Mata Hari chỉ là con tốt thí của Cơ quan Tình báo Pháp

16:30 24/10/2012

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày mất của "nữ hoàng gián điệp" người Hà Lan Mata Hari (15/10/1917 - 15/10/2012), nữ học giả Anh kỳ cựu Pat Shipman đã cho công bố một tư liệu gây chấn động thế giới, khẳng định điệp viên 2 mang huyền thoại trong lịch sử chỉ là "sản phẩm thổi phồng" của Cơ quan Tình báo Pháp (DGSE), cốt che giấu những thất bại của họ ở hậu phương quân thù.

Dựa theo tư liệu cá nhân của ông Oreste Pinto (1889-1961), cựu Trung tá phản gián của Cơ quan Tình báo Hoàng gia Hà Lan (AND), đồng thời là cộng tác viên đắc lực của Cục Tình báo đối ngoại Anh (MI-6) trong 2 cuộc thế chiến, người từng được cố Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đánh giá là "cuốn tự điển sống trên mặt trận an ninh", thì M. Hari chỉ là một chỉ điểm viên hạng xoàng, nổi danh với công chúng trước hết bởi vẻ đẹp quyến rũ chứ không phải nghiệp vụ "mỹ nhân kế" sắc sảo. "Nếu Mata Hari không bị người Pháp cố tình hành quyết, thì sẽ chẳng ai biết tới tên tuổi của cô...", Trung tá O. Pinto quả quyết với P. Shipman trong một lần trò chuyện lúc sinh thời.

Margaretha Geertruida Zelle chào đời đầu tháng 8/1876 tại thành phố Leeuwarden, thủ phủ tỉnh Friesland phía bắc Hà Lan. Là con gái cả trong gia đình có 4 người con của ông Adam Zelle, một nhà kinh doanh mũ thành đạt. Tới năm 18 tuổi, Margaretha qua môi giới quảng cáo trên một tờ báo của quân đội, đã đồng ý kết hôn với Rudolf MacLeod hơn mình 20 tuổi. Rồi vợ chồng họ chuyển tới sinh sống tại Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia ngày nay), nơi Rudolf đang phục vụ vai trò sĩ quan thuộc địa. Sau khi trở về Hà Lan, vợ chồng họ ly thân năm 1902 rồi li dị vào năm 1907.

Đầu năm 1903 Margaretha chuyển đến Paris (Pháp) sinh sống, làm việc trong một rạp xiếc với danh xưng "quý bà MacLeod" bất chấp sự phản đối của chồng. Ở giai đoạn suốt 10 năm từ 1904-1914, lịch sử châu Âu ghi nhận như là một "vệt trắng" với việc nam nữ tắm trong các khu riêng biệt ngoài biển có tường ngăn cách, còn trang phục thường nhật của phụ nữ luôn che kín toàn bộ cơ thể. Sự xuất hiện của một vũ công với nghệ danh Mata Hari giữa kinh đô ánh sáng Paris, ăn mặc hở hang khêu gợi đã lôi cuốn giới mày râu đổ đến chiêm ngưỡng.

Bản thân vũ nữ còn cố ý tạo dựng lý lịch giả cho mình, rằng cô sinh hạ tại Jaffna Patam thuộc Đông Ấn, có mẹ là một vũ nữ chuyên nghiệp 14 tuổi đã mất khi sinh ra cô. Riêng từ "Mata Hari" nghĩa đen theo tiếng Indonesia là "mắt của ngày", nghĩa bóng là "mặt trời", cũng là cái tên do các bậc tu hành nuôi nấng cô đặt cho. Rồi M. Hari được các đồng nghiệp của mẹ truyền nghề... Bản lý lịch tự hư cấu này nhằm mục đích lấn át các đối thủ cạnh tranh trên sàn diễn, giúp cô độc quyền mua vui cho công chúng để tăng thu nhập một cách tối đa.

Khi Thế chiến I bùng nổ giữa năm 1914, Mata Hari vẫn ở lại Pháp mà không về Hà Lan. Ngoài nghề vũ công, người đẹp gợi dục này còn làm người mẫu vẽ cho giới họa sĩ, và cũng là một gái điếm hạng sang. M. Hari quan hệ với các sĩ quan cao cấp, các chính trị gia và những nhân vật có ảnh hưởng với đủ mọi quốc tịch. Vương quốc Hà Lan khi ấy vốn là một nước trung lập, M. Hari sở hữu hộ chiếu Hà Lan nên dễ bề du hí cùng các nhân tình ở cả hai bên chiến tuyến.

Cựu Trung tá Oreste Pinto lúc sinh thời.

Trong năm 1916, M. Hari bị Cảnh sát Anh bắt tại thành phố cảng Falmouth, khi đang đi du lịch bằng tàu thủy từ Pháp về Hà Lan qua ngả Tây Ban Nha và Anh. Sau đó, M. Hari đã nhận lời làm việc cho DGSE vì lợi thế hoạt động giữa trung tâm Paris, tiếp xúc với nhiều nhân vật có thể cung cấp những nguồn tin quý giá.

Đầu năm 1917, người Pháp tình cờ bắt được một bản mật mã đánh đi từ Sứ quán Đức tại Madrid (Tây Ban Nha), qua đó cho thấy tình báo Đức đang cài cắm nữ điệp viên lợi hại mang bí số H-21 "nằm vùng" ở Paris. Đúng vào thời điểm quân Đức tấn công Paris sau khi đã tiến chiếm hải cảng trọng yếu Bordeaux, DGSE xác định H-21 chính là M. Hari, đồng thời quy kết bà đã nhận 20.000 frăng từ viên lãnh sự kiêm trùm tình báo Đức Karl Kramer tại Paris để trở thành gián điệp nhị trùng, trong khi nạn nhân lý giải rằng đó là món tiền bồi thường chiếc áo khoác lông thú bà bị tịch thu ở Berlin trước đó.

Ngày 25/7/1917, M. Hari chính thức bị Tòa án quân sự Paris quy tội "lừa đảo Nhà nước Pháp" qua hoạt động gián điệp 2 mang, để rồi gần 3 tháng sau nữ điệp viên 41 tuổi này bị hành quyết trong cánh rừng Vincennes phía đông Paris. Bà yêu cầu không bị bịt mắt cùng lời nói sau cùng: "Tôi muốn nhìn vào mắt những người xử bắn tôi. Tôi tự hào về quá khứ của mình. Tôi không bao giờ là gián điệp mà chỉ thuần túy là Mata Hari...".

Cảnh hành quyết Mata Hari trong cánh rừng Vincenes.

Theo học giả P. Shipman, cũng là tác giả của đầu sách có tựa đề "Người phụ nữ xấu xa hay là tiểu sử của Mata Hari", do Nhà xuất bản W & N ở London ấn hành năm 2007, thì M. Hari chưa bao giờ là một điệp viên nhị trùng, nhưng đã được sử dụng như một "vật tế thần" hòng che giấu những thất bại của quân Pháp trên chiến trường. Thông tin này P. Shipman tìm thấy khi được phép tiếp cận các tài liệu thuộc Cục Lưu trữ quốc gia, còn theo luật định thì hồ sơ tư pháp liên quan đến các cáo buộc về "gián điệp hai mang" Mata Hari chỉ được giải mật đúng một thế kỷ sau, nghĩa là vào giữa năm 2017 sự thật về nữ điệp viên huyền thoại mới được làm sáng tỏ

Kim Dung (theo Tuyệt mật)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文