Bữa tiệc thế kỷ và cuộc cách mạng Iran

09:25 03/03/2016
Cách đây gần nửa thế kỷ, Quốc vương Iran đã tổ chức một bữa tiệc trị giá hơn 2 tỷ USD trên một ốc đảo nhân tạo giữa sa mạc ở Trung Đông, trong đó danh sách khách mời gồm toàn những hoàng tử, công chúa, nữ hoàng và vua chúa từ khắp nơi trên thế giới. Ít ai biết rằng bữa tiệc này là chất xúc tác cho cuộc cách mạng Iran - sự kiện làm thay đổi cả cục diện Trung Đông.


Bữa tiệc 2 tỷ USD

Câu chuyện về bữa tiệc thế kỷ đã được kể lại trong bộ phim tài liệu mới phát trên kênh BBC. Bữa tiệc diễn ra năm 1971 ở ốc đảo Persepolis, kéo dài trong 3 ngày. Quốc vương Iran muốn có một buổi tiệc giữa những di tích cổ đại trên ốc đảo Persepolis. Ông cho lập một thành phố lều trại giữa sa mạc dành cho các vị khách.  Đó là những ngôi nhà thông minh, được lắp ghép từ các vật liệu có sẵn. Thậm chí còn có cả một sân golf.

Quốc vương Iran và Hoàng hậu.

Maxim's of Paris - nhà hàng sang trọng nhất thế giới thời bấy giờ, đã được thuê để lên thực đơn cho bữa tiệc. Món đặc biệt là thịt cừu Pháp nấu với nấm và món "Công hoàng gia và quần thần". "Quần thần" ở đây là hàng trăm con chim cút nhồi pate gan ngỗng được xếp xung quanh món thịt công. 180 bồi bàn được thuê từ các khách sạn sang trọng nhất ở St Moritz, Thụy Sỹ.

Bước tiếp theo là chuẩn bị khu vực cắm trại. Ông Abdolreza Ansari, một thành viên cấp cao ban tổ chức bữa tiệc, cho biết: Chỗ đó toàn rắn và bọ cạp. Do đó, trong vòng bán kính 32 km, người ta đã phun hóa chất để diệt sạch bất kỳ loài động vật hoang dã nào. Thay vào đó là 15.000 cây xanh được chuyển tới từ Versailles và 50.000 con chim biết hót. Đa số chúng đã chết chỉ vài ngày sau khi được đưa tới sa mạc vì không có nước. Mỗi ngày, trực thăng chở những tảng đá to bằng cả chiếc ôtô con tới sa mạc nóng bỏng này để làm lạnh rượu vang trắng. Người ta còn thuê hẳn đoàn làm phim Hollywood để làm video riêng về bữa tiệc.

Những người tham gia chuẩn bị tiệc không ai được phép trễ nải trong công việc. Một bộ trưởng của Quốc vương Iran khi ấy tuyên bố với các nhà tổ chức bữa tiệc: "Nếu công việc không xong, tôi sẽ bắn tất cả các anh. Rồi tôi sẽ bắn chính tôi".

Những gì ban tổ chức làm dường như là chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho một cuộc thi Olympic chứ không chỉ là một bữa tiệc tối. Họ cho xây cả một đường cao tốc mới để đưa khách từ sân bay tới sa mạc trên một đoàn 250 chiếc Limousine.

Và đến ngày đại tiệc, các vị khách hoàng gia dập dìu tề tựu, trong số đó có những cái tên như Hoàng tử Rainier và Công chúa Grace của Monaco, Đệ nhất phu nhân Philippines, Vua Hussein của Jordan, Hoàng đế Haile Selassie của Ethiopia. Chủ bữa tiệc là Quốc vương Iran và Hoàng hậu Farah Diba, người vợ thứ ba của ông.

Những hạt sạn

Một số lãnh đạo thế giới, trong đó có Nữ hoàng Anh, cho rằng bữa tiệc này là một sai lầm nghiêm trọng. Dù đã từng tiếp đãi Quốc vương Iran ở Anh nhưng bà tránh xa bữa tiệc này. Để tránh khỏi bị mang tiếng, bà đã cử Hoàng tử Philip và Công chúa Anne đại diện cho mình. Một số vị khách trong bữa tiệc sau này có những kết cục bi thảm, ví dụ như Tổng thống Romania Nicolae Ceausescu và vợ.

Lúc đón khách, Quốc vương và vợ trông rất không thoải mái khi khách tới. Theo nhà báo Sally Quinn  của tờ Washington Post, người đưa tin về sự kiện, sở dĩ họ không thoải mái là vì dòng khách di chuyển chậm đến mức nhiều vị vẫn còn đang xếp hàng bên ngoài khi một cơn bão cát bất ngờ xảy ra, làm hỏng kiểu tóc và mũ của nhiều người. Ở hậu trường bữa tiệc, khung cảnh cũng hỗn loạn. Người bồi bàn trưởng đã ngã quị vì căng thẳng trong khi các khu bếp nóng đến mức nhiều nhân viên gần như không mặc gì.

Các thực khách ăn tối tại một cái bàn uốn lượn dài tới 70 mét được phủ khăn trải bàn. Món đầu tiên là trứng chim cút trộn trứng cá muối, món cuối cùng là thứ nước giải khát làm từ champagne, quả mâm xôi và quả sung.

Phần được quan tâm nhất bữa tiệc là nghi lễ tại mộ của Cyrus Đại đế - người sáng lập Đế chế Ba Tư từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Trong phần này, hơn 1.000 binh sĩ Iran mặc trang phục thời Cyrus đã đi qua các vị khách trên xe diễu hành trước khi Quốc vương Iran phát biểu, trong đó bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

Tuy nhiên, sự kính cẩn đó không kéo dài bao lâu. Ông Issa Malek, Trưởng nhóm nghi thức của bữa tiệc và là người chịu trách nhiệm dọn dẹp các lều khách, đã cảm thấy ghê tởm khi các lều bị mất sạch đồ. 49 trong tổng số 50 máy thu thanh mới cứng, đắt tiền đã biến mất. Bản thân Quốc vương Iran cũng không vui. Khi ông xem bộ phim chính thức về bữa tiệc, ông thốt lên: "Những người Iran đâu cả rồi?". Quả thật, bộ phim về bữa tiệc thế kỷ ở Iran không có bóng dáng người Iran nào.

Trong khi khách khứa tưng bừng dự tiệc ở sa mạc thì người dân Iran đang bần cùng, đói khổ. Điều đối lập sắc nét đó ai cũng nhận ra, chỉ có điều không ai đủ liều lĩnh để nói với Quốc vương Iran rằng ông đang phạm sai lầm, không có cái đầu thông thái nào kêu gọi ông kiềm chế từ khi ông lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến.

Trong khi Quốc vương Iran và các vị khách đang thưởng thức trứng cá muối, thịt công và rượu Chateau Lafite năm 1945 trong các lều có điều hòa nhiệt độ, những người phản đối Quốc vương đang âm ỉ ngọn lửa bất mãn. Người phản đối mạnh nhất là giáo sĩ Hồi giáo Ayatollah Khomeini, lúc ấy đang phải sống lưu vong. Chứng kiến bữa tiệc từ Paris, ông Khomeini nổi giận: "Hãy để cả thế giới biết rằng những bữa tiệc tùng không liên quan gì tới người dân Hồi giáo Iran đáng kính. Tất cả những người tham gia là kẻ phản bội đạo Hồi và người Iran".

Tám năm sau, khi thời cơ đến, giáo sĩ Khomeini đã kêu gọi người Iran đói nghèo vùng lên chống lại Quốc vương Iran. Quốc vương Iran đã buộc phải chạy trốn để giữ mạng sống và chết năm 1980 ở Ai Cập. Iran sau đó nằm dưới quyền của ông Ayatollah Khomeini - người được coi là lãnh tụ tinh thần chung, mở ra một trang mới cho lịch sử quốc gia Hồi giáo này.

Nhật Minh (tổng hợp)

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.