Điệp viên phát xít Đức tạo cầu nối quan hệ tình báo Anh-Mỹ

20:00 15/09/2016
Jessie Jordan là một nữ gián điệp của Đức Quốc xã tại Anh, trong giai đoạn thập niên 30 thế kỷ XX. Theo lời kể của tiến sĩ Jeffrey, Jessie không có trình độ gián điệp chuyên nghiệp mà chỉ hoạt động mang tính chất nghiệp dư, với tư cách là một chỉ điểm viên.

Là con của một người hầu giúp việc nhà, Jessie hành nghề thợ uốn tóc ở thành phố Dundee, Scotland. Bà làm chủ một tiệm uốn tóc trên phố Kinloch, Dundee, nhưng đóng vai là trung gian giao dịch giữa các điệp viên đến từ New York (Mỹ) và Hamburg (Đức) thông qua việc moi thông tin từ các điệp viên Mỹ và chuyển cho cơ quan tình báo Đức trong những chuyến đi về Đức thăm chồng.

Từ trước đến nay các sử gia vẫn cho rằng, sở dĩ Jessie theo phe Đức Quốc xã và chấp nhận làm việc cho họ là bởi vì bà muốn cho chồng và con gái mình được chính thức công nhận là dân thuần chủng Aryan (người Đức thuần chủng theo học thuyết của Đức Quốc xã) - điều mà trước đó bà không được công nhận do việc khai sinh không rõ ràng.

Bà Jessie Jordan.

Về nghiệp vụ, Jessie được xem là một điệp viên cấp thấp. Bên cạnh việc xử lý thư từ từ Mỹ gửi đến, bà còn tổ chức thu thập và vẽ bản đồ hệ thống phòng thủ duyên hải từ Montrose đến Bắc Berwick, và dự định trao nó cho người Đức. Tuy nhiên, hành động mờ ám nhưng vụng về của Jessie đã gây chú ý cho một đồng nghiệp của bà. Qua quá trình theo dõi, người này phát hiện ra bản đồ của Jessie và báo cảnh sát.

Jessie không hề hay biết mình bị theo dõi và vẫn liên lạc bình thường với trung tâm tình báo ở Đức. Một trong những thư tín liên lạc như thường lệ của Jessie có ghi địa chỉ nơi ở của bà đã giúp cảnh sát xác định hành tung của bà, đồng thời qua đó đã lần ra mạng lưới các điệp viên phát xít Đức khác hoạt động bí mật ở Mỹ. Ngay lập tức, qua sự phối hợp chia sẻ thông tin của tình báo Anh, Cục Điều tra liên bang (FBI) - cơ quan phản gián nội địa của Mỹ - đã nhanh chóng triệt phá mạng lưới tình báo Đức ở New York.

Đây được xem là lần đầu tiên trong lịch sử tình báo Anh và tình báo Mỹ phối hợp công tác với nhau. Ngày Jessie bị bắt cũng là ngày các điệp viên Đức trong mạng lưới ở New York bị đưa ra xét xử.

Khi làm việc cho tình báo Đức, bà Jessie được trả thù lao bằng những tờ 5 bảng Anh thời đó, tương đương tờ 100 bảng ngày nay. Số xê-ri ghi trên tờ giấy bạc cho phép nhà chức trách dễ dàng truy ra ngân hàng ở Hà Lan nơi người Đức rút tiền để trao cho bà Jessie. Tiến sĩ Jeffrey nhận định: "Bà ấy (Jessie) chưa phải là một điệp viên chuyên nghiệp, và chỉ được huấn luyện làm nghề gián điệp trong một tuần lễ. Bà đã để lại một loạt dấu vết làm bằng chứng, do đó đã dễ dàng bị phát hiện.

Câu chuyện kỳ thú của bà đã từng trở thành một đề tài được hãng phim Warner Brothers dựng thành một bộ phim ăn khách mang tên Confessions of a Nazy Spy (Điệp viên phát xít), phát hành vào năm 1939. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Mỹ công khai chống phát xít Đức trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới lần II, đánh dấu sự thay đổi lớn trong quan điểm của Mỹ đối với chế độ Quốc xã ở Đức.

T. Khang (theo The Guardian)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文