Giải mật vai trò của Australia trong cuộc chiến tranh Iraq

14:30 24/03/2017
Ngày 25-2-2017, tờ Sydney Morning Herald (SMH) của Australia đăng tải câu chuyện tựa đề "Hồ sơ Mật Iraq" mô tả sự dính líu quân sự vào cuộc chiến tranh Iraq của Australia với Chiến dịch Falconer.

"Hồ sơ Mật Iraq" dựa theo báo cáo được soạn thảo bởi tiến sĩ Albert Palazzo ở Cơ quan Nghiên cứu và Phân tích Quân đội (DARA), một tổ chức cố vấn cho Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF). SMH có được bản sao báo cáo đã biên tập trên cơ sở Luật Tự do Thông tin.

Báo cáo của Albert Palazzo tiết lộ chính quyền Australia tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003 của tổng thống Mỹ George W. Bush nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ giữa Canberra với Nhà Trắng. Tài liệu cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh thủ tướng Australia lúc đó là John Howard bắt tay với tổng thống George W. Bush phát động chiến tranh xâm lược Iraq. Báo cáo cũng mô tả về nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ lãnh đạo và sự đóng góp tái thiết đất nước Iraq thời hậu chiến của chính quyền Canberra.

Thủ tướng Australia John Howard và tổng thống Mỹ George W. Bush năm 2003.

Theo nội dung báo cáo, thủ tướng John Howard và tướng lãnh đạo ADF Peter Cosgrove có vẻ miễn cưỡng chấp nhận hợp tác với Mỹ khi triển khai quân đội đến Iraq do cảm thấy lo lắng cuộc chiến sẽ tác động tiêu cực đến môi trường chính trị ở Australia. Tuy nhiên, Australia tham gia cuộc chiến với số lượng binh sĩ cũng như khí tài quân sự rất hạn chế và thường không tiến hành bất cứ trận đánh nào đáng chú ý.

Lực lượng trên bộ của Australia được coi là "đáng kể" ở Iraq là SASR - tương đương với đặc nhiệm không quân nổi tiếng SAS của Anh. Sự đóng góp về mặt quân sự của Canberra trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq tổng cộng chỉ khoảng 2.000 quân nhân hay 2% - so với Mỹ (4,85%) và Anh (12%). Ngoài lực lượng đặc nhiệm, ADF còn triển khai 2 tàu khu trục nhỏ cũng như các máy bay tiếp dầu và máy bay chiến đấu.

Tướng lãnh đạo ADF Peter Cosgrove năm 2003.

Năm 2005, quân đội Australia được tái triển khai lần nữa đến Iraq trong Chiến dịch Catalyst giúp hỗ trợ an ninh. Lần này, lực lượng đặc nhiệm Australia - gồm khoảng 500 người - được gửi đến tỉnh Al Muthanna với nhiệm vụ bảo vệ nhóm kỹ sư Nhật Bản đồng thời huấn luyện cho binh sĩ Iraq ở địa phương. Sau khi người Nhật Bản rút về nước, đặc nhiệm Australia sang tiếp quản căn cứ không quân Tallil ở tỉnh lân cận. Cũng trong Chiến dịch Catalyst, một nhóm chuyên gia đặc biệt của Australia làm việc trong trụ sở liên quân ở thủ đô Baghdad và hỗ trợ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt của ông Hussein.

Năm 2006, Australia có khoảng 1.400 người phục vụ tại Iraq. Chính quyền Canberra bắt đầu cho rút quân khỏi Iraq vào tháng 6-2008 và kết thúc mọi chiến dịch vào tháng 7-2009. Trong cuộc chiến ở Iraq, không một người Australia nào bị giết chết. Duy chỉ có một binh sĩ Australia chết do tai nạn súng ống và một người khác chết do máy bay rơi. Tổng chi phí cho cuộc chiến tranh ở Iraq của Australia vào khoảng hơn 5 tỷ AUD.

Trang Thuần (tổng hợp)

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文