Liên minh ma quỷ giữa tình báo Mỹ và một công ty Thuỵ Sỹ

15:00 01/02/2007

Ngày 21/3/1992, Cơ quan Phản gián quốc phòng Iran (IMCI) tiến hành bắt giữ Hans Buehler, đại diện Công ty Crypto AG của Thụy Sĩ tại thủ đô Tehran về tội “hoạt động gián điệp cho Mỹ” bằng việc nắm bắt được nhiều thông tin mật được mã hóa mà tình báo Iran gửi cho điệp viên của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bị thẩm vấn cuối cùng, Buehler đành thú nhận sở dĩ tình báo Mỹ nắm bắt được thông tin mật của tình báo Iran do những thông tin này được mã hóa bằng bộ mã khóa AG do Công ty Crypto AG sản xuất và được bán cho Iran vào năm 1969. Công ty Crypto AG đã bí mật chuyển giao những bí mật về bộ mã khóa này và nhiều bộ mã khóa khác cho Cơ quan Tình báo thông tin Mỹ (NSA).

Từ vụ việc này, người ta mới biết rằng thông tin mật không chỉ của Iran mà của nhiều quốc gia trên thế giới có sử dụng các bộ mã khóa của Công ty AG đều bị NSA thu thập mà không hề hay biết. Và cũng chính từ vụ Hans Buehler bị phản gián Iran bắt giữ mà liên minh ma quỹ giữa NSA và Công ty Crypto AG mới được đưa ra ánh sáng.

Crypto AG (Crypto Aktiengesellschaft) là một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực viễn thông liên lạc và an ninh thông tin ra đời từ năm 1919. Các thiết bị cài mã và giải mã do Công ty AC sản xuất có nhiều ưu điểm hơn cả thiết bị mật mã Enigma của Đức. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, Boris Hagelin rời Thụy Điển đến định cư tại Thụy Sĩ và thành lập Công ty Crypto AG tại thành phố Zug.

Khi chiến tranh chấm dứt, do có nhiều tính năng ưu việt và nhất là có độ an toàn cao nên các thiết bị cài mã và giải mã, nhất là các bộ mã khóa của Công ty Crypto AG được nhiều quốc gia sử dụng. Những khách hàng đầu tiên là các quốc gia châu Âu và chẳng bao lâu sau nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng trở thành khách hàng của Công ty Crypto AG. Cho đến thời điểm xảy ra vụ bắt giữ Hans Buehler vào tháng 3-1992, đã có 120 quốc gia trên thế giới sử dụng các thiết bị cài mã và giải mã của Công ty Crypto AG.

Việc thú nhận về mối quan hệ giữa NSA và Công ty Crypto AG của Hans Buehler đã khiến nhiều quốc gia phải giật mình. Đầu năm 1993, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định điều tra về mối quan hệ giữa NSA và Crypto AG. Theo sau Thụy Sĩ, một số các quốc gia châu Âu như Pháp, Bỉ, Italia cũng tiến hành điều tra về mối quan hệ giữa NSA và Crypto AG.

Kết quả các cuộc điều tra cho thấy không phải từ thập niên 90 mà từ những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, Mỹ và cả NATO (Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương) đã bí mật tổ chức các cuộc tiếp xúc với Boris Hagelin để được quyền tiếp cận các bí mật về các thiết bị mật mã và nhất là các bộ mã khóa do Crypto AG sản xuất và đã bán cho nhiều quốc gia. Thế nhưng, để tiếp cận với Crypto AG, Mỹ và NATO đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Cơ quan Tình báo Tây Đức (BND) yêu cầu Tập đoàn Siemens, đơn vị tài trợ về tài chính cho Crypto AG, gây áp lực buộc Boris Hagelin phải đặt các mối quan hệ với Mỹ và NATO.

NSA đã đặt mối quan hệ với Crypto AG vào năm 1963 khi Nora Mackabee, một chuyên viên mật mã của NSA, Giám đốc Công ty bình phong Information Resources Engineering (IRE) có văn phòng đặt tại thành phố Baltimore, bang Maryland, thực hiện cuộc tiếp xúc đầu tiên với Boris Hagelin tại thành phố Zug của Thụy Sĩ.

Sau cuộc tiếp xúc này, NSA tiến hành thành lập các công ty bình phong để hợp pháp hóa các mối quan hệ mua bán thiết bị mật mã với Crypto AG, nhưng thực chất là để Crypto AG chuyển giao bản sao các mã khóa của nhiều bộ mật mã mà Crypto AG đã bán cho nhiều quốc gia. Đổi lại, Crypto AG nhận được các khoản tiền tài trợ của NSA thông qua việc chi trả của các công ty bình phong.

Sau nhiều tháng bị bắt giữ, Hans Buehler được trả tự do và trục xuất về Thụy Sĩ sau khi Crypto AG chấp thuận đền bù thiệt hại 10 triệu USD cho Iran. Tuy nhiên, những hành động đối phó của Crypto AG vẫn không ngăn được việc điều tra của Chính phủ Thụy Sĩ và nhiều quốc gia trên thế giới về việc đã bí mật liên minh với NSA

Văn Hòa (Theo Spy World)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文