Mối quan hệ khăng khít giữa CIA và Hollywood

15:45 21/06/2012

Mối quan hệ khăng khít giữa Hollywood, quân đội và đặc biệt là cộng đồng tình báo Mỹ đã tồn tại từ lâu đời. Thậm chí, từ thập niên 20 thế kỷ trước, quân đội Mỹ đã sử dụng phim ảnh để quảng bá tuyển quân; và Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) còn đưa một số tình tiết phim lên trang web của cơ quan. Mới đây nhất là câu chuyện Hollywood hợp tác chặt chẽ với Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng và CIA để làm bộ phim về cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Vừa qua, một số nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa tỏ ra giận dữ khi các báo cáo liên bang tiết lộ vụ việc vào năm 2011 Nhà Trắng, CIA và Lầu Năm Góc cung cấp thông tin về cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden cho nữ đạo diễn Kathryn Bigelow và tác giả kịch bản Mark Boal ở Hollywood để thực hiện bộ phim "Zero Dark Thirty" (trước đó được đặt tên là "Kill Bin Laden"). Nghị sĩ Peter T. King, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện, chỉ trích đây là sự hợp tác chưa từng có, mật thiết quá đáng và có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Trong khi đó, tổng thanh tra Lầu Năm Góc đang tiến hành điều tra xem có thông tin mật nào bị tiết lộ hay không.

Thật ra, trong quá khứ, các nhà làm phim Hollywood đã bắt tay với quân đội và điệp viên CIA. Thậm chí Lầu Năm Góc và CIA còn kín đáo tác động đến kịch bản phim nhằm đánh bóng hình ảnh của họ trên màn ảnh.

Trong quá trình làm phim "Chiến hạm" (mới được phát hành), đạo diễn Peter Berg được phép sử dụng tàu chiến và thậm chí sĩ quan Ray Mabus được chọn đóng một vai xuất hiện chớp nhoáng trong phim. Và để chuẩn bị cho bộ phim "Kẻ sống sót cô độc", sắp tới, đạo diễn Peter Berg tiếp tục hợp tác với đơn vị biệt kích SEAL của Hải quân Mỹ ở miền Tây Iraq.

Nhà làm phim Lionel Chetwynd cũng được phép gặp Tổng thống George W. Bush trong vòng 1 giờ để bàn luận về nội dung phim "DC 11-9: Thời khắc khủng hoảng" - bộ phim hoàn thành vào năm 2003 dựa trên những sự việc có thật về phản ứng của Nhà Trắng đối với cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Trong một tiết lộ khác, hơn 250 trang e-mail của CIA và Lầu Năm Góc cho thấy các quan chức an ninh quốc gia đã có sự hợp tác kín đáo với đạo diễn Kathryn Bigelow và tác giả kịch bản Mark Boal để thực hiện một bộ phim giật gân trong đó mô tả hình ảnh Tổng thống Obama theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các nhà làm phim Hollywood nhận được tài liệu mật.

Trong khi đó, David Robb - tác giả cuốn sách "Chiến dịch Hollywood: Lầu Năm Góc định hướng và kiểm duyệt phim ảnh như thế nào?" - lại cho thấy một vấn đề khác, đó là các nhà làm phim Hollywood phải chấp nhận trở thành công cụ của chính quyền nếu muốn có được sự hợp tác từ quân đội và cộng đồng tình báo.

 Mối quan hệ "cộng sinh" giữa quân đội Mỹ và Hollywood đã hình thành từ thập niên 20 thế kỷ trước. Thời gian đó, Lầu Năm Góc thường xuyên cung cấp sự hỗ trợ về tàu chiến, máy bay ném bom cũng như chuyên gia kỹ thuật cho Hollywood nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh và tuyển quân. Nhưng chỉ đến năm 1996, CIA mới bắt đầu có mối liên kết với giới điện ảnh Mỹ. Lúc đó Chiến tranh lạnh đã kết thúc, còn CIA đang cố tìm kiếm ngân sách hoạt động cho cơ quan từ Quốc hội Mỹ.

Sự thật cho thấy, Hollywood có sứ mạng xóa bỏ hình ảnh tiêu cực về CIA, tức là không được coi cơ quan này như một tổ chức kém cỏi, độc ác hay đầy rẫy những nhân viên hung bạo. Bill Harlow, Trưởng phòng Quan hệ công chúng của CIA từ năm 1997 đến 2004, cho biết đó là ưu tiên hàng đầu để tình báo Mỹ hợp tác làm phim với Hollywood. Và một lý do khác cho sự hợp tác này là người dân Mỹ chịu ảnh hưởng từ phim ảnh nhiều hơn báo chí - khu vực truyền thông thường gán cho CIA hình ảnh tiêu cực và xấu xa, theo Bill Harlow.

Theo người phát ngôn Todd Ebitz của CIA, hiện nay cơ quan tình báo này thường đưa lên trang web của mình nhiều nội dung phim liên quan đến tình báo, và "trong một số trường hợp, chúng tôi sắp xếp những cuộc viếng thăm đến cơ quan để tham dự những cuộc họp không được coi là mật, song hiếm khi cho phép quay phim bên trong trụ sở, mà nếu có cũng phải tuân theo một số quy định hết sức nghiêm ngặt".

Ví dụ vào năm 1999, lần đầu tiên CIA cho phép các đạo diễn bộ phim "Bên cạnh những điệp viên" quay một số cảnh tại trụ sở của CIA. Lúc đó, khoảng 50 nhân viên CIA tham gia đóng phim và hàng trăm người chen chúc nhau trong buổi trình chiếu bộ phim tại trụ sở cơ quan.
Nữ đạo diễn Kathryn Bigelow đang làm phim "Zero Dark Thirty" tại Pakistan.

Năm 2001, CIA một lần nữa cho phép đoàn làm phim của Hãng CBS quay cảnh bên trong trụ sở khi thực hiện bộ phim truyền hình "Cục tình báo". CIA thậm chí dự định mở tiệc chiêu đãi trước khi bộ phim được trình chiếu, song kế hoạch bị hủy bỏ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Năm 2003, các đạo diễn phim "Tân binh" cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ CIA để thực hiện bộ phim.

Tricia Jenkins - nữ tác giả cuốn sách "CIA ở Hollywood", tác phẩm đầu tiên có sự đánh giá nghiêm túc về những nỗ lực của CIA nhằm gây ảnh hưởng đến thế giới giải trí - cho biết, CIA đã có sự ảnh hưởng đến nội dung phim điện ảnh trong hơn 15 năm. Theo Jenkins, sau vụ khủng bố 11/9 CIA càng gắn bó hơn nữa với thế giới điện ảnh Hollywood với mong muốn người dân Mỹ nên coi cơ quan tình báo Mỹ là tổ chức có năng lực cao, hoạt động hiệu quả và sẵn sàng chia sẻ thông tin tình báo với đồng minh. 

Trở lại bộ phim tái hiện chiến dịch đột kích của biệt kích Hải quân Mỹ SEAL Team 6 tiêu diệt Osama bin Laden tại khu nhà ở Abbottabad, Pakistan vào tháng 5/2011, nghị sĩ Peter T. King tuyên bố có những chứng cứ cho thấy Kathryn Bigelow và Mark Boal được Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép tiếp xúc với quan chức của SEAL Team 6, đồng thời họ có ít nhất hai cơ hội gặp quan chức Nhà Trắng để bàn luận về bộ phim. Thậm chí các e-mail của CIA cũng tiết lộ vụ việc Bigelow và Boal được phép bước vào căn phòng họp bàn chiến dịch đột kích bí mật tiêu diệt trùm khủng bố của CIA. Nhưng người phát ngôn Preston Golson của CIA đã bác bỏ điều này.

George Little, phụ trách báo chí của Lầu Năm Góc, cũng phủ nhận sự hợp tác giữa Lầu Năm Góc và cặp đôi Bigelow - Boal nhằm mục đích tạo cơ hội thắng cử cho Barack Obama trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Ông ta còn nói rằng bộ phim chỉ được công chiếu sau cuộc bầu cử. Còn Hãng phim Sony Pictures khẳng định bộ phim của Bigelow - Boal sẽ được chiếu vào ngày 19/12/2012. Hiện thời, Nhà Trắng không có lời bình luận trực tiếp nào quanh bộ phim về cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden - "Zero Dark Thirty"

Trần Phong (tổng hợp)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文