Cựu Tổng thống Tunisia bị lật đổ và khối tài sản khổng lồ

09:12 30/09/2020
Gia đình cựu Tổng thống Tunisia là Zine Al Abidine Ben Ali đã tập trung trong tay mình khối tài sản khổng lồ. Theo số liệu chính thức, trong tài khoản của nguyên thủ quốc gia này đã có đến 5 tỷ USD.


Tuy nhiên, sự phẫn nộ thực sự của toàn dân không đổ lên đầu ông ta, mà là người vợ của ông là Leila, người đã khéo léo dắt mũi chồng và thao túng đất nước. Cuộc sống vô cùng xa xỉ của gia đình cựu tổng thống đã gây lên làn sóng phẫn nỗ của nhân dân.   

Trốn chạy khỏi đất nước

Tại sân bay quốc tế Tunis-Carthage. Trên chiếc máy bay riêng rời đến thành phố Jeddah chất đầy những chiếc hộp khổng lồ chứa đủ thứ đắt tiền. Một người đàn ông 74 tuổi đứng cạnh cầu thang và kéo một chiếc va li nhỏ trong tay. Thật khó để nhận đó là tổng thống Tunisia đã bị lật đổ Ben Ali, người từng lãnh đạo đất nước trong hơn 23 năm qua. 

Vợ chồng cựu tổng thống Zine Al Abidine Ben Ali.

“Tôi không muốn bay khỏi Tunisia, tôi muốn ở lại đây và chết ở đây”.  Người vợ 53 tuổi Leila quay sang và giận dữ hét lên với ông. Cựu Tổng thống từ từ bước lên thang máy bay cùng với vợ, con trai Mohammed, con gái Halima và vị hôn phu của cô, có thêm cả một quản gia và hai người giúp việc.

Tổng thống Tunisia Ben Ali từng đến với người vợ Leila trong một chiến dịch bầu cử tháng 10-2009 tại thành phố Rades. Những người thân cận của gia đình tổng thống nói rằng ông ta rất sợ người vợ của mình và đã thực hiện mọi yêu cầu của bà ta. 

Vì vậy, từ năm 2009, Ben Ali từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và muốn rời khỏi vị trí tổng thống nhưng đã bị vợ kiên quyết ngăn cấm và khẳng định ông phải nắm quyền trong khi con trai út của họ là Mohammed chưa đủ lớn để lãnh đạo đất nước, hoặc chính bà ta chưa thể trở thành tổng thống.

Trong chuyến bay tới Jeddah, cựu tổng thống đã tiếp cận các phi công và luôn miệng nhắc: sau khi chúng tôi hạ cánh ở Jeddah, các anh cần trở về nhà ở Tunisia và đưa tôi về cùng chứ?” Họ trả lời là đồng ý vì nhận được yêu cầu từ Leila. 

Nhưng Ben Ali đã không bao giờ trở về quê hương. Tại Tunisia, ông đã bị tòa án quân sự kết án vắng mặt với bốn bản án chung thân và phạt 100 triệu đô la về tội giết người, lạm quyền, buôn lậu ma túy, tham nhũng và biển thủ công quỹ.

Dân chúng Tunisia chẳng ưa gì tổng thống, và họ căm thù bà vợ Leila của ông. Bà ta được mệnh danh là “Bà Macbeth Arab” bởi duy trì sự xa xỉ và bộ máy tham nhũng. Leila lớn lên trong gia đình có mười anh chị em, học hành ít, từng làm tại một tiệm làm tóc địa phương. 

Khi kết hôn với Ben Ali vào năm 1992, bà ta cảm thấy mình được ở đỉnh cao của sự nổi tiếng. Họ quen nhau từ lâu, trước đó Ben Ali là một vị tướng và đã có một gia đình hạnh phúc có ba cô con gái. Leila trở thành tình nhân của ông bất chấp kém người đàn ông đã có gia đình đến 21 tuổi. 

Để buộc Ben Ali phải ly hôn, Leila nói dối rằng mình đang mang thai đứa con trai của ông. Sau đó, bà ta tìm cách cứu vãn cuộc hôn nhân khi lần lượt sinh ra hai cô con gái. Đứa con thứ ba là con trai có tên Mohammed là người thừa kế được chờ đợi từ lâu.

Tổng thống Ben Ali cùng vợ Leila đến Rades trong chiến dịch bầu cử tháng 10/2009.

Đệ nhất phu nhân hâm mộ những chiếc xe thể thao và việc mua sắm ở Dubai và bà ta bỏ ra hàng trăm ngàn đô la một lúc cho việc này. Các cô con gái cũng không kém cạnh khi cũng thích những thứ xa xỉ và quần áo đắt tiền. Con gái út Nesrin còn thích đặt thức ăn từ khắp nơi trên thế giới mang đến cung điện như kem và món tráng miệng từ Saint-Tropez có thể được chở đến từ một chiếc máy bay thuộc sở hữu của gia đình tổng thống.

Dân chúng biết được những điều này và các chi tiết khác qua trang web WikiLeaks xuất bản các công văn ngoại giao, trong đó viên đại sứ Mỹ tại Tunisia đã nói về sự xa xỉ của gia tộc cầm quyền này. Ông ta còn nhớ đến một buổi dạ tiệc tại nhà của vợ chồng Nesrin tại một trong những lâu đài sang trọng bên bờ biển. Ông gọi gia đình tổng thống là một dạng mafia, tại ngôi biệt thự có nuôi một con hổ được cho ăn ngon.

Choáng ngợp với sự xa xỉ

Mọi người tin rằng đất nước này không phải do Ben Ali cầm quyền mà là người vợ và gia đình bà ta đã thao túng ông. Belhassen Trabelsi, anh trai của Leila là người chịu trách nhiệm cho các cuộc cải tổ của chính phủ và Ngân hàng Trung ương, đồng thời thu thập cống phẩm từ các doanh nhân địa phương. Còn nhớ có một vụ bê bối đã xảy ra với McDonald khi chuỗi thức ăn nhanh không thể thâm nhập vào thị trường địa phương bởi họ đã từ chối nhận hối lộ của gia đình tổng thống.

Các phụ kiện cao cấp của Leila tại cuộc đấu giá.

Người Tunisia luôn ngờ rằng Ben Ali và 117 người thân của ông ta sống theo kiểu hoàng gia, nhưng họ thậm chí không thể tưởng tượng được sự giàu có thực sự trong cung điện của gia đình này. Sau chuyến bay trốn chạy của gia đình cựu tổng thống, ngoài những thứ đã được họ mang đi, chính quyền mới đã tìm kiếm hai cung điện ngoại ô của ông ta và phát hiện ra một lượng tiền mặt và trang sức khổng lồ trị giá 27 triệu đô la, 2kg cần sa cũng như các đồ có giá trị khảo cổ chưa được công bố.

Ngoài ra, tại một dinh thự ở Sidi Bou Said bên bờ biển, họ đã tìm thấy một con báo đốm nhồi bông, hai tượng nhân sư bằng vàng, bóng bàn, các đĩa DVD với những bộ phim bom tấn Hollywood, các tượng đá cẩm thạch và nhiều đồ chơi trẻ em, có máy chiếu phim khổng lồ trên tường trong phòng ngủ của tổng thống. Trong khu biệt thự sang trọng này có một bể bơi khổng lồ, bãi đáp trực thăng và thậm chí là hai khẩu pháo cũ. 

Trong nhà để xe là hàng chục chiếc xe sang trọng gồm đủ các nhãn hiệu uy tín. Trong các tủ quần áo là những trang phục của các thương hiệu nổi tiếng, những tác phẩm nghệ thuật và hội họa cũng như đồ trang sức mà gia đình họ không thể mang theo khi bỏ trốn, thay vì điều đó, họ đã chiếm dụng tiền bạc. 

Ngay khi tại Tunisia bắt đầu có biến, Leila cảm thấy có gì đó không ổn nên đã vội vã gửi vào Dubai 1,5 tấn vàng lấy từ Ngân hàng Trung ương Tunisia trị giá 45 triệu euro. Bản thân Ben Ali, theo số liệu chính thức, đã có 5 tỷ đô là trong tài khoản ngân hàng Pháp.

Chính quyền Tunisia đã quyết định bán tất cả các tài sản còn lại vào tháng 12 năm 2012 để bổ sung vào ngân quỹ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đã đổ đến để xem những kho báu của tổng thống và gia đình ông ta. Có 39 chiếc xe hơi đã được đưa ra đấu giá, đặc biệt một chiếc xe của cháu trai của Ben Ali trị giá 2,5 triệu đô la. 

Có đến 300 bộ trang sức, bao gồm vòng cổ của đệ nhất phu nhân được trang trí bằng một nghìn viên kim cương và hơn 12 nghìn phụ kiện khác, trong đó có quần áo, túi xách, đồng hồ, tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất và đồ trang trí nội thất và đồ cổ với tổng trị giá lên tới 130 triệu đô la.Những bộ váy, bộ vest, áo khoác và giày của cựu đệ nhất phu nhân có giá cao ngất ngưởng. 

Tại buổi bán đấu giá, tất cả quần áo của Leila được treo và sắp xếp theo các màu: đỏ, trắng, đen. Những chiếc túi cũng như trang phục của cựu tổng thống có giá giá khởi điểm từ 3 nghìn euro. Mỗi chiếc áo khoác của vợ ông ta được ước tính ít nhất là 1 nghìn euro.

Cuộc sống nơi nhập cư

Gia đình tổng thống tìm kiếm nơi tị nạn tại Saudi Arabia, định cư ở Jeddah dưới sự bảo vệ của binh lính địa phương. Chính quyền Hoàng gia nước sở tại đã dành cho Ben Ali và những người thân của ông ta một cung điện tráng lệ bằng đá cẩm thạch trắng có 7 cổng, nơi các chức sắc thường ghé chơi.

Các ôtô của tổng thống Ben Ali tại cuộc đấu giá tháng 5/2014.

Là người từng đứng đầu nhà nước và đã bị lật đổ khỏi quyền lực, Ben Ali hứa sẽ cư xử chừng mực và không tham gia chính trị. Dân chúng Saudi Arabia được thuyết phục rằng gia đình của ông Ben Ali sẽ không ở lại vương quốc này lâu vì họ không quen tuân thủ các quy tắc tôn giáo nghiêm ngặt của quốc gia này. 

Ví dụ, Leila và các con gái luôn mặc trang phục phương Tây thời thượng và không bao giờ đội khăn che mặt. Sau này, con gái Nesrin và chồng định cư ở Qatar, người anh trai của cựu đệ nhất phu nhân Belhassen Trabelsi định cư ở Italy. Bản thân Leila vẫn ở lại Jeddah cùng với chồng và vẫn thường xuyên bay đến các khu mua sắm xa xỉ ở Kuwait và Qatar.

Trong ba tháng cuối đời, Ben Ali đã được điều trị tại một trung tâm y tế của Saudi Arabia. Ông đã qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 19/9/2019 ở tuổi 83. Gia đình Ben Ali cho đến nay vẫn hy vọng chính quyền Tunisia sẽ cho phép họ đưa thi thể của ông ta về quê hương và tổ chức lễ đưa tiễn, song họ đã bị từ chối. 

Cựu tổng thống đã được chôn cất hai ngày sau đó tại thành phố thiêng Medina của người Hồi giáo. Buổi lễ diễn ra khá khiêm tốn.

Hải Yến (tổng hợp)

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文