Hoạt động do thám nhộn nhịp cùng lễ hội

16:00 14/10/2015
Từ lễ hội bia ở Đức cho đến lễ hội "Người cháy" ở Mỹ, các cơ quan tình báo đang ngày càng quan tâm nhiều hơn và cho người trà trộn vào đám đông dự lễ để theo dõi nắm tình hình nhằm mục đích an ninh, chống khủng bố,…

Lễ hội "Người cháy" ở Mỹ là một dịp lễ của dân chơi văn hóa nghệ thuật. Năm nay là năm thứ 29 của lễ hội. Lễ hội diễn ra trong vùng sa mạc Black Rock, bang Nevada, kéo dài trong một tuần lễ, từ ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 8 đến ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9. Đây là dịp lễ hội trong đó người chơi tham gia hóa trang, trang trí đồ dùng và ca hát, nhảy múa quanh hình người khổng lồ.

Lễ hội bia Đức là lễ hội lớn nhất thế giới với 7 triệu người tham gia hàng năm.

Những người tham gia lễ hội sẽ trả một khoản "phí vào cửa" và sau đó được tự do muốn làm gì thì làm. Phí không phải là tiền mà là bất cứ vật dụng gì để đổi lấy tấm vé. Nguyên thủy, hình người để đốt được làm bằng chất liệu dễ cháy như gỗ, rơm, giấy… nhưng ngày nay đã được "hiện đại hóa" bằng thiết kế khung kim loại hoặc nhựa, và cách đốt cũng được cách điệu bằng đèn điện tử. Lễ hội vì thế cũng được "nâng tầm" văn hóa lên cao hơn trước một chút.

Mới đây, một tiết lộ bất ngờ của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã khiến nhiều người chưng hửng. Theo yêu cầu của nhà phê bình truyền hình Inkoo Kang, FBI đã phải đưa ra báo cáo dài 16 trang nêu chi tiết hoạt động do thám của mình đối với đám đông tham gia lễ hội.

Trong báo cáo, FBI đánh giá lễ hội là dịp "tự do thể hiện" của những người tham gia lễ hội, thường được gọi nôm na là "người đốt". FBI đã cử đặc vụ trà trộn theo dõi những người tham dự lễ hội từ năm 2010, thu thập và ghi chép, lập hồ hơ lưu trữ về những người tham dự lễ hội. FBI biện minh rằng, việc theo dõi đám đông nhằm phục vụ cho mục đích lớn nhất là phòng ngừa và chống khủng bố. Tuy nhiên, theo FBI, vấn đề lớn hiện nay đối với lễ hội “Người cháy” là việc kiểm soát đám đông gây mất trật tự xã hội và việc sử dụng các chất ma túy cấm. FBI tuyên bố sẽ phối hợp chặt chẽ với cảnh sát địa phương để tiếp tục kiểm soát đám đông dự lễ hội.

"Người cháy" hiện đại.

Tại Đức, lễ hội nổi tiếng thế giới là Lễ hội bia (Oktoberfest) diễn ra hàng năm để tôn vinh đủ loại bia, thu hút nhiều thành phần du khách về xứ sở bia để thưởng thức "văn hóa bia" trong những chiếc vại lớn và ca hát, nhảy múa rất vui vẻ. Oktoberfest là lễ hội bia lớn nhất thế giới, thu hút khoảng 7 triệu người đến các thành phố lớn của Đức để thưởng thức bia, trong đó lễ hội diễn ra rầm rộ nhất tại thành phố Munich, bang Bavaria, bắt đầu từ ngày 3-10 hàng năm. Lễ hội là điểm nhấn quan trọng nhất của ngành du lịch Đức.

Trong những năm gần đây, ngoài du khách uống bia thông thường, lễ hội bia còn tiếp đón thêm một thành phần đặc biệt tham gia là các điệp viên quốc tế. Theo tờ Local, một nhóm điệp viên quốc tế đã được Cơ quan Tình báo đối ngoại Đức (BND) bí mật mời đến tham dự Oktoberfest năm 2015 chỉ để uống bia, mỗi người được cấp chi phí 50 euro (56 USD), một số người còn được đài thọ chỗ ở. Toàn bộ hóa đơn tiêu thụ bia sẽ do cơ quan tình báo nước chủ nhà chi trả.

Người ta không rõ có bao nhiêu điệp viên được mời dự Oktoberfest, nhưng theo một báo cáo của Hiệp hội Người đóng thuế châu Âu (TAE), số tiền ngân sách Chính phủ Đức chi trả cho khoản "giao lưu" của cơ quan tình báo là không nhỏ, nó tương đương với kinh phí xây dựng một phần mềm hướng dẫn nghĩa trang của nước này.

Dù được mời uống bia, nhưng sự hiện diện của các điệp viên ngoại quốc đã khiến cho những người tham gia lễ hội cảm thấy bất an. Họ có thể đến với mục đích không chỉ để uống bia, mà bên cạnh đó còn nhằm mục tiêu khác, như theo dõi một số nhóm đối tượng mà quốc gia họ quan tâm. Riêng về khía cạnh này, BND quả là đã vô tình "hợp thức hóa" hoạt động ngầm của các điệp viên ngoại quốc.

Tiểu Khang (tổng hợp)

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文