Gần 100 năm trước Luật Gián điệp của Mỹ đã ra đời như thế nào?

22:30 15/01/2011
Nhân việc Bộ Tư pháp Mỹ đang tìm cách xét xử ông chủ trang WikiLeaks Julian Assange theo Luật Gián điệp, giới chuyên gia quốc tế quan tâm vụ việc đưa ra những lập luận khác nhau về khả năng ông Assange có bị buộc tội hay không nếu căn cứ theo bộ luật này. Có ý kiến cho rằng bộ luật ra đời gần 100 năm, nay đang có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế trong thế kỷ XXI nữa và cần phải chỉnh sửa. Vậy bộ luật đó ra đời như thế nào, trong bối cảnh nào?

Ngày 24/7/1915, Thế chiến I đang diễn ra quyết liệt ở châu Âu còn Mỹ thì đang giữ thế trung lập, không tham chiến. Các bên tham chiến đều muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ. Ngày hôm đó, tại khu Hạ Manhattan, trên một chuyến xe lửa trên cao ở Đại lộ số 6, các nhân viên Cục Mật vụ Mỹ đang ráo riết bám theo George Sylvester Viereck - một chuyên gia tuyên truyền người Đức, và người đồng hành với ông ta là Heinrich F. Albert - Tùy viên quân sự trong Đại sứ quán Đức ở Washington.

Khi Viereck xuống xe ở phố số 23, một nhân viên mật vụ đã bám theo ông ta; còn Albert thì tiếp tục đi đến phố số 50 rồi xuống ở đó, nhưng đã cố tình "để quên" một chiếc cặp hồ sơ trên băng ghế, và ngay lập tức, một nhân viên mật vụ khác đã nhanh tay chộp lấy. Sau đó, chiếc cặp hồ sơ đã được chuyển đến tay Bộ trưởng Tài chính William McAdoo và ông này mang đến trình cho Tổng thống Woodrow Wilson xem.

Nhà hoạt động đảng Xã hội Mỹ Eugene Debs (bên trái) từng là nạn nhân của Luật Gián điệp.

Các hồ sơ chứa bên trong chiếc cặp bao gồm các chi tiết về một chiến dịch tuyên truyền, gián điệp và phá hoại quy mô lớn bên trong nước Mỹ do các sĩ quan cao cấp của Đức chủ mưu và hoạch định. Trong các hồ sơ đó có kế hoạch mua một tờ báo của Mỹ, cử các nhà diễn thuyết và dựng lên các phong trào người bản xứ giả tạo để gây chia rẽ, tạo sự bất ổn bên trong nước Mỹ nhằm phục vụ lợi ích của nước Đức.

Đáng ngại hơn cả trong các hồ sơ là kế hoạch phá hoại bằng cách kích động biểu tình, bãi công ở các nhà máy sản xuất vũ khí; ngăn cản việc cung cấp chất clorine lỏng (dùng trong chế tạo hơi độc clorua) từ Mỹ cho các nước thuộc phe Đồng minh; cả kế hoạch mua Công ty Aeroplane của anh em nhà Wright (những người chế tạo máy bay đầu tiên trên thế giới) và mua đứt bản quyền sáng chế máy bay để phục vụ cho nước Đức.

Trong chiếc cặp hồ sơ đó, các quan chức Mỹ còn phát hiện kế hoạch phá hoại do sĩ quan tình báo Đức Franz Rintelen von Kleist soạn thảo nhằm phá hoại một số nhà máy sản xuất đạn dược và phá hủy kênh đào Welland - con kênh có tầm quan trọng sống còn đối với Mỹ nằm trên đất Canada. Mùa hè năm đó, Tổng thống Wilson viết thư cho cố vấn Edward House bảo rằng nước Mỹ đang "ngập tràn các âm mưu phá hoại và bị thâm nhiễm nặng bởi các điệp viên Đức".

Thế là một dự luật về gián điệp đã được mang ra bàn thảo vào năm 1917. Mục tiêu là ngăn chặn những âm mưu lật đổ chính phủ, phá hoại và can thiệp làm hỏng nỗ lực tham chiến của Mỹ. Ngày 6/4/1917, Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Đức, và 9 tuần lễ sau đó bắt đầu một cuộc tranh luận sôi nổi về quy mô soạn thảo một dự luật về gián điệp. Một số phương án luật đã được mang ra xem xét và chọn lựa. Ban đầu, Nhà Trắng muốn kiểm duyệt gắt gao lĩnh vực báo chí, nhưng do phản ứng quá quyết liệt của giới báo chí nên điều khoản kiểm duyệt này phải bị loại bỏ.

Điều khoản kiểm duyệt thư tín thì được giữ nguyên, nhưng với giới hạn ở những thư tín đe dọa an ninh quốc gia hoặc cản trở nỗ lực chiến tranh của Washington. Quy định "nghiêm cấm gây ác cảm" trong quân đội được thay thế bởi điều khoản hạn hẹp hơn là "cấm các hành động gây nên sự bất tuân lệnh, nổi loạn hoặc bất trung thành". Nói chung, đạo luật không nhằm dập tắt các phong trào chống chiến tranh mà nhằm xử lý những vấn đề phát sinh từ đó như trốn lính, phá hoại, gián điệp.

Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không dễ dàng truy tố ông Assange bằng Luật Gián điệp.

Tuy nhiên, bản thân Luật Gián điệp vừa ra đời đã bộc lộ nhiều vấn đề. Trên hết, ngôn từ sử dụng trong luật còn chung chung, đã tạo điều kiện cho các công tố viên lộng quyền và những nhà yêu nước cực đoan tùy ý diễn giải theo cách mình muốn. Năm 1918, tình hình còn trở nên tệ hơn khi Quốc hội Mỹ thông qua một số chỉnh sửa, bổ sung và được gọi bằng cái tên là Luật Cấm xúi giục dấy loạn; trong đó đặt ngoài vòng pháp luật tất cả những phát ngôn nào được xem là "bất trung thành, báng bổ, thô tục hoặc bôi bác,..." đối với Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, đạo luật này đã không tồn tại lâu và đã chấm dứt hiệu lực ngay khi chiến tranh kết thúc.

Luật Gián điệp ra đời đã tạo nên một loạt hành động  đàn áp phong trào phản chiến và kéo theo đó là những tổn hại cho uy tín của Tổng thống Wilson và nước Mỹ. Trong những người tham gia kiểm duyệt thư tín thời đó, tướng Albert Burleson được xem là thành phần hiếu chiến nhất trong nội các. Ông này có cách áp dụng luật rất khắt khe và dữ dằn, đã từ chối thẳng thừng việc cho phép báo chí đăng tải những thư tín từ chiến trường. Trong khi đó, trên khắp nước Mỹ, các thẩm phán thuộc Bộ Tư pháp lại tiến hành hàng loạt vụ xét xử các nhà hoạt động xã hội, hòa bình và những người Mỹ gốc Đức vì những lý do không rõ ràng.

Rất nhiều người bị bắt giam chỉ vì cái tội phát ngôn. Chẳng hạn, nhà làm phim Robert Goldstein đã bị truy tố vì sản xuất một bộ phim về cuộc nội chiến Mỹ, trong đó mô tả đế quốc Anh - lúc này đang là đồng minh Mỹ trong chiến tranh thế giới - là một thế lực không thiện cảm. Nhà hoạt động đảng Xã hội Mỹ Eugene Debs đã bị tống vào tù chỉ vì một phát ngôn bảo vệ quyền tự do ngôn luận... Tổng cộng đã có 1.500 người bị bắt bỏ tù vì Luật Gián điệp, trong đó chỉ có 10 đối tượng là thật sự có hành động phá hoại như luật quy định.

Từ lâu nay, công chúng Mỹ thường xem Luật Gián điệp như một sản phẩm bồng bột nhất thời của nước Mỹ thời chiến tranh. Quan điểm này hoàn toàn có cơ sở. Trong năm 1917-1918, cơn sốt chiến tranh đã khiến cho nhiều chính khách trong cả hệ thống chính trị Mỹ trở nên mù quáng, không còn nhìn thấy những quyền cơ bản của con người. Từ đó dẫn đến hàng loạt vụ bắt bớ vô cớ, mang thường dân ra xét xử trước tòa án binh,...

Vấn đề không phải ở khâu soạn thảo ra luật mà thật sự nằm ở việc áp dụng luật. Luật pháp luôn được thực thi có chọn lọc, và phải luôn luôn bảo đảm sự thận trọng để không bỏ sót tội hoặc bắt nhầm, xử oan. Trong trường hợp của ông chủ trang WikiLeaks hiện nay, Tổng thống Barack Obama đang đứng trước một quyết định nhạy cảm.

Lịch sử đã nêu những tấm gương: thanh danh của Tổng thống Wilson đã bị hoen ố khi cho phép các thuộc cấp lạm dụng Luật Gián điệp để đàn áp phong trào phản chiến; rồi đến Richard Nixon cũng mang tai tiếng xấu vì áp dụng Luật Gián điệp để trả đũa Daniel Ellsberg - kẻ đã tiết lộ Hồ sơ Lầu Năm Góc.

Tất nhiên, trường hợp của Assange không giống với trường hợp ông Ellsberg, nhưng chính quyền Obama cũng không thể xác định được việc ông Assange tiết lộ hàng trăm ngàn bức điện ngoại giao có phải là hành động "phá hoại hoặc gián điệp" hay không, cho dù việc tiết lộ hồ sơ mật đó có gây chút bối rối và bực mình cho các nhà ngoại giao Mỹ. Do đó, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ không dễ áp dụng luật này để truy tố ông Assange

Nguyên Khang (theo Slate)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文