Tiết lộ của cựu Tổng thống Litva Rolandas Paksas:

Bị hạ bệ vì từ chối cho CIA đặt nhà tù bí mật

16:25 22/12/2009
Litva đang trở thành trung tâm của một vụ bê bối chính trị lớn, sau khi cựu Tổng thống Rolandas Paksas lên tiếng khẳng định, ông là nạn nhân của một âm mưu bãi nhiệm vào năm 2004 vì đã từ chối cho bố trí một nhà tù bí mật của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) trên lãnh thổ Litva. Khẳng định của ông Paksas được cho là hoàn toàn có cơ sở nếu biết rằng, ngay sau khi chính trị gia "cứng đầu" trên phải từ chức, ngay ở ngoại ô Vilnius đã nhanh chóng xuất hiện một cơ sở bí mật của CIA…

Những tiết lộ gây quan tâm của cựu Tổng thống Paksas - hiện là một nghị sĩ châu Âu - được nêu ra trong phiên điều trần mới đây trong phạm vi Ủy ban Quốc phòng và An ninh quốc gia Litva. Trước đó, theo chỉ thị của đương kim Tổng thống Dalia Grybauskaite, các nghị sĩ trong ủy ban được giao nhiệm vụ phải điều tra về nhà tù bí mật của CIA, từng hoạt động trên lãnh thổ Litva trong giai đoạn 2004-2005.

Theo lời ông Paksas, từ mùa xuân năm 2003, người đứng đầu Cục An ninh quốc gia Litva (VSD) khi đó là Mecys Laurinkus đã đề xuất với ông: Liệu có thể bí mật chuyển tới Litva một số nhân vật bị Mỹ nghi ngờ có dính líu tới khủng bố? Laurinkus khi đó còn nhấn mạnh thêm rằng, một quyết định đồng ý sẽ giúp đỡ rất nhiều cho "các đối tác nước ngoài". Cần biết vào thời điểm đó, Litva đang tích cực xin được gia nhập vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cần phải có những "động thái thân thiện" đối với những quốc gia đóng vai trò dẫn đầu trong NATO, trong đó tất nhiên có cả Mỹ.

Bất chấp những "gợi ý" trên, Tổng thống Rolandas Paksas đã từ chối thẳng thừng đề xuất trên của người đứng đầu VSD. Mùa thu năm 2003, Mecys Laurinkus - khi đó đã có quyết định được cử tới Madrid làm đại sứ - ngay trước khi đi đã "tuồn" cho báo chí một số hồ sơ nhạy cảm đối với ông Rolandas Paksas. Ông này buộc tội Tổng thống có quan hệ thân thiết với thương gia người Nga Yuri Borisov, cấp trái phép quốc tịch Litva cho người này để đổi lấy một khoản hỗ trợ tài chính cho chiến dịch tranh cử của mình. 

Đến tháng 4/2004, vào đúng thời điểm Litva đang đón mừng việc được gia nhập NATO, Quốc hội nước này cũng tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Paksas. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, tại khu làng Antivilai (nằm cách Vilnius 20 km), một nhà tù mới của CIA bắt đầu được xây dựng.

Ngay sau những phát biểu trên của cựu Tổng thống Paksas, Mecys Laurinkus (hiện đang giữ cương vị Đại sứ Litva tại Tbilisi) cũng lên tiếng thừa nhận đã bàn bạc về đề tài mở một nhà tù của CIA với Tổng thống: "Chúng tôi quả thật đã nói với nhau về vấn đề này, và tôi đã nói với Tổng thống Paksas khi đó về những hình thức đấu tranh chống khủng bố được phê chuẩn bởi các quốc gia NATO, Hội đồng châu Âu, Hội đồng nghị viện NATO cùng nhiều tổ chức có ảnh hưởng khác trên thế giới". Tất nhiên, ông Laurinkus đã không "liên kết" lời từ chối đi ngược lại với ý nguyện của Washington với vụ phải từ chức sau đó của ông Paksas.

Trong khi đó, các chuyên gia độc lập đều có ý kiến cho rằng, vụ bãi nhiệm Tổng thống Paksas chắc chắn có lợi nhiều cho Mỹ. Thứ nhất, nhiều người từ trước tới nay vẫn coi ông Paksas là một chính trị gia có quan điểm thân Nga. Yếu tố thứ hai quan trọng hơn là việc mật vụ Mỹ đã bị mất một nhà tù bí mật tại quốc gia láng giềng với Litva là Ba Lan hồi cuối năm 2003, sau khi nổ ra một vụ bê bối lớn tại đây. CIA đang cần gấp một nhà tù tương tự tại châu Âu.

Tại Litva khi đó, sự chống đối duy nhất chỉ đến từ vị Tổng thống "cứng đầu" Rolandas Paksas. Tất nhiên nếu ông này từ chức, chướng ngại trên sẽ hoàn toàn được dỡ bỏ. "Các quốc gia thành viên mới được kết nạp của NATO (trong đó có cả Litva) đều tỏ ra biết ơn nước Mỹ vì sự giúp đỡ họ gia nhập tổ chức này. Vào thời điểm đó, họ có thể đồng ý với tất cả những gì được người Mỹ đề nghị" - Richard Clark, cố vấn của kênh truyền hình ABC, đồng thời là cựu quan chức đứng đầu bộ phận phản gián tại Nhà Trắng, đã bình luận như vậy trước những tiết lộ gây chú ý của vị cựu Tổng thống Litva

Đinh Linh (tổng hợp)

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文