General Dynamics, công ty “buôn bán thần chết” hàng đầu thế giới

14:45 15/07/2016
Nền công nghiệp quân sự Mỹ tuy chỉ mới hình thành trong giai đoạn hơn nửa thế kỷ nay - vào thời điểm bùng nổ Thế chiến II, nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế giới, trở thành ngành kỹ nghệ có lợi nhuận cao nhất. Sản xuất đủ loại vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân, hóa học, vi trùng và sinh học…Hãng đứng đầu trong ngành công nghiệp hàng đầu này chính là Công ty General Dynamics.

Máy bay tiêm kích đa năng F-16 là sản phẩm của General Dynamics, rồi thì tên lửa đạn đạo liên lục địa MX-774, tàu ngầm hạch tâm lớp Ohio trang bị tên lửa Trident, cả xe tăng thông dụng nhất M1 Abrams nữa…

Doanh số của  công ty chuyên kinh doanh "thần chết" này tăng thêm hàng tỉ USD mỗi năm. Dù rằng các số liệu thuộc nền công nghiệp quân sự Mỹ thường được giữ kín, càng ngày càng ít tin tức lọt ra ngoài, công luận có biết được chăng chỉ là những con số tượng trưng.

Phi cơ siêu thanh F-16 có khả năng mang bom hạt nhân là một trong những "mặt hàng chủ lực" của General Dynamics.

Như trong năm tài khóa 2013, General Dynamics "thừa nhận" là có doanh số 25,5 tỉ USD, sang năm 2014 đã vọt lên tới hơn 30,8 tỉ USD. "Đó chỉ là các con số chính thức, chưa kể tới các con số "sợ dư luận" hoặc nhằm… trốn thuế nữa", như nhận định của ông William Parker, vị chuyên viên tài chính quân sự cao cấp sành sỏi.

Việc sản xuất phi cơ cho không lực chiếm phần lớn nhất trong ngân sách thường niên của General Dynamics, với gần 2 tỉ USD/năm. Tên lửa cùng các kỹ thuật phòng không chiếm độ 950 triệu USD. Còn đóng tàu chiến và tàu ngầm - 1,1 tỉ USD. Có tổng cộng 99.500 nhân viên làm việc trong hãng, với trụ sở chính đặt tại thị trấn West Falls Church (tiểu bang Virginia) không xa Lầu Năm Góc là mấy.

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan, thuộc lớp Ohio hạ thủy tại xưởng đóng tàu của General Dynamics.

"Huyền thoại" của General Dynamics khiến người ta liên tưởng tới A. Hitler, bởi sau khi lên cầm quyền, tên độc tài quốc xã này cũng từng cho rằng "chỉ có công nghiệp quốc phòng mới giúp đẩy lùi nạn thất nghiệp đang tăng vọt"(!). Riêng những kẻ "lọc lõi" trong General Dynamics luôn ra sức phô trương, rằng hãng không chỉ sản xuất các mặt hàng quân sự chuyên dụng, ví như Công ty con Convair thuộc bổn hãng đã tham gia vào những chương trình dân sự của Cơ quan Không gian Mỹ (NASA), cũng như trong việc sản xuất các loại máy bay dân dụng v.v…

Nhưng sự thật là phần lớn các kỹ thuật vũ trụ lại do Công ty con Pomina - chuyên nhiệm trong lĩnh vực quân sự - thuộc General Dynamics sản xuất. General Dynamics là con cá mập khổng lồ luôn sẵn sàng "nuốt chửng" mọi đồng loại.

Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ điều hành Phebe Novakovic từng là sĩ quan CIA và chuyên viên cao cấp Bộ Quốc phòng, trước khi chuyển qua General Dynamics.

Như Công ty Chrysler Defense sau khi bị General Dynamics thâu tóm, liền đổi tên thành Hãng General Dynamics Land Systems với sản phẩm chính là xe tăng hạng nặng M1 Abrams. Các nhà quan sát cho rằng, với doanh số và nguồn lợi tức khổng lồ hàng năm, General Dynamics đã "qua mặt" những con cá mập  đầu  đàn khác trong ngành công nghiệp không gian như Lockheed, Boeing và cả McDonnell Douglas nữa.

Nhưng vũ khí thông thường lại có ngân sách khiêm tốn so với vũ khí hạch tâm. Tỷ lệ vũ khí thông thường là 32%, tàu bè là 18%, còn tên lửa cũng như hệ thống phòng không chiếm 15%. Kế hoạch hàng đầu của General Dynamics hiển nhiên hướng tới các thế hệ vũ khí hạt nhân đời mới - luôn chiếm nguồn lợi tức hàng đầu. Ta nên nhớ rằng chính hãng này dạo cuối năm 1959 đã cho hạ thủy 2 chiếc tàu ngầm chạy năng lượng hạch tâm mang tên lửa có cánh đầu tiên: "George Washington" và "Patrick Henry". Còn công ty con Convair từng chế tạo tên lửa xuyên lục địa hiệu "Atlas" đầu tiên của Mỹ.

Lầu Năm Góc là bạn hàng lớn nhất của General Dynamics, với kế hoạch đóng 20 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio - Trident trong thập niên này, mỗi chiếc trị giá 2,5 tỉ USD tiền thuế mà người dân Mỹ è cổ ra gánh. Những tàu ngầm tương tự cũng được người Anh đặt mua. Chỉ riêng khoản tên lửa phóng đi từ dưới nước đã lên tới 2,71 tỉ USD.

Theo tờ nhật báo New York Times thì: "General Dynamics cũng sẽ là hãng sản xuất các phi cơ ném bom của thế kỷ XXI, cũng như thế hệ tên lửa MX xuyên lục địa đời mới". Chỉ riêng năm tài khóa 2012 - 2013, loại phi cơ siêu thanh F-16 có khả năng mang bom hạt nhân đã có số doanh thu tới 1,43 tỉ USD. Gần đây, Ngũ Giác Đài lại tăng số lư

ợng máy bay tiêm kích F-16 từ 1.388 chiếc lên 1.985 chiếc đặt hàng cho General Dynamics sản xuất. Tại nước ngoài, gần 1.000 chiếc F-16 đã được duyệt bán cho các thành viên trong khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như cho nhiều quốc gia thân thiện khác như 75 chiếc cho Israel, 40 chiếc cho Ai Cập…

Công ty General Dymanics còn tham gia vào việc sản xuất các tên lửa đẩy vệ tinh lên vũ trụ cho NASA, tiêu biểu là loại hỏa tiễn Centaver. Ngoài ra, từ đầu thập niên 1980 trở lại đây, hàng năm hãng luôn sửa soạn ít nhất là 5 cuộc phóng tên lửa theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa các vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo.

Ví như chỉ riêng trong năm 2015 vừa qua, gần 2,7 tỉ USD đã được chi ra riêng cho khoản sản xuất tên lửa đẩy này. Ngoài ra General Dynamics cũng có mối liên hệ khăng khít với Hiệp hội Kỹ nghệ Hàng không Hoa Kỳ (AIA), giúp vận động hành lang - tạo sức ép khiến giới dân biểu Mỹ biểu quyết đồng ý đặt hàng cho bổn hãng, bởi nhiều nghị sĩ trong các Ủy ban Quân lực của Hạ viện và Thượng viện đồng thời là thành viên của AIA.

Vấn đề tổ chức - nhân sự trong Công ty General Dynamics cũng là một điều cần nói đến. Sự chuyển dịch nhân lực từ Lầu Năm Góc qua văn phòng hãng luôn là một vấn đề nổi cộm khiến báo giới Mỹ lưu tâm. Chỉ trong vòng 4 năm qua từ 2012 - 2016, đã có cả thảy 276 sĩ quan cao cấp và trung cấp từng thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng Mỹ chuyển sang làm việc tại General Dynamics theo dạng phục viên - sĩ quan dự bị. Còn 4 vị cựu tổng giám đốc Hãng một thời từng giữ những chiếc ghế quan trọng trong Lầu Năm Góc…

Nôm na là "có đi có lại" và cái "vòng quay tử thần" cứ ngày một tăng, với mức doanh số cùng lợi nhuận luôn đứng đầu thế giới. Thật không có gì quá đáng, như nhận định của nhà bình luận chính sách Bob Schieffer nổi tiếng của Đài truyền hình CBS: "General Dynamics là một trong những tác nhân tích cực cho các cuộc xung đột vũ trang, khơi mào các "điểm nóng" đang lan tràn khắp hành tinh, cũng như cổ vũ cuồng nhiệt cho các xu thế chạy đua vũ trang - bất chấp thời Chiến tranh lạnh đã lui vào dĩ vãng".

Xuân Hiếu (tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文