Chiêu trò của tình báo Anh chống nước Nga

10:20 26/03/2012
Từ "hòn đá gián điệp" cho đến những chiêu trò bịa đặt chuyện gián điệp rùm beng nhằm tạo nên dư luận rằng nước Nga đang tăng cường hoạt động gián điệp chống phá nước Anh. Thực tế lại xảy ra theo chiều ngược lại.

"Hòn đá gián điệp" là có thật

Đó là lời khẳng định của cựu Chánh văn phòng Thủ tướng Anh Jonathan Powell trong chương trình nhiều kỳ trên Kênh BBC Two mang tên "Putin, nước Nga và phương Tây" (tháng 1/2012). Câu chuyện nghe cứ như phim về điệp viên 007 James Bond, nhưng là có thật. Tờ Guardian của Anh trích lời ông Powell khẳng định rõ ràng rằng, chính các điệp viên Anh đã đặt "hòn đá gián điệp" tại vị trí mà camera quan sát an ninh của Nga ghi hình được và sau đó xảy ra vụ việc gây căng thẳng quan hệ 2 nước.

Vụ việc được báo chí gọi tên là "hòn đá gián điệp" xảy ra cách đây đúng 6 năm. Vào ngày 23/1/2006, Cơ quan Tình báo nội địa FSB của Nga đã công bố trên Đài truyền hình Rossiya của Nga một loại thiết bị gián điệp có hình dạng một hòn đá nhưng bên trong bị khoét rỗng ruột và gắn một bảng mạch điện tử.

Theo tờ Guardian, đoạn video chiếu trên kênh truyền hình Rossiya cho thấy một số người được cho là điệp viên Anh đi qua đi lại nhiều lần cạnh một hòn đá đặt một cách vô duyên bên lề đường trong một công viên ở ngoại ô Moskva. Sau đó, một trong những "điệp viên" đó đã đá vào hòn đá, về sau Cơ quan Tình báo FSB của Nga cho rằng hành vi này chính là do thiết bị bên trong hòn đá bị trục trặc nên không thể truyền tín hiệu thật tốt. Rồi đoạn video cho thấy một người thứ 2 đến nhặt hòn đá lên và mang đi.

Hình ảnh những người được cho là điệp viên Anh tiếp cận hòn đá.

Qua điều tra, FSB kết luận: 2 người đã tiếp cận hòn đá là những nhà ngoại giao làm việc bên trong Đại sứ quán Anh tại Moskva. FSB cũng phát hiện thêm 2 người Anh nữa là đồng lõa của 2 nhà ngoại giao trên, ngoài ra còn có 1 điệp viên Nga phản bội đất nước làm việc cho cơ quan tình báo MI-6 của Anh. Tất cả cùng tham gia trong một mạng lưới gián điệp hình thành hơn 1 năm trước ở Moskva. Gã điệp viên người Nga đã bị bắt không lâu sau khi 4 nhà ngoại giao Anh bị trục xuất khỏi nước Nga.

Một sĩ quan FSB giấu tên cho báo chí biết sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng, kể cả việc chiếu tia X để tìm ra những manh mối bên trong hòn đá, FSB kết luận hòn đá đã được đục rỗng rồi gắn bảng mạch điện tử và pin có tuổi thọ rất lâu, được hàn kín lại nhằm chống thấm nước mưa, tuyết và băng giá ở Nga. FSB khẳng định "hòn đá gián điệp" này quả thực là một phiên bản thế kỷ 21 của loại hình gián điệp "thả mật thư" của thế kỷ trước.

Theo mô tả của FSB, thiết bị điện tử cài bên trong hòn đá có khả năng thu tín hiệu vô tuyến được truyền từ các thiết bị điện tử cách đó khoảng 20 mét. Các chuyên gia Nga đưa ra giả thuyết mục đích của "hòn đá gián điệp" có lẽ là để thu thập, truy xuất thông tin trên các máy tính xách tay, hoặc theo dõi các cuộc đàm thoại trên điện thoại di động, thiết bị truyền tín hiệu khác, hoặc nhằm lưu dữ liệu cho các thiết bị gián điệp khác đặt gần đó. Cho đến nay, FSB chưa phát hiện thêm thiết bị gián điệp nào ở gần "hòn đá gián điệp" này.

Ngày 24/1/2006, ngay sau khi thông tin về vụ "hòn đá gián điệp" được tung lên mặt báo, Thủ tướng Anh khi đó là ông Tony Blair đã "chế giễu" vụ việc cho rằng người Nga đã "đơm đặt" sự việc và làm ầm ĩ lên nhằm "kiếm chuyện" với nước Anh. Điều đáng lưu ý là, vụ việc được phát hiện đúng vào lúc Tổng thống Nga khi đó là ông Vladimir Putin (vừa đắc cử nhiệm kỳ mới) đang phát động chiến dịch chống lại các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài hoạt động can thiệp vào nội bộ nước Nga.

Các nhà ngoại giao bị phát hiện làm gián điệp nêu trên đã thường xuyên có những hành động tiếp xúc và tài trợ cho các nhóm hoạt động đối lập chống Chính phủ Nga. Và người Anh đã vin vào đó để cho rằng Tổng thống Putin "dựng chuyện" để có cớ trục xuất các nhà ngoại giao "rách việc" này. Chính thái độ ngạo mạn phủi trách nhiệm của người Anh đã khiến cho vụ việc trở nên nghiêm trọng và làm cho quan hệ song phương Nga - Anh bắt đầu rạn nứt.

Katya Zatuliveter là "nạn nhân" của MI-5?

Tháng 10/2011, lại thêm câu chuyện về nữ thực tập sinh 26 tuổi Katya Zatuliveter bị cáo buộc là "điệp viên Nga" trong Quốc hội Anh gây xôn xao dư luận rất nhiều. Có một chi tiết cần lưu ý, khi xảy ra vụ "hòn đá gián điệp" đầu năm 2006, chính Zatuliveter là một trong những nữ thực tập sinh được phía Nga thuê để tham gia nghiên cứu hòn đá. Rồi sau đó cô ta ở lại Anh luôn cho đến khi bị bắt vào năm 2010 vì nghi ngờ làm "gián điệp cho Nga".

"Nữ điệp viên" Katya Zatuliveter.

Ngay sau khi vụ việc được công khai trên báo chí, MI-5 cho rằng Zatuliveter là "điệp viên Nga từ tháng 4/2006". MI-5 dựng lên câu chuyện Zatuliveter đã cố tình xây dựng quan hệ tình ái với nghị sĩ đảng Dân chủ tự do Anh Mike Hancock để moi thông tin từ ông này và tuồn thông tin cho một điệp viên Nga khác tên là Boris. Chưa hết, MI-5 còn tung ra hàng lô hàng lốc "chuyện tình bí mật" giữa Zatuliveter với một số quan chức NATO tại Hà Lan và Bỉ, mà mục đích không gì khác hơn là "moi thông tin cho người Nga". MI-5 đã đề nghị tòa án trục xuất Zatuliveter vì tội "làm gián điệp cho Nga".

Tuy nhiên, sự thật thì Zatuliveter không hề làm gián điệp cho Nga, và cô ta cũng chưa bao giờ có quan hệ gì với tình báo Nga. Năm nay mới 26 tuổi, vào thời điểm sang Anh sinh sống và học tập, Zatuliveter hãy còn là một cô gái mới lớn. Bố cô, ông Andrei Zatuliveter, sống tại Nga, cũng đã lên tiếng tố cáo MI-5 đã tạo dựng câu chuyện không có thực để biến con gái ông thành nạn nhân trong chiến dịch chính trị bẩn thỉu của người Anh.

Sau khi xem xét đơn kháng án của Zatuliveter vào cuối năm 2011, tòa án đã không tuyên buộc cô ta tội gián điệp. MI-5 tiếp tục nhờ đến Cơ quan Di trú Anh để tìm "lý do" trục xuất Zatuliveter về nước. Đầu năm 2012, cơ quan di trú Anh cũng đã kết luận không có đủ bằng chứng để trục xuất Zatuliveter. Nhưng Zatuliveter  vẫn trở về Nga. Thật bất ngờ, cô ta không phải trở về để phục vụ đất nước sau hơn 5 năm đi học tập ở Anh, mà về để tham gia vào đám đông biểu tình chống ông Putin ở Moskva.

Thái độ và hành động chống Putin khá bất ngờ của Zatuliveter đã khiến cho không ít người đặt dấu hỏi, phải chăng câu chuyện gián điệp trong Quốc hội Anh và "những mối tình NATO" của Zatuliveter chỉ là màn dàn dựng có sự hợp tác giữa cô ta và MI-5 nhằm "dọn đường" cho cô ta trở về nước hoạt động chống phá Chính phủ do ông Putin lãnh đạo?

Nguyên Khang (tổng hợp)

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文