Con gái cố lãnh tụ Stalin luôn bị FBI theo dõi

02:50 13/12/2012

Dựa vào Đạo luật Tự do thông tin do Quốc hội Mỹ phê chuẩn và đã có hiệu lực, Ban biên tập Hãng tin Mỹ AP đã tiếp cận được hồ sơ lưu trữ của Cục Điều tra Liên bang (FBI) trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về bà Svetlana Iosifovna Alliluyeva (1926-2011), con gái cố lãnh tụ Xôviết Joseph Stalin trong thời gian sinh sống tại Mỹ.

Tập hồ sơ dày 233 trang cho thấy ngay từ khi đặt chân lên đất Mỹ cư trú chính trị trong tháng 4/1967, người con út cũng là con gái duy nhất của Stalin đã lọt vào "vòng ngắm" của FBI. Dựa theo nguồn tin mật báo từ nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu George F. Kennan (1904-2005), cựu Đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Xô và Nam Tư cho biết khả năng S. Alliluyeva là một "cái bẫy" do Cơ quan Tình báo Xôviết (KGB) giăng sẵn, Giám đốc FBI Edgar Hoover liền hạ lệnh cho thuộc cấp "không được rời mắt khỏi nữ điệp viên cộng sản" này.

Sau đó giới chức Mỹ thu xếp để S. Alliluyeva tới cư ngụ tại thị trấn Princeton thuộc quận Mercer ở tiểu bang New Jersey. Đến năm 1970, S. Alliluyeva lấy người chồng thứ 4 là công dân Mỹ William Wesley Peters hành nghề kiến trúc sư, đổi sang tên mới là Lana Peters rồi theo chồng về sống tại tiểu bang Arizona.

Trong thực tế từ năm 1967 đến khi qua đời vào cuối năm 2011, Svetlana Alliluyeva-Peters có 4 năm không ngụ trên đất Mỹ. Đó là giai đoạn từ năm 1982-1986, khi bà đưa cô con gái Olga sang Anh du học 2 năm và 2 năm về thăm quê nhà ở Gruzia, trước khi quay trở lại Hoa Kỳ. Tuy vậy các cơ quan mật vụ Mỹ vẫn tiếp tục theo dõi "nữ gián điệp" Svetlana Alliluyeva-Peters, qua các điệp viên của Cục Tình báo Trung ương (CIA) hoạt động tại Anh, cũng như cài cắm ở Gruzia lúc ấy vẫn nằm trong thành phần Liên bang Xôviết, xem bà có tiếp xúc với các sĩ quan liên lạc của KGB để nhận "nhiệm vụ mới" hay không (?!).

"Dù sống bất cứ nơi đâu, tôi luôn bị ảnh hưởng bởi người cha quá nổi tiếng của mình. Người ta thường bám sát gót để xem tôi sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế ra sao...", Svetlana Alliluyeva-Peters từng thổ lộ trong một buổi phỏng vấn hy hữu vào năm 2007 với một nữ ký giả người Mỹ gốc Nga. Hơn 4 năm sau, bà qua đời vì bệnh ung thư đại tràng tại nhà dưỡng lão ở thành phố Richland Center thuộc tiểu bang Wisconsin, thọ 85 tuổi

Kim Dung (theo Tuyệt mật)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文