Chương trình bí mật lập bản đồ thế giới của Liên Xô

10:55 17/07/2018
Trong thời Chiến tranh Lạnh, quân đội Liên Xô bí mật tiến hành chương trình lập bản đồ các quốc gia trên toàn thế giới – đặc biệt nhất là về các thành phố Mỹ và châu Âu.

Hàng trăm ngàn bản đồ chi tiết về các vùng đất và cơ sở hạ tầng từng nơi trên hành tinh được các chuyên gia vẽ bản đồ XôViết thực hiện với các tiêu chuẩn hiện đại. Đây là một trong những tham vọng về bản đồ thế giới của Liên Xô từng được biết đến.

Bộ bản đồ về đất nước Afghanistan do quân đội Liên Xô vẽ đánh dấu cụ thể những con đường đèo nào không bị phủ tuyết và có thể đi qua được vào những khoảng thời gian nào trong năm. Bộ bản đồ về Trung Quốc bao gồm nhiều ghi chú về các thảm thực vật địa phương và những giếng nước trong một khu vực đặc biệt nào đó được đánh giá là an toàn để uống.

Cuốn sách “The Red Atlas”.

Quân đội Liên Xô lập bản đồ hết sức chi tiết về các thành phố nước Mỹ, trong đó bao gồm một số tòa nhà quân sự (mà có lẽ không được thể hiện rõ trên bản đồ do chính người Mỹ vẽ) cũng như loại vật liệu xây dựng được sử dụng và khả năng chịu tải của các cây cầu – yếu tố mà có lẽ ngay chính người dân địa phương cũng không biết.

Dự án bản đồ của quân đội Xôviết được tiết lộ trong cuốn sách mới tựa đề “The Red Atlas” của 2 tác giả Alexander Kent – nhà địa lý Đại học Canterbury Christ Church (Anh) – và nhà sưu tập bản đồ John Davies, người đã bỏ ra hơn một thập niên để nghiên cứu những bản đồ bí mật của Liên Xô.

Theo cuốn sách, Liên Xô bắt đầu triển khai dự án lập bản đồ thế giới vào thập niên 1940. Dự án bao gồm 7 cấp độ, từ một loạt bản đồ mô tả bề mặt địa cầu cho đến bộ bản đồ các thành phố mô tả chi tiết rõ nét đến mức có thể nhìn thấy những con đường và hình dạng các tòa nhà nổi tiếng như là Lầu Năm Góc. Có lẽ có đến hàng ngàn người tham gia dự án bản đồ quy mô này, trong đó bao gồm: giám định viên, chuyên gia vẽ bản đồ và có thể cả các điệp viên. Phần lớn các tập bản đồ được đóng dấu “Tuyệt Mật” và chỉ được sử dụng giới hạn cho một số sĩ quan quân đội cao cấp.

Hình dạng Lầu Năm Góc thấy rõ nơi góc trái phần cuối bản đồ về Washington DC.

Những bản đồ do các cơ quan tình báo và quân đội Mỹ - Anh thiết lập trong thời Chiến tranh Lạnh thường chỉ tập trung vào một số khu vực đặc biệt có tầm quan trọng về mặt chiến lược. Trong khi đó, bản đồ của Liên Xô chứa đựng rất nhiều thông tin chiến lược như là độ rộng và điều kiện đường sá, các kiểu nhà ở… Người Xôviết có nhiều cách để thu thập thông tin phục vụ cho dự án vẽ bản đồ. Ví dụ như người Xô Viết tham khảo các bản đồ địa hình do Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) vẽ và được xuất bản công khai.

Ngoài ra, người Xôviết cũng thu thập thêm được nhiều chi tiết thông qua hình ảnh do vệ tinh do thám cung cấp sau khi phóng thành công công cụ đầu tiên này vào không gian năm 1962. Trong những trường hợp khác, thông tin chi tiết đến trực tiếp từ nhiều nguồn trên mặt đất. Ví dụ, người Nga lập các bản đồ chi tiết về Thụy Điển nhờ vào sự giúp sức từ đội ngũ nhà ngoại giao bên trong Đại sứ quán Xô Viết.

Nhóm nhà ngoại giao này thường xuyên tổ chức du lịch dã ngoại đến gần những khu vực có tầm quan trọng về chiến lược và tìm cách trò chuyện thân mật với các công nhân xây dựng sống ở địa phương. Trong một cuộc trò chuyện như thế vào năm 1982 ngay trên một bãi biển gần thủ đô Stockholm của Thụy Điển, người Nga nắm được thông tin về các bãi mìn phòng thủ của quân đội Thụy Điển. Trong vụ này, một điệp viên Xôviết đội lốt nhà ngoại giao bị trục xuất sau khi một chuyên gia phản gián Thụy Điển nghe lén được cuộc trò chuyện.

Hiện nay, việc phương Tây thu thập được chính xác bao nhiêu bản đồ do Liên Xô lập trong thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn là đề tài nhạy cảm. Các bản đồ này có lẽ không bao giờ được người Nga chính thức giải mật. 

Bản đồ XôViết về San Diego cho thấy rõ khu phức hợp Trung tâm Huấn luyện Hải quân Mỹ nơi phía trên.

Năm 2012, một đại tá Nga về hưu lĩnh án 12 năm tù sau khi bị buộc tội làm gián điệp và buôn lậu nhiều tấm bản đồ tuyệt mật ra nước ngoài. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào cuối thập niên 1980, nhiền bản đồ Xô Viết xuất hiện trong các catalogue của những tay trùm buôn lậu bản đồ. Khách hàng của bọn chúng bao gồm các công ty viễn thông và dầu mỏ, kể cả các nhà khoa học và tổ chức cứu trợ quốc tế. Những bản đồ được mua nhiều nhất là về khu vực Trung Á, châu Phi và nhiều phần trong thế giới đang phát triển.

Tác giả John Davies đánh giá người Xôviết vẽ những tấm bản đồ rất tốt và với những tiêu chuẩn hiện đại.

Trang Thuần (tổng hợp)

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

Ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Việt Nam, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Nội vụ Nam Sudan đã chúc mừng nồng nhiệt tới các sĩ quan Công an Việt Nam đang tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ).

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đáp ứng tiến độ khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào tháng 12/2026 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng thể các công trình, dự án đầu tư tại địa phương ảnh hưởng bởi dự án; đồng thời triển khai rộng rãi công tác dân vận đến tận khu dân cư để tạo thuận lợi trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ngày 30/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Đoàn diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND sau khi qua khán đài đã tiến qua nhiều tuyến phố trong tiếng reo hò, tình thương yêu của nhân dân.

Tối 30/4, khắp các tuyến phố trung tâm TP Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, ánh sáng và âm thanh, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đông đảo người dân và du khách đã đổ về các điểm tổ chức sự kiện để hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, náo nức.

Dự báo thời tiết, không khí lạnh cuối mùa nén rãnh áp thấp, miền Bắc mưa dông dịu mát, cục bộ có nơi mưa to. Nam Bộ ngày nắng, từ chiều tối khả năng có mưa rào và dông rải rác.

Để bảo vệ an toàn 73 mục tiêu ngoại giao trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện ngoại giao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an những ngày qua đã vượt nắng lửa, thắng mưa dông, vững vàng tại các vị trí thực hiện nhiệm vụ.

Những ngày đầu hè, con đường đất đỏ dẫn vào xóm Cây Dầu, thôn Mai Lộc 1, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) rộn tiếng cuốc xẻng, tiếng trò chuyện xôn xao giữa trưa nắng. Giữa khu vườn um tùm bóng mát, chiếc giếng cổ hàng trăm năm tuổi như vừa thức giấc sau giấc ngủ dài, được người dân trong xóm chung tay khơi dậy bằng tất cả sự trân quý và tự hào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.