Joseph Kony: Tội phạm chiến tranh nguy hiểm

13:35 20/01/2013

Kony là người thuộc bộ tộc Acholi, sinh năm 1961 tại làng Odek, phía đông tỉnh Gulu, miền Bắc Uganda. Cha mẹ ông ta đều là nông dân. 15 tuổi, Kony bỏ học rồi hành nghề phù thủy. Tháng 1/1986, Kony cầm đầu một nhóm thanh niên người Acholi, liên kết với các cựu binh thuộc Mặt trận Giải phóng quốc gia Uganda, tiến hành cuộc đột kích đầu tiên nhắm vào quân đội chính phủ Uganda ở thành phố Gulu để cướp vũ khí.

Những nô lệ tình dục của “đội quân kháng chiến”

Có lẽ suốt đời, Grace Achan sẽ không bao giờ quên được cái đêm kinh hoàng vào giữa tháng 6/1996. Khi ấy, cô mới 15 tuổi và đang cùng 30 bạn gái đồng trang lứa theo học chương trình phổ thông ở Trường trung học tu viện St Mary thuộc tỉnh Aboke, miền bắc Uganda. Cô kể: "Nửa đêm, tôi bỗng giật mình thức giấc vì tiếng súng nổ, tiếng kêu khóc rồi một nhóm đàn ông vũ trang xông vào phòng ngủ của chúng tôi. Họ lùa tất cả ra ngoài, đẩy lên mấy chiếc xe tải đã nổ máy đợi sẵn...

Vụ nhóm vũ trang bắt cóc Grace và những người bạn cô được thế giới biết đến với tên gọi "Đội quân kháng chiến của Chúa - LRA", dưới quyền chỉ huy của Joseph Kony, hoạt động ở miền Bắc Uganda, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Được sự ủng hộ của những tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, LRA tiến hành một cuộc chiến tranh nhằm dựng lên một nhà nước thần quyền.

Theo số liệu của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp quốc, từ năm 1986 đến nay, đã có khoảng 66.000 trẻ em bị cưỡng bức gia nhập "Đội quân kháng chiến của Chúa" - trong đó nhiều người mới chỉ 12 tuổi. Khi bắt cóc trẻ em, Kony và quân đội của ông ta thường giết chết tất cả những người trong gia đình họ để những trẻ em này không còn sự lựa chọn nào khác.

Kony là người thuộc bộ tộc Acholi, sinh năm 1961 tại làng Odek, phía đông tỉnh Gulu, miền Bắc Uganda. Cha mẹ ông ta đều là nông dân. 15 tuổi, Kony bỏ học rồi hành nghề phù thủy. Tháng 1/1986, Kony cầm đầu một nhóm thanh niên người Acholi, liên kết với các cựu binh thuộc Mặt trận Giải phóng quốc gia Uganda, tiến hành cuộc đột kích đầu tiên nhắm vào quân đội chính phủ Uganda ở thành phố Gulu để cướp vũ khí.

Cuộc đột kích thành công dẫn đến sự ra đời của "Đội quân cứu vớt linh hồn - UHSA" do Kony lãnh đạo. Năm 1992, Kony đổi  tên UHSA thành LRA - với quân số khoảng 104.000 người. 

Trở lại chuyện của Grace, sau khi bị lùa lên xe, những cô gái được đưa đến một trạm liên lạc rồi từ đó, họ phải đi bộ suốt hai tuần mới tới được doanh trại của LRA ở miền Bắc Uganda .Theo lời Grace, quân đội Kony hầu hết đều là trẻ con, ăn uống thiếu thốn, quần áo bẩn thỉu, thậm chí nhiều đứa không có được một đôi giày nhưng rất hăng hái trong việc bắn giết, cướp bóc, hãm hiếp.

Tại đây, trong suốt 8 năm, Grace cùng một số người khác trở thành nô lệ tình dục cho các thành viên cao cấp LRA. Cô kể: "Họ dùng tôi để thỏa mãn tình dục bất cứ lúc nào họ muốn, kể cả khi tôi đang trong kỳ kinh nguyệt". Có ngày, cô phải chịu đựng 15 lượt đàn ông dày vò thân xác mình: "Thường xuyên nhất là Kony cùng những tay phó của ông ta". Những lúc kiệt sức, Grace từ chối hoặc phản ứng thì bị đánh đập tàn nhẫn. Cô kể: "Tôi đã chứng kiến một người bạn của tôi là Tzili trong lúc đang lên cơn sốt rét, nhưng vẫn bị hơn 10 đứa thay nhau làm nhục". Khi Tzili chết, họ kéo xác cô ném xuống sông. Chỉ trong vài phút, thân thể Tzili bị xé thành nhiều mảnh bởi đàn cá sấu đói.

Kết quả của việc nô lệ tình dục này là Grace lần lượt hạ sinh 2 đứa con - nhưng cô không hề biết người cha thật sự của chúng là ai. Để tránh sự truy lùng của quân đội Uganda, LRA thường xuyên di chuyển từ làng này sang làng khác. Đi đến đâu chúng cũng mặc sức cướp phá, hãm hiếp và “tuyển” thêm lính nhí. Grace, kể: "Tôi đã chứng kiến họ giết hơn 100 người rồi đốt cháy cả một ngôi làng".

Theo điều tra của Tổ chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tính đến tháng 3/2012, đã có khoảng 30 nghìn phụ nữ bị Kony ép làm nô lệ tình dục cho đội quân của ông ta (bản thân Kony có 88 bà vợ), khoảng 28.000 người đã bị LRA giết chết và khoảng 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, vào tạm cư trong các trại tị nạn để trốn chạy LRA.

Con quỷ luôn thoát khỏi “hành động sấm sét”

Ngày 6/10/2005, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ra thông báo truy nã 5 thành viên chủ chốt của LRA, gồm Kony, Vincent Otti, Raska Lukwiya, Okot Odiambo và Dominic Ongwen với 12 tội danh bao gồm tội ác chống lại loài người và 21 tội danh về tội ác chiến tranh.

Ngày 2/10/2007, sau khi xác minh được chỗ ở của Kony, quân đội Uganda đã tổ chức một cuộc đột kích. Kết quả Otti bị bắn chết, còn Kony chạy thoát. Rất nhanh chóng, ông ta chuyển hướng hoạt động của LRA từ miền Bắc Uganda đến vùng biên giới chung giữa các quốc gia Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan. Tại những nơi này, Kony trở thành mối kinh hoàng trong dân chúng.

Ngày 28/8/2008, CIA liệt Kony vào danh sách những tên khủng bố nguy hiểm nhất toàn cầu.  Đến tháng 11/2008, đích thân Tổng thống Mỹ là George W Bush đã ký chỉ thị, ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Mỹ hỗ trợ tài chính và hậu cần để chính phủ Uganda mở một chiến dịch mang tên "Hành động sấm sét" nhằm tiêu diệt Kony. Trong chiến dịch này, lính Mỹ không trực tiếp tham chiến nhưng 17 cố vấn Mỹ và các nhà phân tích đã cung cấp tin tình báo, thiết bị quân sự và nhiên liệu để quân đội Uganda tiến hành truy lùng.

Các cuộc tấn công tuy không bắt được Kony, nhưng đã giải thoát cho hơn 100 trẻ em bị buộc phải cầm súng, cũng như đã buộc Kony và lính LRA phải rút sâu vào trong những vùng rừng núi hoang vu, xa các điểm dân cư, làng mạc.

Tháng 10/2011, sau khi tin tình báo của CIA cho biết Kony hiện đang có mặt ở Cộng hòa Trung Phi, Tổng thống Mỹ Obama cho phép triển khai một lực lượng quân sự khoảng 100 người đến đất nước này với mục tiêu hỗ trợ quân đội Công hòa Trung Phi tiêu diệt Kony và các phần tử cao cấp của LRA. Đây là lần thứ 12 trong lịch sử toàn nước Mỹ, quân đội Mỹ được cử ra nước ngoài để săn lùng tội phạm chiến tranh - không kể cuộc săn lùng trùm khủng bố Bin Laden kéo dài suốt 13 năm ròng!

Ngày 23/3/2012, Liên minh châu Phi công bố đã gửi 5.000 binh sĩ để tham gia chiến dịch săn lùng Joseph Kony vì đã giết hại 2.800 người vô tội kể từ năm 2008. Lực lượng đặc nhiệm quốc tế ấy bao gồm binh lính người Uganda, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Congo. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 24/3/2012, triển khai quân, khu vực săn lùng có diện tích gần 300.000km2, chưa kể 4 nước châu Phi tham gia là Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Uganda và Nam Sudan. Tuy nhiên, các bên tham gia chiến dịch không đạt được thỏa thuận về chiến lược cơ bản, gặp lúng túng về việc các thành viên của lực lượng đặc nhiệm từ biên giới nước này có thể tự do vượt qua biên giới nước khác hay không…

Grace kể về một trong những cuộc tấn công của lực lượng liên quân đặc nhiệm đã giải thoát cho cô. Cô kể: "Khi quân đội nổ súng, lính LRA vừa bắn vừa chạy tán loạn. Tôi thấy đây là cơ hội tốt nhất để bỏ trốn". Chỉ kịp kéo theo một đứa con, Grace bò dưới làn đạn của đôi bên nhưng cô vẫn kịp nhìn thấy lính LRA dùng dao, rựa, chém liên tiếp vào những cô gái - là nô lệ tình dục - đang muốn đào tẩu. Sau khi được cứu thoát, Grace đã kể lại toàn bộ bi kịch đời mình trên chương trình truyền hình Panorama. Tuy nhiên, như có phép thần thông, Kony một lần nữa bốc hơi không để lại dấu vết.

Một thời gian ngắn sau đó, Kony đồng ý trả lời một cuộc phỏng vấn của nhà làm phim Jason Russell từ một địa điểm không được tiết lộ, nằm sâu trong rừng. Đoạn phim quay cuộc phỏng vấn này đã được Jason Russell đưa lên mạng You Tube và chỉ trong 4 ngày, đã có 50 triệu lượt người vào xem.

Những tuyên bố ngạo mạn của Kony trong cuộc phỏng vấn lại càng thúc đẩy người Mỹ, chính phủ Uganda, Nam Sudan, Công hòa Trung Phi, Công hòa dân chủ Congo quyết tâm tiêu diệt tên tội phạm chiến tranh nguy hiểm nhất thế kỷ XXI. Chưa kể một cuốn phim dài 30 phút được phát trên trang mạng Yahoo nhưng không rõ ai là tác giả, trong đó mô tả cụ thể những hành động tàn ác của đám "lính trẻ con" LRA, thu hút 80 triệu lượt người xem chỉ trong vòng 1 ngày.

Cho đến nay, chiến dịch truy lùng và tiêu diệt Kony vẫn tiếp diễn với sự hợp tác của những người đã từng tham gia LRA. Tin tình báo cho biết Kony được nhìn thấy lần cuối cùng vào tháng 9/2012 tại  Cộng hòa Trung Phi, gần biên giới Sudan

V.C. (theo tạp chí Toàn Cảnh)

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文