iraq. Viện Khảo cổ học UCL mô tả Levant là "ngã tư giữa Tây Á, Đông Địa Trung Hải và Đông Bắc Phi”) và phá hoại sự tiến bộ của Đức. Tại thời điểm này đã có một đề xuất đưa ra về việc chiêu mộ người Do Thái Mizrahi (những người di cư đến Palestine từ các nước Arab) để thực hiện nhiệm vụ.
Một số điệp viên đã được cài cắm ở các xứ Arab láng giềng mà cụ thể là Syria và Liban hình thành nên cái mà sau này gọi là “Syria Platoon” (“Trung đội Syria”). Khi người Đức bị đả bại, người Anh không cần tới Trung đội Syria nữa và cuối cùng dẫn đến sự tan rã của nó, điều này trùng hợp với những căng thẳng leo thang giữa dân quân Phục quốc Do Thái và người Anh cũng như người bản địa Palestine. Trung đội Syria nhanh chóng được khởi động lại với tư cách là một đơn vị độc lập của Palmach, được gọi là Ha-Shahar (Bình minh) với mục tiêu chính là xâm nhập vào những cộng đồng người Palestine để hoạt động gián điệp và phá hoại. Cựu thủ tướng Israel, Ehud Barak (khi đó là tướng quân đội Israel) đã được ghi nhận khi thúc đẩy năng lực hành động của Ha-Shahar vào năm 1986, bằng cách thiết lập một lực lượng Mista’arvim được tổ chức tốt và tinh vi hơn dưới cái tên mới là Duvdevan (trong tiếng Do Thái có nghĩa là Anh đào).
Bản thân từng là một thành viên của đơn vị biệt kích ưu tú Sayeret Matkal (đơn vị khét tiếng với các hoạt động “thủ tiêu” những nhân vật Palestine quan trọng) nên ông Ehud Barak đã tuyển dụng các tân binh phải am hiểu văn hóa, ngôn ngữ và phong tục của người Arab, vì thế họ sẽ “có vẻ ngoài, giao tiếp và ăn mặc y chang người Arab, “phi” xe máy ở Bờ Tây và dải Gaza như một cách thường thấy mà họ vẫn làm ở phố Dizengoff ở Tel Aviv”. Duvdevan hiện là một trong những đơn vị hoạt động mật tích cực nhất tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, họ làm việc cùng với quân đội Israel, và là một trong những nhóm Mista’arvim có mặt trên khắp lãnh thổ Israel, mỗi nhóm này lại có những hoạt động khác nhau. Một trong số đó là Samson (Đơn vị 367) chuyên hoạt động ở mạn Nam gần biên giới Gaza; Yamas, một đơn vị liên kết với cảnh sát biên giới Israel và chủ yếu hoạt động ở Jerusalem; và cuối cùng là Gideonim (Đơn vị 33), một lực lượng cảnh sát Israel hoạt động ngay bên trong đất nước Israel.
Thâm nhập vào các cuộc biểu tình
Trên thực địa tại những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trái phép, Mista’arvim đã trở nên rõ ràng chủ yếu do vai trò của họ trong việc xâm nhập vào các cuộc biểu tình của người Palestine. Họ hoạt động theo từng nhóm từ 5 đến 10 người và lợi dụng sự hỗn loạn của các cuộc đụng độ giữa người Palestine và quân đội Israel để trà trộn vào những người biểu tình, và thậm chí tham gia đốt lốp xe và ném đá. Họ thường đội Keffiyeh (loại mũ truyền thống được nam giới ở các nước vùng Trung Đông đội) và không cài áo nhằm che giấu khẩu súng lục của mình. Mista’arvim thường nhắm mục tiêu vào những thanh niên trẻ Palestine ở gần chiến tuyến của quân đội Israel và trà trộn vào những người này khi quân đội Do Thái bắt đầu tiến về phía những người biểu tình. Bằng cách sử dụng lựu đạn gây choáng và súng lục, họ đốn gục các nạn nhân và bắt giữ những người này một cách thô bạo. Những điệp viên này cùng với quân đội Israel đã cung cấp vỏ bọc khi quân đội lui binh.
Cần khẳng định rằng những vụ bắt giữ do Mista’arvim thực hiện đã không giáng một đòn mạnh vào các cuộc biểu tình. Quân đội Israel thường xuyên sộc vào các thị tứ và thành phố của người Palestine để tiến hành những vụ bắt giữ hàng loạt vượt xa về số lượng đầu người và giá trị quân sự đối với bất kỳ hoạt động chớp nhoáng nào được thực hiện bởi các đơn vị Mista’arvim. Quân đội Israel có thể và đã nhiều lần sử dụng hình ảnh và cảnh quay người biểu tình cũng như công nghệ nhận diện khuôn mặt để theo dõi và bắt giữ người Palestine tại tư gia của họ, hoặc họ vượt qua các chốt kiểm soát quân sự Israel trên khắp các lãnh thổ bị chiếm đóng. Thực vậy, kể từ năm 2019, quân đội Israel đã xây dựng một kho dữ liệu với hàng ngàn bức ảnh về người Palestine. Thậm chí họ còn tổ chức các cuộc thi trao thưởng cho những người lính đã chụp được nhiều ảnh về người Palestine nhất. Về lý thuyết, công nghệ theo dõi và bắt giữ người hàng loạt của quân đội Israel khiến cho các hoạt động của Mista’arvim trở nên không thích hợp tốt nhất là vai trò hỗ trợ cận biên.
Một trong những mục tiêu chính của Mista’arvim là làm suy yếu ý chí phản kháng của người Palestine. Muhammad Nasser (không phải tên thật, một cựu tù nhân ở Israel và là một nhà nghiên cứu về các chiến thuật hành động của quân đội Israel) đã phát biểu với báo New Arab rằng việc Mista’arvim chống lại những người biểu tình chủ yếu là một hoạt động tâm lý chiến (thuật ngữ là Psyop). Mục tiêu chủ chốt là tạo ra bầu không khí của sự bất tín, hoang mang và sợ hãi, do đó không khuyến khích các cuộc biểu tình và khi diễn ra biểu tình thì cũng làm hạn chế phạm vi cơ động của đoàn biểu tình. Ông Esmat Omar, một chuyên gia người Palestine về tình báo và ngoại giao Israel, giải thích: Vì quý vị không thể biết được người bên cạnh mình (tại điểm biểu tình) là một người biểu tình khác có giống như mình không, hay là một đặc vụ mật có thể bắt cóc quý vị bất kỳ lúc nào và rút vũ khí”.
Ngược dòng thời gian năm 1948, Mista’arvim phụ thuộc vào Psyop để nghiên cứu về ý định của những người tị nạn Palestine chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi nhà của họ sau khi đất nước Israel được thành lập. Bằng cách giả trang thành người tị nạn, các điệp viên Mista’arvim cũng phao tin đồn khắp nơi nhằm thuyết phục họ rằng quay lại Palestine là không thể.
Hồ sơ gây tranh cãi
Không có số liệu thống kê cụ thể rằng đã có bao nhiêu người Palestine bị Mista’arvim ám toán, một phần do bởi bản chất bí mật các nhiệm vụ của họ và phần khác là do quân đội Israel mà các hoạt động mật thường chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, tổ chức nhân quyền lớn nhất của Israel là B’Tselem đã ước tính rằng từ năm 2000 đến năm 2010, các đặc vụ chìm đã sát hại ít nhất 161 người Palestine trong những cuộc phục kích, bao gồm 19 người dưới 16 tuổi. Gần đây hơn là một trường hợp được ghi chép đầy đủ, đó là câu chuyện của Ahmad Fahd từ trại tị nạn al-Amari ở Bờ Tây vào tháng 5/2021. Anh ta bị trúng nhiều phát đạn của Mista’arvim và bị chảy máu đến chết. Những nỗ lực của Israel nhằm chụp mũ nạn nhân là “nghi phạm khủng bố” đã bị bác bỏ. Tới tháng 6/2021, 2 cảnh sát Palestine bị giết bởi một đơn vị Mista’arvim khi họ xâm nhập vào thành phố Jenin ở miền Bắc Bờ Tây.
Hồi tháng 3/2022, các điệp viên chìm từ Cảnh sát biên giới Israel đã bắn chết một công dân Palestine từ ngôi làng Rahat ở Negev sau khi nạn nhân bị cáo buộc bắn vào họ. Vài người địa phương làm chứng đã tranh cãi chuyện mà phía cảnh sát đưa ra. Trong làn sóng leo thang hiện tại kể từ khi bắt đầu lễ Ramadan, 40 người Palestine bị giết khi quân đội Israel đột kích vào các thành phố và làng mạc trên khắp Bờ Tây. Theo các nguồn tin phía Palestine thì một số nạn nhân ở Jenin và Silwad (gần Ramallah) đã bị giết bởi các lực lượng Mista’arvim. Nhiều nhà hoạt động ở Israel và Palestine coi những đơn vị này chẳng khác gì “những toán sát thủ”. Lập luận này có ít nhất 3 giá trị chính. Trước tiên là các đặc vụ Israel đã được huấn luyện để trở thành “cỗ máy sát nhân” như một báo cáo đăng trên Israeli Channel năm 2015. Thứ hai là, các đơn vị mật đã thực hiện những nhiệm vụ quân sự trong một lãnh thổ được phân loại là “bị chiếm đóng” bởi luật pháp quốc tế vốn đang gây tranh cãi dữ dội.
Và cuối cùng là, các hoạt động mật đã được biết đến là gây ra thiệt hại tài sản thế chấp đáng kể; nơi dân thường Palestine bị đánh đập và giết hại, và chắc chắn khiến người ngoài cuộc khó chịu. Các đơn vị Mista’arvim cũng được triển khai chống lại công dân Israel. Hồi tháng 9/2021, Adalah (Trung tâm pháp lý về quyền của người Arab thiểu số ở Israel) đã thách thức tính hợp pháp của cảnh sát Israel khi thành lập một đơn vị mật để hoạt động tại các thành phố Palestine của Israel vốn được cho là chống lại tội phạm có tổ chức tại những địa phương này. Adalah nhấn mạnh: “Bước đi này đã mâu thuẫn với Pháp; lệnh cảnh sát Israel vốn yêu cầu các sĩ quan cảnh sát phải xác định danh tính”. Thêm nữa, Adalah bày tỏ lo lắng bản chất phân biệt đối xử của bước đi mới, và khẳng định rằng “chính việc hướng hành động của đơn vị đối với một nhóm dân cư riêng biệt trên cơ thể thuộc về quốc gia là sự phân biệt chủng tộc và tương đương với hồ sơ chủng tộc”.
Trong khi đó ở Bờ Tây khi Shin Bet (Cục An ninh nội địa của Isarael) và sự lệ thuộc của quân đội nước này vào đà trỗi dậy của Mista’arvim thì các nhà hoạt động người Palestine đang học cách thích nghi. Bằng cách dùng mạng xã hội, họ bắt đầu chia sẻ những cảnh báo về sự hiện diện của các điệp viên ngầm, cụ thể là những hướng dẫn làm sao để tránh bị bắt giữ hoặc bị họ săn lùng. Theo tờ Guardian (Anh), những người Palestine khác đã bắt đầu công khai đối đầu với Mista’arvim và thậm chí choảng tay đôi với họ.