Bí ẩn của cơ quan tình báo bí mật Nhật Bản

20:55 07/06/2018
Trong nhiều năm qua, công chúng Nhật Bản cũng như thế giới ít được nghe nói đến sự tồn tại cũng như hoạt động của các cơ quan tình báo Nhật Bản. Mới đây, Đài NHK của Nhật Bản đã phối hợp với tạp chí The Intercept thực hiện một phóng sự điều tra, và lần đầu tiên hé lộ những thông tin về hoạt động của cộng đồng tình báo Nhật Bản.

Hàng tuần, tại quận Ichigaya của Tokyo, một tài xế lái chiếc ô tô 4 chỗ màu đen đến đậu một cách khiêm tốn bên ngoài một tòa nhà màu xám. Chiếc ô tô đón một vị khách đặc biệt trước khi khởi hành đi về phía nam trong hành trình ngắn chỉ 10 phút. Vị khách đó mang một phong bì dày cộp chứa các báo cáo tình báo tối mật để chuyển cho các cố vấn thân cận nhất của Thủ tướng Nhật Bản.

Được biết đến với bí danh là “C1”, tòa nhà màu xám đó là một phần thuộc khu nhà phức hợp trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhưng nó không phải là tòa nhà bình thường, mà là tổng hành dinh của cơ quan tình báo tuyệt mật của Nhật Bản, có tên gọi là Ban giám đốc Tình báo tín hiệu (gọi tắt là DFS). DFS, tiếng Nhật gọi là “Dempa-Bu”, nghĩa là “đoạn sóng điện từ”, có lịch sử hình thành và hoạt động từ rất lâu, khoảng thập niên 50 của thế kỷ XX, với vai trò nghe lén truyền thông.

Hai trong số các quả bóng gôn chứa ăng-ten thu phát sóng của DFS ở Tachiarai.

Cho đến nay, hoạt động của DFS luôn được giữ bí mật tuyệt đối, không một thông tin nào được phép tiết lộ ra bên ngoài, kể cả vị trí đặt tổng hành dinh. Hầu hết quan chức Nhật Bản đều không biết gì về sự tồn tại cũng như hoạt động của cơ quan này, ngoại trừ một số quan chức thân cận nhất của Thủ tướng có trách nhiệm tổng hợp thông tin và báo cáo cho Thủ tướng. Hoạt động của DFS không chịu bất kỳ sự giám sát độc lập nào cả, và chỉ phải tuân theo khung quy định không nhiều ràng buộc.

Theo một số quan chức DFS, cơ quan này phân chia thành 11 bộ phận phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban chú trọng thực hiện nhiệm vụ riêng, như phân tích thông tin, an toàn và an ninh công cộng, bộ phận mật mã và giải mã. DFS có khoảng 1.700 nhân viên, kém xa so với NSA của Mỹ (30.000 người) và GCHQ của Anh (6.000 người).

Tuy cùng chung cơ quan nhưng các phòng ban lại tách riêng, hoạt động biệt lập với nhau, rất ít khi có sự giao tiếp, phối hợp trong công tác. Mỗi bộ phận trong tòa nhà C1 đều có một tủ khóa riêng đặt trong các phòng làm việc, và chỉ một nhóm người nhất định có quy chế an ninh cao, giữ mật mã và nhận dạng để mở khóa mới được mở khóa các ngăn tủ này. DFS hoạt động như một cánh tay lớn nhất của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Nhật Bản – cơ quan có chức năng phân tích hình ảnh từ vệ tinh.

Để thực hiện nhiệm vụ nghe lén với khối lượng lớn, DFS đã tự trang bị hệ thống nghe lén nổi tiếng XKEYSCORE, có thể thu thập dữ liệu về email, chat trực tuyến, lịch sử truy cập Internet và thông tin về hoạt động trên mạng xã hội của từng cá nhân.

Tòa nhà C1 bên trong khu phức hợp trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhìn vào ban đêm.

Atsushi Miyata, từng làm việc tại DFS và Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong giai đoạn 1987-2005, thừa nhận Dempa-Bu không chỉ do thám, thu thập dữ liệu người dân trong nước mà còn do thám cả một số quốc gia khu vực xung quanh như CHDCND Triều Tiên,… Trong hoạt động do thám, DFS tỏ ra là cơ quan tình báo quyết tâm giữ bí mật cao nhất, rất hạn chế chia sẻ thông tin. Tuy vậy, DFS vẫn là đối tác hợp tác rất chặt chẽ với NSA của Mỹ khi theo dõi truyền thông của các quốc gia khắp khu vực châu Á.

DFS có 6 cơ sở do thám thực hiện nhiệm vụ nghe lén điện thoại, đọc trộm email và theo dõi các hoạt động truyền thông khác suốt 24/24 giờ mỗi ngày. Một trong những cơ sở đó đặt tại một căn cứ quân sự nằm giữa hai thị trấn Tachiarai và Chikuzen, cách Tokyo khoảng 1.000km về phía tây nam. Đây là một trong những đầu mối tình báo quan trọng nhất của nước Nhật. Nó bao gồm hàng chục ăng-ten thu phát sóng tín hiệu vô tuyến đặt bên trong những quả bóng gôn khổng lồ.

Những quả bóng gôn này đã gây nên nỗi lo lắng thường trực cho người dân địa phương bởi cường độ sóng mạnh có thể gây nhiễu sóng truyền hình cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rốt cuộc, mỗi năm chính phủ Nhật Bản đành phải chi trả cho Hội đồng thị trấn Chikuzen một khoản tiền tương đương 100.000 USD gọi là bồi thường cho những tổn hại mà căn cứ tình báo ở Tachirai gây ra.

Tại căn cứ tình báo ở Tachiarai, hệ thống ăng-ten có khả năng kết nối với hơn 200 vệ tinh của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng 30 chiếc là của Trung Quốc, và dĩ nhiên là có thể thu thập thông tin, dữ liệu đi qua các vệ tinh này. Một tài liệu mật do Edward Snowden tiết lộ cho báo chí cho biết, Nhật Bản đã sử dụng căn cứ ở Tachiarai để tiến hành một chương trình gián điệp mang mật danh MALLARD vào khoảng giữa năm 2012.

Trong giai đoạn từ tháng 12-2012 đến tháng 1-2013, Tachiarai đã bắt đầu sử dụng công nghệ do thám để thu thập thông tin về các vụ tấn công mạng tiềm ẩn. Trong giai đoạn đó, khối lượng dữ liệu thu thập tăng lên rất nhanh, đạt 500.000 giao tiếp mạng mỗi giờ, tức 12 triệu giao tiếp mỗi ngày. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới có 1 giao dịch bị phát hiện có liên quan đến tấn công mạng.

Trong hoạt động thu thập dữ liệu với khối lượng tràn ngập hiện nay, DFS nhận được sự hỗ trợ của NSA của Mỹ và của cả một cơ quan bí mật khác của Nhật Bản có mật danh là J6, đơn vị kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng. Một lần nữa, việc giữ bí mật công tác là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động của các cơ quan an ninh Nhật Bản, vì vậy tuy hợp tác nhưng DFS cũng hoàn toàn không biết gì về chức năng, nhiệm vụ của J6.

An Tôn (tổng hợp)

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc từ ngày 16-17/5 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Putin nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 5 vào ngày 7/5 vừa qua, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang phát triển ổn định, gắn bó.

Toàn bộ 153 ha đất khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng tại thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã bị người dân lấn chiếm trái phép. Việc giải tỏa công trình, hoa màu trên đất bị lấn chiếm đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Trong khi đó, giữa Ban Quản lý Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và UBND huyện Bảo Lâm vẫn chưa thống nhất được quan điểm xử lý đối với diện tích đất tái định canh bị lấn chiếm. Sự việc đã kéo dài hơn 10 năm qua và câu chuyện vẫn đang là “bài toán nóng”...

Thông tin từ UBND xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên) trưa 16/5 cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, khoảng 10h15 cùng ngày, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Đức Cường (SN 1978, trú ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng, ngoài 3 đối tượng tham gia ẩu đả làm chết người xảy ra tối 7/5 tại đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Đồng Nai, đến nay có thêm 3 đối tượng khác liên quan đến vụ việc này đã đến Cơ quan Công an đầu thú về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Ngày 16/5, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hong Jungpyo (SN 1995, quốc tịch Hàn Quốc) về hành vi “Mua dâm người dưới 18 tuổi”; Đỗ Văn Tuấn (SN 1986) và Bùi Đức Thắng (SN 1972, cùng quê Vĩnh Phúc) về hành vi “Môi giới mại dâm”.

Sáng 16/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do 3 đối tượng quê Thanh Hóa thực hiện; đồng thời đề nghị những ai từng vay tiền hoặc bị 3 đối tượng này cưỡng đoạt tài sản thì khẩn trương liên hệ với Công an huyện Duy Xuyên để giải quyết.

Liên quan sự cố tai nạn xảy ra tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam bắc qua hạ lưu sông Ba, kết nối huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) như Báo CAND đã thông tin, đến 8h30 sáng nay 16/5, các lực lượng cứu hộ vẫn còn đang nỗ lực tìm kiếm dấu tích 2 nạn nhân còn lại.

Qua 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (từ năm 2013 đến 2023), công tác phòng, chống tội phạm mua bán người của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người ở Việt Nam. Và một trong những kết quả đạt được, chính là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文