Cái giá phải trả của điệp viên nội gián Shigehiro Hagisaki

10:15 18/07/2008
Vào ngày 8/9/2000, chỉ hai ngày sau chuyến công du của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Nhật, Cục Phản gián Nhật (DCJ) đã phối hợp với Sở Cảnh sát thủ đô Tokyo bắt giữ Shigehiro Hagisaki, Thiếu tá Hải quân làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc phòng của Hải quân Nhật (MSDC), về tội hoạt động nội gián cho Cơ quan Tình báo quốc phòng Nga (GRU).

Lục soát nhà ở và nơi làm việc của Hagisaki tại MSDC, các nhân viên điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến hoạt động nội gián của ông ta.

Thông tin về việc bắt giữ điệp viên nội gián Hagisaki đã khiến dư luận quan tâm, không chỉ vì đây là vụ án điệp viên nội gián lớn nhất xảy ra tại Nhật kể từ năm 1980 đến nay mà còn liên quan đến tình báo Nga tại thời điểm mà giữa Nga và Nhật đang diễn ra các cuộc tranh cãi quyết liệt và thương lượng về vấn đề Nga trao trả một số đảo thuộc quần đảo Kurils cho Nhật.

Shigehiro Hagisaki sinh năm 1962 tại thủ đô Tokyo trong một gia đình có cha là sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp trung học, theo lời khuyên của cha, Hagisaki theo học tại Học viện Quốc phòng quốc gia ở thủ đô Tokyo để trở thành một quân nhân chuyên nghiệp.

Năm 1984, sau khi tốt nghiệp, Hagisaki có thời gian thực tập và phục vụ trên nhiều tàu chiến của hải quân chuyên thi hành nhiệm vụ tại vùng biển quốc tế ngoài khơi lãnh thổ Nga. Năm 1990, sau một năm được gửi đến huấn luyện nghiệp vụ tình báo hải quân tại Học viện Hải quân Annapolis của Mỹ, Hagisaki được phân công làm việc tại MSDC.

Trong thời gian công tác tại đây, Hagisaki được tiếp cận với nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến kế hoạch tập trận và huấn luyện hàng năm của Hải quân Nhật, tài liệu về việc thử nghiệm các loại vũ khí  mới kể cả radar thế hệ mới AM-22 có thể phát hiện sự hiện diện của tàu chiến và tàu ngầm đối phương cách xa từ 500 đến 700km, tài liệu liên quan đến hoạt động của đội tàu ngầm của Hải quân Nhật, tài liệu về  hoạt động phối hợp giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật trên các vùng biển đông bắc Thái Bình Dương.

Đầu năm 1995, Đại úy điệp viên GRU Victor Bogatenkov, được điều động đến nhận công tác tại Sứ quán Nga ở thủ đô Tokyo dưới lốt tùy viên hải quân. Nhiệm vụ của Bogatenkov là thu thập các thông tin tình báo liên quan đến hoạt động của Hải quân Nhật và cả của Hải quân Mỹ trên vùng biển đông bắc Thái Bình Dương.

Với vai trò tùy viên hải quân, điệp viên GRU này đã tổ chức nhiều cuộc viếng thăm, tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa Sứ quán Nga và một số đơn vị Hải quân Nhật. Tuy nhiên, những thông tin mà Bogatenkov thu thập không đáp ứng được yêu cầu của GRU. Vì vậy, Bogatenkov tìm cách tiếp cận các sĩ quan Hải quân Nhật quen biết để móc nối với mục đích mua chuộc để thu thập thông tin tình báo quan trọng. Và Bogatenkov đã phát hiện ra viên Thiếu tá Shigehiro Hagisaki.

Sau một thời gian theo dõi, Bogatenkov phát hiện Hagisaki thường đến một nhà hàng nhỏ tại khu Setagaya để uống rượu và ăn món sushi. Bogatenkov đã tiếp cận làm quen và sau đó, khi biết rằng Hagisaki đang cần tiền để chữa bệnh cho con trai, điệp viên GRU này đặt vấn đề tuyển dụng Hagisaki làm điệp viên nội gián. Nhiệm vụ của Hagisaki là sao chụp các tài liệu quốc phòng liên quan đến hoạt động của Hải quân Nhật theo yêu cầu của GRU, đổi lại Hagisaki sẽ nhận được nhiều tiền.

Theo khai báo của Hagisaki sau khi bị bắt giữ vào ngày 8/9/2000, điệp viên nội gián này đã chuyển giao tài liệu lần đầu tiên cho Bogatenkov vào tháng 9/1995. Nội dung của tài liệu là các kế hoạch huấn luyện và tập trận của Hải quân Nhật trong năm 1995-1996.

Hagisaki đã nhận từ Bogatenkov 5.000 USD cho lần chuyển giao tài liệu đầu tiên này. Và các lần gặp gỡ để chuyển giao tài liệu và nhận tiền bạc tiếp theo đều do Bogatenkov sắp đặt thông qua các hộp thư chết, tin nhắn mà địa điểm có thể là tại các nhà hàng nhỏ ở khu Setagaya hay khu Meguro, các nhà hàng, tụ điểm vui chơi ở ngoại ô thủ đô Tokyo và một số thành phố vệ tinh của Tokyo.

Bộ phận tình báo của Hải quân Nhật bắt đầu nghi vấn về sự hiện diện của một điệp viên nội gián trong lực lượng hải quân khi vào năm 1999 liên tục xảy ra việc nhiều tàu do thám của Hải quân Nhật ngụy trang dưới lốt tàu đánh cá đã bị các tàu chiến của Hải quân Nga bắt giữ tại vùng lãnh hải phía bắc nước Nga và phía nam quần đảo Kurils.

Tại các vùng biển này, hoạt động của các tàu do thám Nhật rất hiệu quả khi phát hiện được các cuộc di chuyển của các tàu chiến thuộc Hạm đội Viễn Đông của Nga kể cả việc thu thập các thông tin tình báo và quốc phòng được phát bằng sóng vô tuyến. Và chỉ sau khi GRU tuyển dụng được Hagisaki làm điệp viên nội gián thì hoạt động của đội tàu do thám của Nhật mới bị phát hiện và bắt giữ.

Vì vậy, Cục Phản gián Nhật (DCJ) bí mật tiến hành thẩm tra các sĩ quan hải quân nghi vấn, nhất là đối với những người được phép tiếp cận với các tài liệu quan trọng của hải quân. Đầu tháng 4-2000, sau khi sàng lọc các đối tượng nghi vấn, DCJ phát hiện ra hoạt động nội gián của Thiếu tá Hagisaki. Hagisaki thường có các cuộc gặp gỡ làm như vô tình với Victor Bogatenkov, tùy viên hải quân của Sứ quán Nga.

Bí mật theo dõi hành vi của hai nhân vật này, DCJ phát hiện Hagisaki đã chuyển giao nhiều tài liệu cực kỳ quan trọng của Hải quân Nhật cho Bogatenkov và đến ngày 8/9/2000 tiến hành bắt giữ Hagisaki về tội làm điệp viên nội gián. Sau khi bị thẩm vấn, Hagisaki đã thú nhận tội trạng. Chỉ 3 ngày sau khi Hagisaki bị bắt giữ, Bogatenkov bí mật rời khỏi Nhật với hộ chiếu ngoại giao và Sứ quán Nga lý giải sự việc ra đi gấp rút của Bogatenkov là vì tùy viên Hải quân Nga này đã mãn nhiệm kỳ công tác tại Nhật.

Theo nhận định của báo Asahi Shimbun, thiệt hại mà điệp viên nội gián Hagisaki gây ra cho Hải quân Nhật là vô cùng to lớn và nghiêm trọng, bởi nhiều bí mật về hoạt động của Hải quân Nhật đã bị tiết lộ mà phải mất một thời gian dài mới khắc phục được.

Vào ngày 27/11/2000, một tòa án ở thủ đô Tokyo đã tuyên phạt điệp viên nội gián Shigehiro Hagisaki 10 năm tù giam

H.P. (theo Spy Eyes)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文