Liên Xô từng có tới 3 ghế tại Liên Hiệp Quốc?

03:20 06/07/2009
Ngày 4/2/1945, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và lãnh tụ Liên Xô - Nguyên soái Iosif Stalin tổ chức Hội nghị Yalta tại thành phố Yalta thuộc Krym và quyết định thành lập Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Từ khi LHQ được thành lập năm 1945 đến khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraina và Belarus đều là thành viên của LHQ. Hai nước này đều là thành viên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. do vậy Liên Xô có tới 3 chỗ tại LHQ nên còn được gọi là "một nước 3 phiếu".

Tháng 2/1945, thất bại của phát xít đã trở nên rõ ràng. Từ ngày 4 đến 11/2/1945, lãnh đạo 3 nước Anh, Mỹ và Liên Xô đã họp tại Yalta (Krym - nay thuộc Ukraina). Trong Hội nghị Yalta, Liên Xô lại đưa ra vấn đề về quyền đại biểu tại LHQ của những nước thành viên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xôviết.

Theo đó, trong số 16 thành viên của Liên Xô phải có 3 nước (Ukraina, Belarus và Litva) hoặc tối thiểu có 2 nước (Ukraina và Belarus) là nước thành viên sáng lập LHQ bởi vì những nước này đã có rất nhiều cống hiến trong cuộc chiến chống phát xít...

Lễ ký Tuyên ngôn LHQ năm 1942.

Tổng thống Mỹ Roosevelt tỏ ra khó khăn trước việc này. Ông cho rằng: "Nếu chúng ta dành cho mỗi quốc gia hơn một phiếu quyền đại biểu thì đã vi phạm vào quy định theo đó mỗi quốc gia chỉ được duy nhất một phiếu quyền biểu quyết”. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Churchill cũng muốn dành cho những vùng tự trị thuộc Anh quyền đại biểu nên đã tỏ thái độ ủng hộ yêu cầu của phía Liên Xô. Trên phương diện pháp lý, một vài khu vực tự trị thuộc Anh như Ấn Độ, khi đó vẫn chưa là quốc gia độc lập.

Thái độ của Churchill đã đẩy Roosevelt vào tình thế bị cô lập. Thêm vào đó Roosevelt hy vọng Liên Xô đưa lực lượng quân đội tấn công Nhật Bản nên đã buộc phải đồng ý cho Ukraina và Belarus tư cách quốc gia thành viên sáng lập LHQ.

Tuy nhiên, Roosevelt cũng tranh thủ giành được quyền tương đương có thêm 2 ghế đại biểu cho nước Mỹ nhưng do không lựa chọn được bang nào trong số 48 bang của nước Mỹ (Alaska và Hawaii khi đó vẫn chưa trở thành đơn vị hành chính cấp bang của nước Mỹ) nên quyền này đã không được tận dụng.

Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho đến nay, trên website của Quốc hội Mỹ giới thiệu về quá trình hình thành LHQ vẫn dẫn rằng: "Nước Mỹ vẫn bảo lưu quyền được tăng thêm 2 ghế đại diện tại LHQ vào thời điểm thích hợp".

Ngày 25/4/1945, tại San Fransisco, đại biểu của 50 nước đã tham dự cuộc họp quan trọng có tên là Hội nghị các quốc gia liên hiệp về các tổ chức quốc tế (United Nations Conference on International Organizations). Các nước đã soạn thảo một văn bản Hiến chương gồm 111 điều khoản và được ký ngày 26/6/1945. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 và từ đó cả thế giới lấy ngày này kỷ niệm ngày thành lập LHQ.

Hội nghị này cũng đã mời Ukraina và Belarus tham dự. Do những cống hiến đặc biệt của Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít nên Liên Xô có vị thế không cần phải bàn cãi so với những nước trung bình và nhỏ tham gia hội nghị. Ngày 25/6, đại biểu của Ukraina và Belarus đã ký vào bản Hiến chương LHQ và trở thành nước thành viên sáng lập LHQ.

Lễ ký Hiến chương LHQ năm 1945.

Xét về phương diện pháp lý thì việc Liên Xô có tới 3 ghế đại biểu tại LHQ không hề vi phạm Hiến chương của tổ chức này cũng như Hiến pháp Liên Xô. Toàn văn của Hiến chương LHQ không hề có nội dung nào quy định quốc gia thành viên phải là nước độc lập.

Bên cạnh đó, Hiến pháp Liên Xô được thông qua năm 1936 quy định mỗi nước cộng hòa thành viên độc lập thực hiện quyền quốc gia và chủ quyền đó được Liên Xô bảo vệ. Bản Hiến pháp này còn quy định các nước cộng hòa thành viên có quốc kỳ, quốc huy,  hiến pháp riêng và được bảo lưu quyền tự do rút khỏi liên bang.

Ngày 2/2/1944, Liên Xô đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1936. Theo đó, điều 16 của Hiến pháp được sửa đổi như sau: "Mỗi nước cộng hòa thành viên đều có quyền phát triển quan hệ trực tiếp, ký kết hiệp định và trao đổi dại diện lãnh sự, ngoại giao với nước ngoài". Ngoài ra, bản Hiến pháp Liên Xô năm 1944 còn dành cho các nước cộng hòa thành viên quyền xây dựng lực lượng vũ trang riêng.

Thêm vào đó những cống hiến và mất mát của Ukraina và Belarus trong cuộc chiến chống phát xít đều rất lớn. Trên thực tế, trước khi Liên Xô giải thể, đại biểu của 2 nước này luôn thể hiện sự nhất trí với Liên Xô trong những cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an hay các cơ cấu trực thuộc LHQ. Hiện nay, nhiều ý kiến cũng cho rằng sự có mặt của Ukraina và Belarus tại LHQ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh thực ra chỉ là để tăng thêm 2 phiếu cho Liên Xô

Quang Hải (tổng hợp)

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文