Đằng sau chương trình mua lại súng lớn nhất trong lịch sử Australia

16:07 27/02/2018
Chương trình mua lại súng của Australia đã cứu sống nhiều sinh mạng, hoặc thông qua việc giảm bớt số vụ giết người, hoặc gần như chắc chắn đã giảm được phần lớn các ca tự tử.

Cứ sau mỗi vụ xả súng đẫm máu, tại Mỹ lại dấy lên những tranh cãi về luật kiểm soát súng. Theo bản đồ về tình trạng sở hữu súng trên toàn thế giới với dữ liệu cập nhật tới năm 2012 của báo The Guardian (Anh), tỉ lệ sở hữu súng trên 100 người của Mỹ cao gần gấp đôi so với quốc gia ở gần nhất với họ trong bản đồ này, 88,8 khẩu súng/100 người so với 54,8 khẩu/100 người ở Yemen.

Mối liên hệ giữa tình trạng kiểm soát súng và các vụ giết người

Lẽ dĩ nhiên, không ai suy diễn giản đơn theo kiểu cứ có nhiều súng hơn thì số vụ giết người xảy ra nhiều hơn. Bởi lẽ, tính theo bình quân đầu người, Mỹ có số súng nhiều gấp 12 lần so với Honduras, nhưng tỉ lệ giết người bằng súng tính trên 100.000 người năm 2012 ở Mỹ là 2,97, trong khi ở Honduras là 68,43, có nghĩa tỉ lệ của Mỹ chỉ bằng 1/22 của Honduras.

Có thực tế này là bởi mặc dù đúng là súng đạn khiến các vụ giết người xảy ra dễ dàng hơn, song chính các bất ổn nội bộ hoặc trình độ quản lý yếu kém, nhất là tình trạng xung đột gần đây, cũng đã góp phần làm gia tăng loại hình bạo lực này.

Tuy nhiên khi so sánh Mỹ với các nước khác như Anh, Nhật Bản, người ta sẽ thấy ngay việc sở hữu súng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thảm sát, giết người ở nước này. Tỉ lệ các vụ giết người bằng vũ khí nóng ở Mỹ cao hơn khoảng 20 lần tỉ lệ trung bình này ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngoại trừ Mexico.

Những khẩu súng chính quyền Australia thu mua lại từ người dân trong quá trình thực hiện NFA. Ảnh: AFP.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard là Daniel Hemenway và Matthew Miller đã nghiên cứu 26 quốc gia phát triển để tìm hiểu về mối liên hệ giữa tình trạng kiểm soát súng và tỉ lệ các vụ giết người. Họ đã nhận thấy có "sự liên hệ giữa các tỉ lệ những vụ giết người nói chung và quyền sở hữu súng". Họ cũng không tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy khi tỉ lệ giết người bằng súng gia tăng thì dẫn tới tỉ lệ các dạng thức sát nhân khác giảm bớt.

Trong giai đoạn từ tháng 10-1996 tới tháng 9-1997, để giải quyết tình trạng bạo lực súng đạn trong nước, Australia đã có một giải pháp vừa trực diện vừa nghiêm khắc: Họ tịch thu khoảng 650.000 khẩu súng đang thuộc sở hữu của các cá nhân. Đó là một trong những chương trình mua lại súng bắt buộc lớn nhất trong lịch sử gần đây của Australia. Và chương trình này đã phát huy tác dụng.

Ngày 28-4-1996, một thanh niên 28 tuổi với quá khứ tội lỗi tên là Martin Bryant bước vào quán cà phê tại Port Arthur, một thị trấn du lịch trên đảo Tasmania. Hắn ra tay với khẩu súng trường bán tự động, sát hại 35 người và làm bị thương 28 người khác. Vào thời điểm đó, thủ tướng Australia John Howard chỉ vừa nhậm chức sáu tuần trước đó ngay lập tức rút ra một kết luận rõ ràng từ vụ thảm sát ở Port Arthur: Đất nước có quá nhiều súng và người ta đang rất dễ dàng có được thứ vũ khí nguy hiểm này.

Trong một bài bình luận viết năm 2013 cho báo New York Time, ông Howard chia sẻ lại những suy nghĩ của ông vào thời điểm đó: "Tôi hiểu rằng mình cần phải sử dụng quyền khi tại nhiệm để ngăn cản việc sở hữu và việc sử dụng những loại vũ khí đã sát hại 35 người dân vô tội. Song tôi cũng biết điều đó sẽ không đơn giản".

Nhưng rồi ông Howard đã thuyết phục được cả liên minh cầm quyền trung hữu của ông và các bang của Australia đồng thuận thông qua các luật cải cách về súng trên toàn quốc. Theo đó, những điều luật mới có tên Thỏa thuận vũ khí nóng quốc gia (NFA) đã được soạn ngay trong tháng sau khi xảy ra vụ thảm sát ở Port Arthur, hạn chế nghiêm ngặt quyền sở hữu hợp pháp vũ khí nóng ở Australia. Tất cả các khẩu súng ở Australia đều phải đăng ký sở hữu, bên cạnh nhiều biện pháp khác thì tất cả những trường hợp mua vũ khí nóng mới đều phải được cấp phép trước khi mua.

Một trong những điều khoản quan trọng nhất của NFA là lệnh cấm triệt để với việc sở hữu một số loại súng cụ thể như các loại súng trường tự động và bán tự động, các loại súng bắn đạn hoa cải (shotgun). Vì trong thực tế đã có một số loại súng này đang được sử dụng tại Australia và NFA yêu cầu loại bỏ tất cả những khẩu súng đó.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền  thực thi chương trình mua lại súng bắt buộc. Theo đó các bang sẽ thu mua lại tất cả những khẩu súng vừa được thông báo là vũ khí phạm pháp. Để người dân không cảm thấy bị thiệt thòi, chính quyền sẽ bồi hoàn lại cho các chủ nhân sở hữu súng một số tiền hợp lý, mức giá này sẽ do một ủy ban quốc gia đặt ra sau khi tham khảo mức chuẩn từ giá thị trường. Ngoài ra, NFA cũng có những điều luật ân xá về mặt pháp luật với bất cứ ai tự nguyện giao nộp các khẩu súng sở hữu trái phép, mặc dù họ sẽ không được hưởng tiền bồi thường.

Dẫu vậy thì vẫn còn có những lo ngại về việc chương trình mua lại vũ khí bắt buộc có thể làm kích động sự kháng cự của người dân. Bằng chứng là trong một cuộc phát biểu trước đám đông những người ủng hộ quyền sở hữu súng, Thủ tướng Howard đã phải mặc áo chống đạn.

Thật may là những lo ngại về nguy cơ bạo lực xảy ra rốt cuộc đã không thành hiện thực. Theo đó dưới thời ông Howard, chính quyền Australia đã thu lại êm thấm 650.000 khẩu súng được sở hữu hợp pháp từ người dân, sau đó tiêu hủy nó đúng như một phần của chương trình mua lại. Theo ước tính chương trình mua lại vũ khí bắt buộc này đã tịch thu và tiêu hủy được 20% tổng số súng sở hữu cá nhân ở đây.

Cứu sống nhiều sinh mạng

Năm 2011, hai chuyên gia David Hemenway và Mary Vriniotis của Đại học Harvard bắt đầu nghiên cứu, đánh giá về tỉ lệ giết người cũng như tự sát tại Australia sau khi nước này thực thi NFA. Kết luận nghiên cứu của họ rất rõ ràng: "NFA dường như đã thành công tột bậc ở số sinh mạng được cứu sống".

Hai chuyên gia đã nhận thấy mức sụt giảm ở cả tỉ lệ tự sát lẫn giết người bằng súng tại Australia sau khi thực hiện NFA. Sau 7 năm thực hiện NFA, tỉ lệ tự tử bằng vũ khí nóng ở Australia đã giảm 57% so với 7 năm trước đó. Tỉ lệ trung bình của số vụ giết người bằng vũ khí nóng cũng đã giảm khoảng 42% trong cùng kỳ so sánh này.

Ngày nay, tỉ lệ giết người ở Australia cũng đã giảm so với trước khi NFA được áp dụng, thế nên bạn không thể dồn mọi "thành tích" này cho việc nước này đã áp dụng các luật kiểm soát súng mới. Tuy nhiên những số liệu nghiên cứu là một lý do xác đáng để tin rằng NFA, đặc biệt là các điều khoản mua lại vũ khí của chính quyền, thực sự đã góp phần đáng kể giúp giảm tỉ lệ tự sát và giết người bằng súng ở đất nước của loài chuột túi kangaroo nổi tiếng.

Hai nhà nghiên cứu Hemenway và Vriniotis viết: "Trước hết, tỉ lệ người chết vì vũ khí nóng giảm nhiều nhất là ở những loại vũ khí nằm trong chương trình mua lại bắt buộc. Thứ hai, số trường hợp tử vong vì vũ khí nóng tại những bang có tỉ lệ mua lại vũ khí cao cũng thấp hơn so với những bang có tỉ lệ mua lại vũ khí thấp".

Hai năm thực tế áp dụng NFA tại Australia là 1996 và 1997 cũng là hai năm chứng kiến tỉ lệ giảm lớn nhất về số vụ giết người, đây cũng là giai đoạn hai năm có tỉ lệ này thấp nhất tại Australia trong suốt giai đoạn từ 1915 đến 2004. Việc chỉ ra chính xác tỉ lệ đóng góp của NFA với việc giảm số người chết vì súng là điều khó khăn hơn. Tuy nhiên một nghiên cứu đã nêu kết luận, việc mua lại 3.500 khẩu súng trên 100.000 dân sẽ tương đương với mức giảm 50% số vụ giết người bằng vũ khí nóng.

Riêng với các ca tự tử bằng súng, những kết luận nghiên cứu rút ra đặc biệt ý nghĩa. Theo đó, cứ 100.000 dân, nếu mua lại được 3.500 khẩu súng, người ta có thể ngăn cản được 74% số vụ tự tử. Đáng nói là số trường hợp tự tử bằng những cách khác đã không tăng lên để "bù" vào phần giảm đáng kể này.

Có lý do hợp lý để chúng ta có thể tin rằng những quy định kiểm soát, hạn chế súng sẽ góp phần ngăn ngừa tự tử. Tự tử thường là hành động mang tính bột phát, thường không nhiều người sẽ lặp lại hành động này sau khi bất thành lần đầu. Tuy nhiên súng là loại vũ khí được thiết kế để sát hại, do đó việc tự tử bằng súng khiến nguy cơ tử vong ngay trong lần đầu cao hơn nhiều so với việc tự tử bằng dao lam hay thuốc ngủ.

Do đó, việc hạn chế cơ hội tiếp cận súng khiến việc tự tử trở nên khó "thành công" hơn, sẽ khiến những người có ý định tự tử còn cơ hội để nhận ra hành động bột phát của mình và không có ý định dại dột lần nữa.

Rõ ràng chương trình mua lại súng của Australia đã cứu sống nhiều sinh mạng, hoặc thông qua việc giảm bớt số vụ giết người, hoặc gần như chắc chắn đã giảm được phần lớn các ca tự tử.

Và mặc dù bài học kinh nghiệm của nước này có thể không dễ áp dụng với nhiều quốc gia, chẳng hạn như Mỹ, vì những khác biệt về văn hóa, chính trị, song khi suy nghĩ về vấn đề bạo lực súng đạn cũng như cách hạn chế tình trạng đó, đây quả là bài học đáng được cân nhắc.

Trần Đắc Luân

Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vũ trụ, khẳng định việc cấm cần áp dụng với mọi loại vũ khí.

Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây là điều đáng tiếc khi hai quốc gia đang nỗ lực tăng cường hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng những đặc thù, khác biệt để cùng tìm ra tiếng nói chung trong lĩnh vực quyền con người, xóa bỏ những áp đặt và tránh chính trị hóa các vụ việc hành chính, hình sự.

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, lực lượng CSGT Thủ đô sẽ triển khai phương án bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chở hàng quá tải trọng; chạy quá tốc độ; vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Chiều 24/4, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Học viện Chính trị CAND. Nhân dịp này, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an gửi lẵng hoa chúc mừng.

Liên quan đến việc 2 phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, chiều 24/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì đã triệu tập 2 đối tượng có liên quan gồm Đỗ Mạnh Hoàng và Trần Văn Đức (cùng SN 1978, ở tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì).

Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ khẳng định nhận thức và quyết tâm chính trị của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương là vô cùng quan trọng, có yếu tố quyết định đến sự thành bại của Đề án 06, chuyển đổi số. Đồng thời đề nghị phải sớm số hóa dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文