Cái chết bí ẩn của một điệp viên Ba Lan

13:35 08/08/2009
Chiều ngày 27/10/1970, xác của Jack Frost, 46 tuổi, một người Pháp gốc Ba Lan, được phát hiện nằm chết tại phòng làm việc ngôi nhà của gia đình ở số 37 đường Dunkerque, quận Eăpinay-sur-Seine, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp. Điều tra của cảnh sát cho biết nạn nhân đã bị bắn chết bởi hai viên đạn súng ngắn cỡ nòng 7,62mm vào đầu và ngực.

Do không bắt giữ được thủ phạm nên việc điều tra chìm dần vào quên lãng. Tuy nhiên, đến năm 1993, cái chết bí ẩn của nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Ba Lan Jack Frost lại thu hút sự quan tâm của dư luận từ tiết lộ của một sĩ quan tình báo Ba Lan cao cấp đã nghỉ hưu tên Marcel Wieczorek rằng, chính Cơ quan Phản gián Pháp (DST) đã giết hại Frost do Frost là một điệp viên Ba Lan thâm nhập vào nội bộ DST. Vậy đâu là sự thật?

Jack Frost có tên thật là Wladyslaw Frost, sinh ngày 24/10/1924 tại thành phố Kresow của Ba Lan. Năm 1939, khi Đức Quốc xã xua quân tấn công Ba Lan khơi mào cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai, gia đình Frost phải rời Ba Lan đến tị nạn tại thành phố Kuybishev của Liên Xô. Vào năm 1945, Frost được tình báo Liên Xô tuyển dụng để đào tạo thành nhân viên tình báo tại Học viện Tình báo quốc gia.

Khi chiến tranh kết thúc, Frost quay về lại Ba Lan, làm việc tại Bộ An ninh quốc gia (MSW) và đến năm 1948 chuyển sang làm việc tại Cơ quan Tình báo quốc gia (AW) và là một trong những sĩ quan tình báo đầu tiên tham gia thành lập Cục Hoạt động hải ngoại (Cục VII) của AW. Trên cương vị này, Frost thường xuyên có những chuyến công tác đến nhiều quốc gia, tập trung tại các quốc gia Tây Âu, dưới lốt doanh nhân, khách du lịch để xây dựng các đường dây điệp báo của tình báo Ba Lan tại các quốc gia này.

Từ năm 1950 đến 1958, Cục VII đã xây dựng được nhiều đường dây điệp báo hoạt động rất hiệu quả tại các quốc gia Tây Âu với mạng lưới điệp viên nằm vùng, điệp viên nội gián và cộng tác viên đông đến hàng trăm người.

Năm 1959, trong thời gian hoạt động điệp báo tại Pháp, Frost quen biết với một phụ nữ Pháp tên Sylvie Grasset và sau đó được tổ chức cho phép lập gia đình với người phụ nữ này. Năm 1960, Frost đưa vợ về Ba Lan sinh sống, nhưng do không thích nghi được cuộc sống tại Ba Lan và thường xuyên mắc bệnh nên Sylvie quay về Pháp.

Từ ý nguyện muốn quay về lại Pháp cùng vợ và tiếp tục hoạt động tình báo của Frost, tình báo Ba Lan đã lên kế hoạch để Frost đào thoát đến Pháp đầu thú với DST rồi tìm cách thâm nhập vào cơ quan phản gián này để thu thập thông tin tình báo chuyển giao cho tình báo Ba Lan. Năm 1961, sau một thời gian đắn đo, Frost quyết định cùng vợ quay về lại Pháp. Tại đây, Frost đã đầu thú với DST và chuẩn bị tinh thần để vượt qua các cuộc thẩm vấn gắt gao của DST.

Quả thật, Frost đã liên tục bị thẩm vấn bởi DST suốt nhiều tháng liền. Không chỉ vậy, DST còn giăng ra nhiều cái bẫy để gài Frost nhằm xác minh Frost có thật sự bỏ chạy khỏi tổ quốc. Hay là  giả bộ đào thoát để hoạt động điệp báo trên lãnh thổ Pháp? Do đã chuẩn bị từ trước, Frost đã cung cấp cho DST nhiều thông tin quý giá về một số đường dây điệp báo của tình báo Ba Lan (do không hoạt động hiệu quả trên lãnh thổ Pháp và cả tại một số quốc gia phương Tây).

Ngoài ra, Frost còn chỉ điểm cho DST bắt giữ một điệp viên của Cơ quan Tình báo hải ngoại Pháp tên George Levi đã phản bội tổ chức và cộng tác với tình báo Ba Lan. Những việc làm này của Frost đã chiếm được lòng tin của DST.

Từ đó điệp viên đào thoát người Ba Lan này mang một cái tên Pháp mới là Jack Frost và cộng tác với DST dưới vỏ bọc là nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, DST lại không ngờ rằng đã rơi vào một cái bẫy do tình báo Ba Lan giăng ra. Từ năm 1963 cho đến khi bị giết chết, Frost đã thu thập vô số thông tin, tài liệu quan trọng về hoạt động phản gián của DST rồi chuyển giao cho tình báo Ba Lan.

Thông tin về các kế hoạch săn bắt của DST đối với các điệp viên nằm vùng của các quốc gia XHCN đã giúp cho hàng chục điệp viên nằm vùng thoát khỏi các vụ bắt giữ và một số đường dây điệp báo nằm vùng quan trọng không bị phá vỡ. Ngay cả vợ của Frost cũng không hề hay biết về việc làm của chồng và vẫn tin rằng Frost đang hành nghề chụp ảnh. Trong tình hình như vậy đã xảy ra vụ giết hại Frost vào chiều ngày 27/10/1970 với nhiều giả thuyết được đặt ra.

Giả thuyết có tính thuyết phục nhất là Frost đã bị DST trừ khử khi cơ quan phản gián này biết sự thật về Frost. Một thời gian sau đó, DST đã phát hiện ra cái bẫy này và đã bí mật trừ khử Frost.

Một giả thuyết khác còn cho rằng, chính tình báo Ba Lan đã tổ chức sát hại Frost do Frost giả vờ đào thoát nhưng sau đó đã cộng tác tích cực với DST để phá vỡ các đường dây điệp báo của tình báo Ba Lan tại Pháp. Những chỉ điểm của Frost còn gây thiệt hại cho hoạt động nằm vùng của tình báo Ba Lan tại Anh, Thụy Điển, Israel, Tây Đức và Mỹ.

Giả thuyết thứ ba lại cho rằng Cơ quan Tình báo hải ngoại Israel (Mossad) đã giết hại Frost khi biết chính Frost đã chỉ điểm cho tình báo Ba Lan bắt giữ Lucjan Lev, một điệp viên nằm vùng của Mossad tại thủ đô Warsaw khi thu thập được thông tin từ DST

Hoàng Phú (theo La Revue)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文