Điều tra vụ cháy động cơ máy báy Airbus 380

09:30 15/11/2010
Trong lúc điều tra vấn đề động cơ của Rolls-Royce trong vụ máy bay A380 hạ cánh khẩn cấp, các chuyên gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo mới cho chính loại máy bay này. Chuyện Qantas ngừng bay tất cả 6 chiếc A380 chỉ là rắc rối mới nhất với dòng máy bay hành khách lớn nhất thế giới này mà thôi.

“Đây chắc chắn là vụ việc nghiêm trọng với A380 kể từ ngày bắt đầu hoạt động", theo Tom Ballantyne, cây bút của tạp chí Hàng không OAM.

Sự cố máy bay A380 ở Singapore

Qantas, Hãng Hàng không Australia, đã ngừng bay toàn bộ 6 chiếc Airbus 380, loại máy bay chở khách lớn nhất thế giới, sau khi một trong các máy bay đời mới của hãng gặp vấn đề với động cơ và buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Khoảng 6 phút sau khi cất cánh từ Singapore, chuyến bay Qantas QF32 gặp trục trặc với động cơ. Khi đó, máy bay đang bắt đầu hành trình đến Australia.

Một trong các động cơ phát nổ, hành khách trên chuyến bay cho Đài BBC hay, tấm nhôm che đuôi động cơ, cùng các mảnh vụn kim loại rơi xuống đảo Batam của Indonesia. Singapore Airlines cho hay các chuyến bay A380 của hãng sẽ bị đình bay để kỹ thuật viên kiểm tra.

Công ty chế tạo động cơ Rolls-Royce cho hay họ đang kiểm tra toàn bộ 20 máy bay A380 đang hoạt động. Ba hãng, gồm Qantas, Singapore và Lufthansa hiện đang dùng động cơ Trent 900 của Hãng Rolls-Royce. Rolls Royce nói trong một tuyên bố như sau: "Ưu tiên hàng đầu hiện nay là việc vận hành an toàn các sản phẩm của chúng tôi".

17 chiếc A380 khác đang hoạt động, thuộc Air France và Emirates, dùng động cơ của hãng khác. Một trong những chi tiết các nhà điều tra sẽ để ý tới là trước đây, trong lần cấp chứng chỉ bay, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA), đã nhắc tới một vấn đề về động cơ có khả năng gây ảnh hưởng đến chuyến bay. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy ý này liên quan đến vụ hạ cánh khẩn cấp hôm 4/11 vừa qua.

Qantas nói chuyến bay QF32, với 433 hành khách và 26 phi hành đoàn, gặp trục trặc với động cơ trên bầu trời đảo Batam của Indonesia, vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Singapore lúc 10h sáng, giờ địa phương.

Trong cuộc họp báo tại Sydney sau đó, Tổng giám đốc điều hành Qantas, Alan Joyce nói: "Động cơ bị hỏng do gặp trục trặc. Chúng tôi đặt uy tín và tiêu chuẩn an toàn của hãng lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ không dám đánh đố với sự an toàn của hành khách. Để đề phòng, chúng tôi quyết định ngừng bay toàn bộ phi đội A380 cho tới khi tìm được nguyên nhân của sự cố".

Không ai bị thương trong vụ hỏng động cơ, khi chiếc phản lực chở khách khổng lồ quay lại và hạ cánh an toàn tại sân bay Changi của Singapore. Các chuyên gia cho hay máy bay khổng lồ A380 có thể bay được bằng hai động cơ. Khi máy bay gặp trục trặc của Qantas hạ cánh người ta thấy 1 trong 4 động cơ có màu xám, vỏ bọc đuôi động cơ bị mất, khói đen thoát ra ngoài.

Từ sau buổi lễ giới thiệu ở trung tâm của Airbus tại Toulouse cách nay gần 6 năm, dự án A380 đã phải vượt qua nhiều rắc rối. Các vấn đề kỹ thuật làm chậm nhịp sản xuất, kéo theo chậm trễ dài hạn trong thời hạn giao hàng, rồi chi phí để vượt qua quá cao khiến một số chuyên gia trong ngành đặt câu hỏi liệu dự án này có đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty của châu Âu này hay không. Rồi có thêm các vấn đề trong vận hành, kể cả một vụ hỏng động cơ hồi tháng 9/2009 trên chuyến bay của Singapore Airlines từ Paris, và 2 vỏ bánh xe nổ lúc hạ cánh ở Sydney hồi tháng 3 năm nay.

Điều tra động cơ

Nhưng câu chuyện đã qua chưa hẳn gây áp lực lớn và hiện có xu hướng có lợi cho A380, theo một số phân tích gia trong ngành hàng không. Sau khởi đầu chậm chạp với chỉ 39 chiếc A380 hoạt động, năm nay là một bước nâng cho dòng máy bay này.

Trong vòng 9 tháng đầu của năm 2010, Airbus đã nhận thêm 32 hợp đồng mới, nâng tổng số đơn đặt hàng lên thành 234 chiếc, theo như ghi nhận của các chuyên gia từ Ascend Worldwide, coi đây là "một năm đáng kể" cho Airbus. Hành khách cũng thích dòng máy bay này, theo ông Ballantyne. “Khách hàng thậm chí đòi được đi máy bay này” ông nói - Các hãng hàng không mô tả A380 như thỏi nam châm hút khách.

Howard Wheeldon, chuyên gia chiến lược cao cấp của BGC Brokers cho rằng, vụ hạ cánh khẩn cấp ở Singapore không làm thay đổi suy nghĩ đó nhiều lắm: "Tôi không nghĩ rằng vụ việc này có làm thay đổi uy tín của máy bay A380".

Uy tín của Qantas cũng không ảnh hưởng gì, theo lập luận của ông Wheeldon, nhấn mạnh vào báo cáo an toàn của hãng như nguyên nhân quan trọng trong quyết định dừng bay toàn bộ A380 cho đến khi nào biết lý do tại sao một trong số các động cơ bắt đầu bốc khói và mảnh vụn sau khi cất cánh từ Singapore. "Qantas có hồ sơ an toàn 100% sạch nếu tính về thương vong và họ muốn giữ mức đó", ông Wheeldon nói.

Tại thời điểm này, đa số các mối quan tâm sẽ nhắm vào Rolls-Royce, hãng làm động cơ máy bay của Anh đã cung cấp bộ máy RR Trent 900 cho các chiếc máy bay A380 của Qantas. Máy bay A380 dùng động cơ của Rolls-Royce hoặc Engine Alliance. Alan Joyce, Tổng giám đốc điều hành Qantas, khẳng định: "Vấn đề này, hỏng một động cơ, là vấn đề chúng tôi chưa từng gặp. Cho nên chúng tôi tất nhiên sẽ xử lý chuyện này cẩn trọng, vì đây là hỏng động cơ đáng kể".

Ông Wheeldon tin rằng hãng làm động cơ sẽ coi đây là chuyện nghiêm trọng: "Xét đến một vài vụ không liên quan gần đây, gồm cả một thử nghiệm thất bại với động cơ của Boeing 787 hồi tháng 8, tôi nghĩ Rolls-Royce đang gặp áp lực mạnh để nhanh chóng bước ra khỏi chỗ này".

Các điều tra viên của hãng sẽ nhìn vào các lỗi như là "vấn đề liên quan đến máy bơm hay nhiên liệu, hay hỏng cánh quạt", ông lập luận. Một phát ngôn viên của Rolls-Royce cho rằng, còn quá sớm để đồn đoán về nguyên nhân sự cố. Không phải tất cả các chiếc A380 đều dùng động cơ của Rolls-Royce. Các động cơ này là chọn lựa của Lufthansa và Singapore Airlines, cũng như Qantas. Các chiếc A380s của Emirates và Air France dùng động cơ của Engine Alliance, một liên doanh 50/50 giữa GE Aircraft Engines và Pratt & Whitney. Các động cơ đó không liên quan trong vụ này.

Nhưng người ta cũng không cho rằng hỏng động cơ Rolls-Royce là vì các lỗi liên quan đến thiết kế hay chế tạo. Nhìn chung, "RR Trent 900 cùng tất cả các đời Trent khác đều có lịch sử phục vụ rất tốt", ông Wheeldon nhận định. Hiện vẫn còn cơ hội gây ra hư hỏng từ các lỗi khách quan không liên quan đến động cơ, ví dụ như là mảnh vụn, giả sử, do đâm phải chim hay vật gì khác lao vào phía sau của động cơ. Bên cạnh đó ông chỉ ra rằng công ty cũng không thể bỏ qua khả năng vụ việc này có thể liên quan đến công tác bảo dưỡng.

Người ta lo rằng hỏng động cơ có thể là dấu hiệu của một hay nhiều vấn đề lớn. Cổ phiếu của cả Rolls-Royce lẫn EADS - công ty mẹ của Airbus - giảm mạnh sau tin tức về vụ hạ cánh khẩn cấp, mặc dù ông Howard tin rằng các nhà đầu tư có thể phản ứng hơi quá.

Mặc dù trong ngành hàng không có một số lo ngại nhưng không hoảng loạn. Hiện Emirates và Air France quyết định tiếp tục bay các chiếc A380 dùng động cơ EA, còn Singapore Airlines tiến hành kiểm tra bổ sung trước chuyến bay với các động cơ Rolls-Royce, và nhiều khả năng Lufthansa cũng sẽ làm như vậy. Nhưng nếu các nhà điều tra cho rằng vụ hạ cánh khẩn cấp ở Singapore chỉ là một vụ việc riêng biệt thì các chiếc máy bay bị ngưng cất cánh sẽ sớm được bay trở lại

Phương Nguyên (tổng hợp)

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文