Cái chết bí ẩn của nhà khoa học Mỹ Don Wiley

16:10 26/11/2007
Vào lúc 12h30’ ngày 15/11/2001, tuần tra giao thông của Sở Cảnh sát thành phố Memphis phát hiện một chiếc xe hơi hiệu Chevrolet nằm ngay trên cầu Hernando De Soto ở ngoại ô thành phố Memphis. Nghi vấn chiếc xe gặp sự cố nên chủ nhân của nó đã bỏ đi đâu đó tìm người sửa chữa, nhưng đợi mãi đến 16h mà không thấy bóng dáng chủ ai nên cảnh sát tiến hành kiểm tra và phát hiện chiếc xe không bị hỏng hóc, bình nhiên liệu còn chứa đầy xăng.

Ngay buổi chiều hôm đó, cảnh sát cho mở rộng kiểm tra quanh khu vực cả trên bờ và dưới sông Mississippi nhưng vẫn không có kết quả. Vì vậy, cảnh sát đã cho kéo chiếc xe về Sở Cảnh sát để tiếp tục điều tra. Chủ xe là giáo sư danh tiếng Don Wiley.

Sau thời điểm đó, thông tin về vụ mất tích của Giáo sư Wiley đã khiến dư luận Mỹ thêm lo âu khi nước Mỹ vừa trải qua thảm họa khủng bố hôm 11/9/2001, và mới nhất là sự kiện bọn khủng bố phát tán vi trùng gây bệnh than tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ từ đầu tháng 10/2001.

Có giả thuyết cho rằng Giáo sư Wiley đã bị bọn khủng bố bắt cóc vì ông là một chuyên viên sinh hóa nổi tiếng ở Mỹ, không chỉ giảng dạy tại Đại học Harvard mà còn cộng tác với Viện Y sinh hóa Howard Hughes ở bang Maryland, là nơi đã và đang bí mật triển khai các nghiên cứu về vũ khí sinh hóa, được tài trợ bởi Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan Tình báo trung ương (CIA).

Có lẽ bọn khủng bố đã tổ chức bắt cóc Giáo sư Wiley và ép ông phải giúp chúng phát tán một số vũ khí sinh hóa trên lãnh thổ Mỹ.

Đến ngày 15/12/2001, một người câu cá ở hạ lưu sông Mississippi phát hiện xác một người đàn ông đã bị phân hủy từng phần tấp vào một bụi lau sậy, liền báo tin cho cảnh sát. Kiểm tra của cảnh sát xác định đó chính là Giáo sư Wiley.

Cầu Hernado de Soto.

Tuy nhiên do xác đã bị phân hủy nhiều phần nên đã gây khó khăn cho công việc giám định của các chuyên viên pháp y để xác định nguyên nhân cái chết. Trong khi cái chết của Giáo sư Wiley còn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân thì dư luận Mỹ đã phao tin đồn rằng, nạn nhân đã tự tử do mắc chứng nghiện rượu nặng, mặc dù ông là một người rất ít uống rượu bia (theo như khai báo của người thân trong gia đình và đồng nghiệp).

Điểm đặc biệt là cả Cục Điều tra liên bang (FBI) và CIA đều liên tục hối thúc Sở Cảnh sát Memphis phải kết thúc nhanh cuộc điều tra về cái chết của Giáo sư Wiley với nguyên nhân là do tự tử. Chính những điều này đã làm dấy lên làn sóng nghi vấn về cái chết bí ẩn của Giáo sư Wiley.

Giáo sư Don Wiley sinh ngày 21/10/1944 tại thành phố Akron, bang Ohio nhưng lại lớn lên tại bang New Jersey. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Đại học Tufts, bang New Jersey, Wiley được chọn làm nghiên cứu sinh ngành sinh hóa và vật lý tại Đại học Harvard, nơi ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 1971 và được giữ lại làm giáo sư cho đến ngày ông qua đời.

Giáo sư Wiley là thành viên của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ và đã được trao tặng nhiều giải thưởng khoa học quốc tế về sự đóng góp to lớn của ông đối với ngành sinh hóa thế giới.

Năm 1986, ở đỉnh cao của sự nghiệp, Giáo sư Wiley được Viện Y sinh hóa Howard Hughes (HHMI) mời cộng tác trong lĩnh vực nghiên cứu cơ chế hoạt động của một số vi trùng lên cơ thể người, nhưng thực chất là để nghiên cứu chế tạo vũ khí sinh hóa theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng và CIA.

Năm 1988, Giáo sư Wiley được HHMI cử đến Nam Phi để bí mật phối hợp triển khai chương trình chế tạo vũ khí sinh hóa với chính quyền Apartheid tại đây vào thời kỳ đó. Các nghiên cứu này nằm trong một chiến dịch bí mật có tên gọi Bờ Biển tập trung triển khai tại Phòng Nghiên cứu Roodeplat ở phía bắc thành phố Pretoria.

Trong chương trình hợp tác này, phía Mỹ đã chuyển về HHMI nhiều tác nhân dùng để chế tạo vũ khí sinh hóa như vi trùng gây bệnh than, bệnh tả, gây ngộ độc thức ăn (salmonella), E.Coli, khí làm tê liệt thần kinh Sarin VX... trong đó có cả kỹ thuật phát tán vi trùng gây bệnh than qua con đường thư tín.

Ngày 3/10/2001, vụ khủng bố sinh học bằng việc phát tán vi khuẩn bệnh than đầu tiên xảy ra tại thành phố Miami, bang Florida, sau đó xuất hiện tại nhiều thành phố khác của Mỹ một mực khiến người dân Mỹ thêm lo lắng sau sự kiện khủng bố 11/9.

Chính phủ Mỹ một mực đổ tội cho mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và càng khiến dân chúng Mỹ thêm tin tưởng vào các biện pháp chống khủng bố do chính phủ đề ra. Trong tình hình như vậy đã xảy ra cái chết bí ẩn của Giáo sư Wiley.

Có hai giả thuyết được đưa ra để xác định nguyên nhân cái chết của Giáo sư Wiley. Giả thuyết thứ nhất được báo The New York Times và một số tờ báo tên tuổi khác đưa ra thì Giáo sư Wiley đã tự tử không phải do mắc chứng nghiện rượu nặng mà là do ông thấy lương tâm của một nhà khoa học chân chính bị cắn rứt vì đã tham gia chương trình chế tạo vũ khí sinh hóa của Mỹ và biết được kế hoạch phát tán vi khuẩn bệnh than tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ nằm trong một chiến dịch bí mật được triển khai.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra bởi báo The Washington Post hợp tác với các nhà khoa học từng cộng tác với Giáo sư Wiley. Do Giáo sư Wiley biết quá nhiều về chương trình chế tạo vũ khí sinh hóa của Mỹ và nhất là việc CIA đã đứng đằng sau các vụ phát tán vi khuẩn bệnh than qua con đường thư tín tại nhiều thành phố lớn của Mỹ nên CIA đã giết chết ông rồi ngụy tạo thành một vụ tự tử trước khi Giáo sư Wiley quyết định tố cáo hành động tồi tệ này của CIA trước công luận.

Điểm đáng nói là sau khi tìm thấy xác của Giáo sư Wiley, cả FBI và CIA liền phao tin rằng ông đã tự tử do mắc chứng nghiện rượu nặng và gây áp lực đối với Sở Cảnh sát thành phố Memphis buộc phải nhanh chóng kết thúc cuộc điều tra và đưa ra kết luận là nạn nhân đã tự tử.

Hành động này của CIA và FBI đã khiến cho một số nhân viên điều tra của Sở Cảnh sát thành phố Memphis thêm nghi vấn về nguyên nhân cái chết của Giáo sư Wiley và đã bí mật cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho một số phương tiện truyền thông có uy tín ở Mỹ.

Điểm đặc biệt là chỉ 3 ngày sau khi xảy ra vụ mất tích của Giáo sư Wiley, một đồng nghiệp của ông là Giáo sư Beniko Que, cũng bị sát hại mà không rõ nguyên nhân.

Một tuần sau, Giáo sư người Mỹ gốc Nga Vladimir Pasechnik cũng bị một nhóm người lạ mặt tấn công và giết chết tại thành phố Wiltshire của Anh khi ông được mời đến làm việc tại Phòng Nghiên cứu sinh hóa Porton Down, Anh.

Nhiều người cho rằng cả 3 nhà khoa học này đều là nạn nhân của hành động trừ khử của CIA do họ biết quá nhiều về chương trình chế tạo vũ khí sinh hóa của Mỹ và nhất là họ biết rất rõ ai đã phát tán vi khuẩn gây bệnh than tại Mỹ vào tháng 10/2001. Cho đến nay, cái chết của 3 nhà khoa học này vẫn còn là một bí ẩn

Văn Hòa (theo The Washington Post Archives)

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (trước tòa nhà Hàm cá mập) trong thời gian khoảng một tháng.

Chiều 5/4, Đoàn CNCH Bộ Công an Việt Nam đã cử một tổ công tác tập hợp trang thiết bị gồm: Nhà bạt, giường cùng vật tư y tế, thuốc và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác như mỳ tôm, lương khô, nước sạch... trao tặng người dân đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa (1.000 giường) của Thủ đô Naypyidaw của Myanmar.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình thu phí đậu xe ô tô dưới lòng đường vào ngày 6/3 vừa qua, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTCC cho biết, từ tháng 12/2020 Công ty TNHH MTV DVCI Thanh niên xung phong tổ chức trông giữ xe ô tô có thu phí trên 20 tuyến đường. Trong đó địa bàn quận 1 có 12 tuyến, quận 5 có 3 tuyến, quận 10 có 5 tuyến…

Hưởng ứng chương trình của Chính phủ và chỉ đạo của Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an về chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, CLB Doanh nghiệp Cựu CAND (Hội Cựu CAND Việt Nam) đặt mục tiêu xây dựng gần 60 căn nhà mới tặng các đồng chí cựu CAND có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngay trong năm 2025.

Trưa ngày 5/4, Đoàn tàu chở CBCS quân đội từ miến Bắc vào TP Hồ Chí Minh tham gia diễu binh, diễu hành chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã dừng tại ga Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là ga tàu cuối CBCS  dừng chân để tiếp tục tập trung tại một số đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn TP Biên Hòa, tiếp tục tập luyện trước khi di chuyển về TP Hồ Chí Minh...

Sáng 5/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trần Thanh Nhơn (SN 1980, ngụ xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) về tội giết người. Nạn nhân là chị Nguyễn Thanh Kim Huệ – vợ của bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文