Các công ty tư nhân cạnh tranh bán công nghệ do thám

14:20 05/12/2013

Các công ty tư nhân đang đua nhau chào bán các công cụ gián điệp và công nghệ do thám hàng loạt cho các quốc gia đang phát triển với lời hứa hẹn trang thiết bị của họ giúp cho các chính quyền dễ dàng giám sát hàng triệu email, tin nhắn SMS và cuộc gọi điện thoại di động. Các công ty - bao gồm hàng chục từ nước Anh - cam kết sản phẩm của họ giúp các chính quyền ở châu Phi, châu Á và Trung Đông có được sức mạnh gián điệp không hề thua kém các cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới như Trung tâm Kiểm soát Viễn thông Anh (GCHQ) và đối tác Mỹ là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Thị trường công nghệ gián điệp nhộn nhịp này thực sự đang gây lo ngại cho các nhóm nhân quyền trên khắp thế giới.

Các tài liệu được công bố mới đây, bao gồm cơ sở dữ liệu trực tuyến của Privacy International (PI), tổ chức giám sát nhân quyền đã trải qua 7 năm thu thập 1.203 tập sách nhỏ quảng cáo thiết bị gián điệp được phổ biến trong các hội nghị được tổ chức tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất - UEA), Prague (Cộng hòa Czech), Brasilia (Brazil), Washington (Mỹ), Kuala Lumpur (Malaysia), Paris (Pháp) và London (Anh). Cơ sở dữ liệu của PI, gọi là Danh mục Công nghiệp gián điệp (SII), cho thấy các công ty từ Anh, Israel, Đức, Pháp và Mỹ quảng bá sản phẩm của họ tinh vi đến mức nào.

Theo SII, có tất cả 38 công ty - bao gồm 77 công ty Anh - chào mời tổng cộng 97 công nghệ do thám khác nhau. Một công ty cam kết thiết bị "giám sát thụ động hàng loạt" của họ có thể "chặn bắt được 1 tỉ thông tin một ngày". Một số công ty đề nghị loại camera kỹ thuật cao có thể được giấu trong lon nước giải khát coca, viên gạch hay ghế nhỏ dành cho em bé trên ôtô; trong khi một nhà sản xuất khác giới thiệu công nghệ giúp biến những chiếc ô tô thành trung tâm kiểm soát do thám.

Tập sách nhỏ quảng bá công ty AMES ở Dubai.

Hiện tại, không có sự ngăn cấm bán những thiết bị công nghệ như thế, và các công ty cho biết công nghệ tinh xảo của họ giúp hỗ trợ đắc lực cho chính quyền trong nỗ lực chống khủng bố và tội phạm lan tràn như hiện nay. Nhưng, các nhà hoạt động nhân quyền và quyền riêng tư của công dân cảnh báo về sự tinh vi phức tạp của các hệ thống gián điệp đồng thời bày tỏ sự lo ngại các chế độ hà khắc có thể sử dụng chúng làm công cụ do thám những người đối lập.

Cựu lãnh đạo Libya - Muammar Gaddafi - nổi tiếng là người sử dụng trang thiết bị gián điệp công nghệ cao của phương Tây để kiểm soát chặt chẽ các lãnh đạo chính trị đối lập. PI cũng tin là các công ty Anh hiện nay có thể trở thành đối tượng được kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ tương tự như các nhà sản xuất vũ khí. Matthew Rice, cố vấn nghiên cứu của PI, cho rằng các công ty công nghệ gián điệp tư nhân kiếm lợi nhuận trên sự đau khổ của người dân khắp thế giới mà không hề có sự giám sát hiệu quả hay đòi hỏi sự giải trình đầy đủ.

Công nghệ gián điệp của VASTech.

Theo Matthew Rice, chính sự thiếu các quy định luật pháp mà các công ty này thoải mái xuất khẩu công nghệ gián điệp đến các quốc gia để theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo và các phong trào chính trị. Giới chức PI hy vọng cơ sở dữ liệu trực tuyến SII của tổ chức các học giả, chính khách và các nhà hoạt động có cơ hội khám phá các công nghệ gián điệp để từ đó dẫn đến cuộc tranh luận về những quy định kiểm soát thị trường này.

Các tài liệu của PI bao gồm một tập sách nhỏ của Công ty Advanced Middle East Systems (AMES) đặt trụ sở tại thành phố Dubai của UEA. Công ty giới thiệu một thiết bị gọi là Cerebro - hệ thống tương tự chương trình nghe lén TEMPORA của GCHQ - thu thập thông tin từ các đường cáp sợi quang chuyển tải tín hiệu Internet.

AMES mô tả Cerebro là "công nghệ cốt lõi được thiết kế để giám sát và phân tích các giao tiếp điện tử trong thời gian thực… bao gồm tin nhắn văn bản SMS, GSM (các cuộc gọi điện thoại di động), dữ liệu giao dịch, email, những cuộc nói chuyện, webmail, chatroom và các mạng xã hội".

Cơ sở dữ liệu trực tuyến SII của PI.

AMES cam kết công nghệ của họ "không đòi hỏi sự hợp tác với nhà cung cấp" và Cerebro được thiết kế để lưu trữ vài tỉ thông tin - siêu dữ liệu và/hay nội dung giao tiếp. AMES từ chối bình luận về sản phẩm của mình và một người phát ngôn của công ty nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn tương tác với báo chí".

Công ty VASTech đặt trụ sở tại Nam Phi cũng giới thiệu một thiết bị gián điệp tương tự như của AMES - hệ thống gọi là Zebra. Những khách hàng tiềm tàng được thông tin là Zebra giúp "các cơ quan chính quyền có thể đối mặt với những thách thức khổng lồ trong cuộc chiến chống tội phạm và khủng bố".

Theo VASTech, hệ thống Zebra giúp thu thập một lượng thông tin khổng lồ từ các dịch vụ viễn thông để sau đó phân tích và tiến hành điều tra. Zebra cũng được thiết kế để "chặn bắt mọi nội dung và siêu dữ liệu về giọng nói, tin nhắn SMS, email và giao tiếp qua fax".

Người phát ngôn cho công ty tuyên bố: "VASTech sản xuất các sản phẩm đặc biệt cho các cơ quan thực thi pháp luật của chính quyền. Mục đích chính của các sản phẩm là giúp giảm bớt những loại tội phạm xuyên biên giới đặc biệt như là buôn người, khiêu dâm trẻ em, buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tham nhũng và các hoạt động khủng bố. Chúng tôi chỉ cung cấp sản phẩm cho các chính quyền hợp pháp và không là đối tượng của những sự trừng phạt quốc tế. Nếu như các chính quyền có sự vi phạm đạo đức, chúng tôi có quyền đơn phương thu hồi sản phẩm cũng như chấm dứt sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật".

Hiện nay, chính quyền Anh đang có những nỗ lực để tiến tới kiểm soát chặt chẽ các công nghệ gián điệp gây lo ngại

Duy Ân (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文