Công Đảng của Anh từng gặp rắc rối vì một điệp viên của Tiệp Khắc

09:00 27/11/2008
Các phóng viên của tờ báo Anh The Daily Mail mới khai thác được một số tài liệu vừa được giải mật của cơ quan mật vụ Czech. Kết  quả là Công Đảng của Anh đã phải đương đầu với một vụ bê bối thực sự, khi nội dung những tài liệu trên cho thấy, ngay từ thời kỳ  chiến tranh lạnh, một trong những thành viên tích cực  hàng đầu của đảng này là Cynthia Roberts đã hoạt động gián điệp cho chính phủ Tiệp Khắc trước đây.

Khoảng 100 trang tài liệu mật – trong tổng số khoảng 600 trang tài liệu đã bị hủy trước đây trong thời điểm Chiến tranh lạnh – cũng đã đủ khắc họa rõ nét vai trò của Cynthia Roberts trong quá trình hợp tác với Cơ quan Tình báo Tiệp Khắc cũ - Statni Tajna Bezpecnost (STB). Đáng chú ý trong số này có hai bản báo cáo bằng tiếng Anh do chính tay Cynthia viết, cùng một loạt những biên bản viết tay về nhiều cuộc gặp của bà với các quan chức và nhân viên liên lạc của STB.

Cynthia Roberts – một quan chức thuộc phe cánh tả của Công đảng – hồi năm 1979 đã gặp thất bại trong một nỗ lực tranh cử vào Hạ viện Anh. Tuy nhiên, bà ta đã thiết lập được những mối quan hệ khá khăng khít với nhiều nghị sĩ  và sử dụng họ như những nguồn thông tin của mình. Theo các tài liệu, Cynthia đã tự chọn mật danh liên lạc của mình là “Hammer” (Cây búa).

Cynthia được đánh giá là rất có thể đã hoạt động cho STB trước khi tới định cư tại Tiệp Khắc. Theo đó, bà có quan hệ thường xuyên với một nhà ngoại giao CHDC Đức, từng dò hỏi ông này về khả năng tham gia cộng tác với STASI. Nội dung những tài liệu giải mật trên cho thấy, sau khi chuyển tới Praha để định cư vào năm 1985, Cynthia đã lập ra và cung cấp cho chính quyền nước này một báo cáo mật về các chính trị gia thuộc đảng Bảo thủ, trong đó có cả Margaret Thatcher (người được gọi với mật danh là Sako) và cựu Bộ trưởng Nội các David Mellor. Ngoài ra, Cynthia còn trao cho tình báo Tiệp Khắc nhiều thông tin bí mật về các nhà máy sản xuất vũ khí của Anh.

Trước khi tới Tiệp Khắc, Cynthia từng lãnh đạo một tổ chức có tên “Hành động của Công đảng vì hòa bình” (LAP - Labour Action for Peace), hoạt động với phương châm ủng hộ việc thủ tiêu vũ khí hạt nhân và một quan hệ thân thiện với Liên Xô. Đáng chú ý trong tổ chức này hồi đó còn có cả hai cựu bộ trưởng trong chính phủ Blair mới đây - Ngoại trưởng Robin Cook và Bộ trưởng Giao thông vận tải Gavin Strang - cùng một loạt các chính trị gia nổi tiếng khác của Anh. Vào hồi năm 1983, sau khi Thatcher khiến cho Liên Xô phải bất bình với quyết định cho Mỹ triển khai căn cứ tên lửa hạt nhân tại Anh, Cynthia từng hộ tống Robin Cook và Gavin Strang trong một chuyến công du 5 ngày tới Moskva.

Vụ bê bối gián điệp lần này, theo nhận xét của tờ The Daily Mail, đã làm nảy sinh một nghi vấn rằng: đã có nhiều quan chức trong Công đảng trước đây từng có quan điểm gần gũi với Liên Xô. Cần biết là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Cơ quan KGB của Liên Xô cùng nhiều cơ quan mật vụ đồng minh của họ tại Đông Âu thường tìm kiếm các “đối tác” trong số các chính trị gia Công đảng có quan điểm thiên tả để khai thác những thông tin quan trọng.

Một điều lạ lùng nữa, theo tác giả của bài báo, là những hoạt động của Cynthia, kể cả việc bà chuyển tới sống tại Praha, vẫn không được Cơ quan Mật vụ Anh để mắt tới. Trong thời gian làm thư ký danh dự cho LAP, Cynthia từng làm việc trong văn phòng của Willie McKelvey, một nghị sĩ Công đảng từ Scotland, và qua ông này đã nhận được rất nhiều thông tin quan trọng. Nội dung các tài liệu giải mật cho biết, Cynthia đã hiểu rất rõ nhiệm vụ của mình là “phải tham gia đóng góp vào việc đánh đổ chủ nghĩa tư bản”. Bà còn trực tiếp giúp đỡ STB trong việc tiếp cận nhiều quan chức phương Tây để tìm kiếm thông tin cũng như cơ hội để có thể tuyển mộ họ.

Những đối tượng đáng chú ý được tài liệu nhắc tới có một quan chức cao cấp của NATO mà Cynthia đã gặp tại một hội chợ thương mại của Tiệp Khắc, một thương gia từ hãng máy tính tại Windsor và một nữ quan chức ngoại giao Anh trong đại sứ quán nước này ở Praha v.v...

Sau những tiết lộ bất ngờ trên, các phóng viên The Daily Mail đã may mắn tìm ra Cynthia, hiện giờ đã là một bà lão 72 tuổi. Bà cùng chồng và các con hiện vẫn đang sống ở ngoại ô Praha, trong một căn hộ nhiều phòng được xây dựng từ thời xã hội chủ nghĩa. Cynthia đã từ chối trò chuyện với các phóng viên tờ báo của Anh với một câu nói ngắn gọn: “Tôi chẳng có gì để nói cả. Tôi không phải là một gián điệp”.  Những gì ghi trong hồ sơ cho thấy, Cynthia cùng chồng và hai con tới Praha vào ngày 19/10/1985. Tại đây, bà có được việc làm là biên tập viên của một hãng tin nhà nước với mức lương 5.000 koruny tiền Tiệp Khắc (tức là gấp đôi mức lương trung bình tại quốc gia này khi đó).

Liên quan đến những tiêt lộ trong vụ của Cynthia, Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại London đã từ chối bình luận. Trong khi một nguồn tin từ chính phủ nước này chỉ giải thích thêm: “Vụ việc này có liên quan tới chế độ cộng sản trước đây. Rõ ràng đây là chuyện của quá khứ và chẳng có liên quan gì tới đất nước của chúng tôi hiện nay”

Quỳnh Lai (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文