FBI theo dõi ca sĩ nhạc đồng quê Pete Seeger trong nhiều thập niên

08:45 06/01/2016
Từ thập niên cho đến đầu thập niên 70 thế kỷ XX, chính quyền Mỹ liên tục theo dõi ca sĩ nhạc đồng quê kiêm nhạc sĩ Pete Seeger do lo ngại trước những quan điểm chính trị của ông.


Theo bộ tài liệu gần 1.800 trang về Pete Seeger (trong đó 90 trang bị rút lại vì lý do an ninh) của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mà tạp chí Mother Jones có được theo Luật Tự do Thông tin (FOIA), FBI bắt đầu quan tâm đặc biệt đến Seeger từ năm 1943 sau khi ca sĩ này viết một bức thư đề nghị trục xuất hàng chục ngàn công dân Mỹ gốc Nhật Bản sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. 

Tổng thống Bill Clinton (phải) trao Huy chương Nghệ thuật Quốc gia cho Pete Seeger, năm 1994.

Pete Seeger, là nhà hoạt động chính trị và người tiên phong trong phong trào sáng tác âm nhạc phản chiến, bị FBI xếp vào loại "nguy cơ an ninh" do có mối quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Liên Xô. Hồ sơ tiết lộ: FBI nỗ lực theo dõi sát sao mọi hoạt động của Pete Seeger, thậm chí từ lúc ông còn ngồi dưới mái trường trung học.

Một điệp viên mật FBI được phái đến trường trung học ở Litchfield thuộc bang Connecticut tìm thấy bằng chứng Seeger mặc quần áo theo người Bohemia. Một điệp viên khác được cử đến Đại học Havard - nơi Seeger chỉ theo học một năm rưỡi do khó khăn về tài chính - báo cáo học lực của Seeger vào mức "trung bình" và ông là thư ký của Hội sinh viên.

Năm 1943, tình báo quân đội Mỹ cũng điều tra Seeger và âm thầm đọc lén thư từ của ông trong đó có cả thư của cô vợ người Mỹ gốc Nhật Bản là Toshi Ohta. Trong một cuộc thẩm vấn, Seeger cho biết cha của Ohta là người tị nạn Nhật Bản đến Mỹ do bất đồng quan điểm với giới chức quân sự nước mình.

Lúc đầu, Seeger không hề biết mình bị quân đội đọc lén thư từ, nhưng nhiều tháng sau cuộc thẩm vấn này ca sĩ mới cảm thấy nghi ngờ. Để mở rộng điều tra về Seeger, tình báo quân đội còn cố gắng ngụy tạo lý do để chính thức tiến hành thẩm vấn cha của ông là nhà nghiên cứu âm nhạc Charles Seeger và người bạn là ca sĩ Woody Guthrie nhưng cuối cùng chẳng khai thác được điều gì chứng minh ông là "mối đe dọa an ninh" cho chính quyền Mỹ. Seeger và Guthrie đều là thành viên của nhóm nhạc cánh tả Almanac Singers. Mọi thông tin điều tra về Pete Seeger của tình báo quân đội Mỹ đều được báo cáo lên Giám đốc FBI lúc đó là John Edgar Hoover.

Pete Seeger biểu diễn ngoài trời ở Washington, năm 1969.

FBI tạo ra hàng trăm báo cáo về Pete Seeger. Họ theo dõi chặt chẽ những chuyến biểu diễn âm nhạc trong nước và hải ngoại cũng như mỗi lần xuất hiện tại các sự kiện chính trị của ông. Vào đầu thập niên 50, Seeger là thành viên của Weavers, nhóm nhạc dân ca bán được 4 triệu đĩa đơn và album. Nhưng khi Weavers trở nên nổi tiếng thì Seeger bị đưa vào danh sách những người bị cấm biểu diễn do nghi ngờ có quan hệ với Đảng Cộng sản Liên Xô.

Năm 1955, Seeger bị triệu tập ra trước Ủy ban Hạ viện về các hoạt động chống Mỹ để tường trình về mối liên quan của ông với Liên Xô nhưng ông im lặng không nói gì. Năm 1957, Seeger lại bị gọi ra hầu tòa vì thái độ coi thường không trả lời các câu hỏi của Quốc hội. Và 4 năm sau, sau nhiều tranh cãi pháp lý, Seeger bị tuyên án tù 1 năm. Toàn bộ hồ sơ mật về Pete Seeger cho thấy FBI quan tâm đặc biệt đến sự dính líu của ông với các tổ chức tiến bộ - các tổ chức nhân quyền và dân quyền, đấu tranh cho hòa bình và công nhân v.v…

Theo một báo cáo của J. Edgard Hoover gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1963, FBI đề nghị Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cung cấp thông tin về chuyến lưu diễn trong năm ấy của ông đến Hawaii. Trong chuyến lưu diễn này, Seeger hát một bài hát của Nhật Bản về bom nguyên tử gây chú ý cho FBI. Năm 1966, FBI nhận được thông tin cho biết Pete Seeger đăng ký một khóa học tiếng Nga. FBI còn hợp tác với cảnh sát và Sở Bưu điện thành phố Beacon, bang New York - nơi gia đình Seeger Toshi sinh sống - để giám sát mọi hoạt động của họ.

FBI vẫn tiếp tục theo dõi Seeger cho đến đầu thập niên 70. Trong báo cáo năm 1971, FBI nêu bằng chứng "thân Cộng sản" của Pete Seeger sau khi ông tham gia một cuộc biểu diễn âm nhạc từ thiện gây quỹ giúp 3 binh sĩ Mỹ từ chối phục vụ ở Việt Nam bởi họ cho rằng cuộc chiến tranh này là bất hợp pháp, vô đạo đức và không công bằng. FBI biết được Seeger quyên góp tiền tại một buổi diễn âm nhạc ở Los Angeles ủng hộ cho một nhóm gọi là "Người miền nam California kêu gọi giải tán Ủy ban Hạ viện về các hoạt động chống Mỹ". Một tài liệu năm 1972 của FBI tuyên bố Seeger "thể hiện tư tưởng cách mạng". Và FBI vẫn tiếp tục theo dõi Seeger!

Bất chấp hồ sơ của FBI về Seeger tiếp tục dày lên, ông vẫn nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Năm 1994, Seeger được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huy chương Nghệ thuật Quốc gia. Seeger bước vào đại sảnh danh vọng Rock and Roll ở bang Ohio năm 1996 - đây là nơi vinh danh những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc thế giới. Seeger giành được giải Grammy. Seeger biểu diễn tại Đài tưởng niệm Lincoln trong lễ nhậm chức Tổng thống của Barack Obama. Ông mất vào năm 2014, hưởng thọ 94 tuổi.

Thục Miên (tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文