Khám phá sự thật về Robinson Crusoe

15:55 23/02/2009
Nhiều thế hệ trẻ em và cả người lớn đều bị mê hoặc bởi những kỳ công của Robinson Crusoe, nhưng ít ai biết về đời thật của nhân vật tạo nên cảm hứng cho tác phẩm văn học kinh điển này. Ngày nay, 300 năm sau khi Robinson Crusoe rời khỏi đảo ngục, các nhà khoa học đã tìm ra được cách mà Crusoe thực thụ đã tồn tại trên hoang đảo như thế nào.

Khi đi ngang một hòn đảo không người ở ngoài khơi Thái Bình Dương, Duke - tên một chiếc tàu cướp biển Anh – tình cờ trông thấy một đốm lửa lập lòe trên đó. Hôm sau, thuyền trưởng tàu cướp biển này chỉ huy một nhóm thủy thủ đổ bộ lên đảo dò xét. Khi trở về tàu, họ mang theo một sinh vật kỳ dị. Sinh vật leo lên tàu Duke ngày 2/2/1709 đó rõ ràng là một con người, nhưng hoang dã, đi chân trần và khoác trên mình bộ da dê. Sinh vật đó cực kỳ kích động và ban đầu chỉ nói được vài từ có thể hiểu được.

Trong cuốn tiểu thuyết xuất bản lần đầu tiên vào năm 1719, Daniel Defoe đặt tên cho người sống ở đảo kia là Robinson Crusoe. Thế nhưng, Ronbinson thực thụ là một người đàn ông Scotland tên Alexander Selkirk - con trai thứ bảy của người thợ đóng giày sống ở làng Lower Largo, gần Edinburgh. Anh ta đã sống 4 năm 4 tháng trên Más a Tierra, một hòn đảo thuộc quần đảo Juan Fernandez, cách bờ biển Chile 650km. Selkirk sống trơ trọi như người sơ khai chứ không hề có “anh hầu Friday” như trong tiểu thuyết của Defoe.

Khác hẳn trong tiểu thuyết, Selkirk không phải do bị đắm tàu mà trôi dạt vào hoang đảo, anh ta gia nhập thủy thủ đoàn một chiếc tàu. Bị viên thuyền trưởng nhẫn tâm bỏ lại sau một trận cãi cọ kịch liệt, Selkirk được vứt lại cho vài bộ quần áo, 1 con dao, 1 cây rìu, 1 khẩu súng, vài thiết bị điều khiển tàu, 1 cái nồi và cuốn kinh thánh.

David Caldwell, 57 tuổi, là một nhà khảo cổ học tại Viện Bảo tàng Quốc gia Scotland ở Edinburgh chuyên về lịch sử Scotland. Daisuke Takahashi, một người Nhật say mê Robinson Crusoe, đã giành được sự tài trợ của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ để thực hiện chuyến thám hiểm. Takahashi ngỏ lời mời Caldwell tham gia chuyến đi, và dĩ nhiên Caldwell không thể khước từ.

Mới đây, Caldwell và Takahashi đã mô tả những phát hiện của họ trên tập san Khảo cổ học thời hậu Trung cổ. Họ khai quật tại một vị trí mà Takahashi đã tìm hiểu trước đó – nơi được tin là điểm dựng lều của Selkirk – nằm trên sườn núi lửa ở độ cao gần 300m trên mực nước biển. Selkirk chọn cách không ở gần biển vì quá nguy hiểm.

Mặc dù Selkirk không gặp nguy hiểm từ thổ dân trên đảo, như Robinson trong tiểu thuyết, nhưng người Tây Ban Nha lại là mối đe dọa. Họ sẽ giết anh ta ngay khi gặp hoặc bắt về làm nô lệ. Nhóm nghiên cứu không khó khăn mấy để tìm thấy hòm đạn của người Tây Ban Nha - đã chiếm lại hòn đảo này vào năm 1750 để ngăn kẻ thù dùng làm nơi trú ẩn.

Trong khi khai quật, Caldwell khám phá: một mảnh đồng có đầu nhọn hình tam giác dài 1,6cm. Caldwell nhận ra rằng, miếng kim loại kia là một phần của vật dụng mà Selkirk thường dùng.

Theo Caldwell, từ nơi dựng lều này, Selkirk có thể đến một chòi khác cách đó 300m trên đỉnh núi, nơi anh ta có thể đã túc trực nhiều giờ trong ngày để quan sát xem có tàu nào đi ngang không. Nếu phát hiện tàu, anh ta phải phán đoán xem đó là tàu bạn hay thù và có nên đốt lửa làm hiệu cầu cứu hay không.

Selkirk đã thám hiểm tất cả các đảo mà anh có thể tới được. Hòn đảo này có khí hậu ôn hòa quanh năm, không có rắn độc hay thú dữ và còn có cả một dòng suối nước ngọt. Dọc bãi biển luôn có những chú hải cẩu béo tốt, tôm hùm gai và vô số loài cá khác. Bên trong đảo thì có rất nhiều loại cây ăn được như quả mọng, cải xoong, tiêu đen và một loại cây giống bắp cải. Thứ duy nhất Selkirk thiếu là muối. Tuy nhiên, Selkirk không phải là người đầu tiên sống trên hòn đảo này.

Vào năm 1575, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang dê lên đảo và những chuyến tàu sau mang theo mèo và chuột - có cả cây củ cải trắng và củ cải vàng. Selkirk đã thuần hóa một số mèo hoang để chúng giúp anh ta tiêu diệt lũ chuột. Bầy dê hoang đã trở thành nguồn tiêu khiển lớn nhất của Selkirk. Săn dê trở thành môn thể thao của Selkirk. Anh ta luyện tập chạy nhanh hơn lũ dê và quăng thòng lọng để bắt chúng.

Sau này, Selkirk kể với những người cứu mình là anh ta đã thả rất nhiều dê bắt được và đã giết 500 con để lấy da và thịt. Hoàng hôn xuống, Selkirk đọc kinh thánh, cầu nguyện và hát thánh ca. Anh ta chưa bao giờ là con chiên ngoan đạo như lúc này.

Ở tuổi 30, Selkirk có sức khỏe vượt trội các thủy thủ đã cứu anh ta. Hơn nửa số thủy thủ bị mắc bệnh sco-but (một bệnh về máu do thiếu vitamin) sau chuyến hải hành gian khổ từ nước Anh. Lòng bàn chân của anh ta bị chai dày đến nỗi có thể chạy nhanh hơn cả chó trên địa hình nhiều đá nhọn ở đảo. Trong 3 gần năm, Selkirk đi biển vòng quanh thế giới cùng nhóm cướp biển đã cứu anh ta.

Đến cuối năm 1711, Selkirk trở về nước Anh với số của cải lớn. Anh ta lập tức trở nên nổi tiếng và bán câu chuyện của mình để đổi lấy những bữa chè chén tại các quán rượu. Nhà khảo cổ học Caldwell cho rằng tác giả Daniel Defoe đã gặp Selkirk trong trường hợp này.

Thế nhưng Selkirk không cảm thấy thích thú ở thế giới văn minh mà muốn trở về hòn đảo của mình. Một nhà báo trích lời anh ta: “Bây giờ tôi đã có 800 bảng, nhưng không bao giờ thấy hạnh phúc như lúc ở hoang đảo, nơi tôi không có 1 xu dính túi”.

Anh ta suốt ngày say xỉn, đánh nhau và đã cưới 2 cô vợ cùng lúc. Cuối cùng, Selkirk cũng ra biển lần nữa, nhưng lần này anh ta đi với tư cách là đại úy hải quân. Cuộc đời anh ta kết thúc đột ngột lúc 45 tuổi, vào ngày 12/12/1721, do bệnh sốt vàng da khi đang ở ngoài khơi bờ biển Tây Phi và nằm lại dưới biển.

Không lâu sau cái chết của Selkirk, cuốn sổ ghi chép của anh ta rơi vào tay Công tước xứ Hamilton, nhà quý tộc giàu nhất Scotland. Đến thế kỷ XIX, hậu duệ của ông này lâm cảnh túng quẫn phải đem ra bán đấu giá toàn bộ tranh và bộ sưu tập của Công tước xứ Hamilton tại Nhà đấu giá Christie ở London.

Lúc bấy giờ, đế quốc Đức mới nổi lên đã mua hầu hết bộ sưu tập này.  Caldwell cho biết: “Nếu cuốn nhật ký của Robinson Crusoe thực sựå vẫn còn thì nó có thể nằm đâu đó trên các kệ sách bị lãng quên trong Viện Bảo tàng Quốc gia Đức và Di sản Văn hóa Phổ”

Lê Hiếu (theo Spiegel)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文