Ai đứng sau vụ giết hại Tổng thống và Thủ tướng Iran vào năm 1981?

14:30 18/09/2009
Chiều ngày 30/8/1981, Tổng thống Iran Mohammad Ali Rajai và Thủ tướng Mohammad Javad Bahonar có cuộc họp quan trọng với Ủy ban Quốc phòng tối cao (ISDC) tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Tehran để bàn các biện pháp nhằm trấn áp các hoạt động chống phá Nhà nước Hồi giáo Iran của một số tổ chức vũ trang quá khích được nước ngoài hậu thuẫn.

Trong số những tổ chức này có Tổ chức Thánh chiến vì dân tộc Iran (PMOI), một tổ chức vũ trang Hồi giáo quá khích được Iraq hậu thuẫn nhằm lật đổ chính quyền cách mạng Hồi giáo do Giáo chủ Ayatollah Rulollah Khomeini lãnh đạo. Đến 15h45', khi cuộc họp đang diễn ra sôi nổi thì một tiếng nổ kinh hoàng phát ra từ dãy ghế mà Tổng thống Rajai và Thủ tướng Bahonar đang ngồi, giết chết cả hai người và làm bị thương 6 người khác.

Điều tra của lực lượng an ninh Iran cho biết một quả bom hẹn giờ được ngụy trang trong một chiếc cặp xách tay đã được một ai đó lén đặt ngay dưới hàng ghế của Tổng thống Rajai và Thủ tướng Bahonar. Phải mất gần hai tháng điều tra tích cực, lực lượng an ninh Iran mới xác định thủ phạm gây ra vụ đánh bom. Hắn ta tên Massoud Kashmiri, một thành viên cao cấp của PMOI giả dạng nhân viên tạp vụ của Văn phòng Thủ tướng, lén lút mang bom hẹn giờ vào phòng họp để gây nổ giết hại hai nhà lãnh đạo Iran vào chiều ngày 30/8/1981.

Sau khi gây ra vụ việc, Kashmiri trốn đến thành phố Kerman để tìm cách đào thoát sang Iraq nhưng đến ngày 29/10/1981 đã bị lực lượng biên phòng Iran bắt giữ.

Thủ tướng Mohammad Javad Bahonar (phải).

Tổng thống Mohammad Ali Rajai là một trong những nhà lãnh đạo của cuộc Cách mạng Hồi giáo tại Iran vào năm 1979. Ông được bầu làm Tổng thống vào ngày 4/10/1981. Còn Thủ tướng Mohammad Javad Bahonar, là một giáo sĩ Hồi giáo từng bị bắt giam nhiều lần vì có hành động chống đối chế độ quân chủ tại Iran.

Thủ tướng Bahonar là một nhà tư tưởng chứ không phải là một nhà quân sự từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính quyền Cách mạng Hồi giáo, và đến tháng 8/1981 được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Sau khi cuộc Cách mạng Hồi giáo thành công tại Iran vào năm 1979, PMOI bất hợp tác với chính quyền mới nên bị trấn áp dữ dội khiến phần lớn thành viên PMOI phải đào thoát sang quốc gia Iraq lân cận để lánh nạn. PMOI nhằm biến tổ chức này thành một công cụ để làm bất ổn tình hình Iran, nên đã cấp cho PMOI một khu vực riêng ở ngoại ô thành phố Fallujah để làm căn cứ. Tại đây, các thành viên PMOI được các sĩ quan huấn luyện nghiệp vụ quân sự, tình báo, phá hoại... sau đó được tung về lại Iran để triển khai các hoạt động khủng bố, điệp báo...

Kashmiri gia nhập PMOI khi còn là sinh viên đang học đại học tại thủ đô Tehran vào năm 1971. Hắn ta từng tham gia vụ đánh bom khủng bố tại thủ đô Tehran vào tháng 8/1973 nhân dịp Iran tổ chức lễ kỷ niệm 2.500 năm ngày thành lập chế độ quân chủ. Là một trong những thành viên cốt cán của PMOI, Kashmiri được tình báo Iraq tích cực huấn luyện các nghiệp vụ tình báo, chiến đấu và khủng bố để quay về Iran hoạt động dưới vỏ bọc một thương nhân.

Từ đầu năm 1981, Kashmiri, theo lệnh của tình báo Iraq, quay về lại Iran để thành lập một đường dây điệp báo, tuyển dụng điệp viên nội gián, cộng tác viên người Iran để thu thập thông tin quốc phòng, an ninh của chính quyền cách mạng Iran rồi chuyển giao cho tình báo Iraq. Đường dây điệp báo của Kashmiri còn tổ chức các vụ khủng bố, ám sát.

Massoud Kashmiri, kẻ giết hại Tổng thống Rajai và Thủ tướng Bahonar.

Ngày 28/6/1981, một điệp viên của Kashmiri giả dạng nhân viên kiểm tra âm thanh để đột nhập vào trụ sở của đảng Cách mạng Hồi giáo (chính đảng của Iran mà thành viên cao cấp đều là các nhà lãnh đạo của Iran) lén cài bom hẹn giờ. Khi phát nổ, quả bom đã làm thiệt mạng gần 70 quan chức cao cấp của chính quyền và Quốc hội đang tham gia một cuộc họp tại đây.

Trong lúc vụ việc còn đang trong quá trình điều tra thì đến ngày 30/8/1981 lại tiếp tục xảy ra vụ đánh bom khủng bố tại Văn phòng Thủ tướng làm chết Tổng thống Rajai và Thủ tướng Bahonar.

Từ lời khai báo của Kashmiri, chính quyền cách mạng Iran quyết định triển khai một chiến dịch an ninh quy mô tại thủ đô Tehran và nhiều thành phố lớn khác để truy bắt những thành viên còn lại của đường dây điệp báo do Kashmiri cầm đầu và bắt giữ thêm 8 người là điệp viên nội gián và cộng tác viên.

Theo nhận định của nhiều phương tiện truyền thông và chuyên gia quân sự của phương Tây, chính những hoạt động khủng bố, điệp báo và quân sự của PMOI, nhắm vào Iran, được tình báo Iraq hậu thuẫn,  là những mầm mống làm phát sinh cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Iran và Iraq trong thập niên 80 thế kỷ trước

Hoàng Phú (theo Eyespymag)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文